5. Kết cấu luận văn
3.2.8. Tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
cán bộ
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong bảo đảm an toàn tín dụng nói riêng và đến an toàn hoạt động Ngân hàng nói chung. Trước hết phải khẳng định rằng người thực hiện tất cả các giải pháp nêu trên để bảo đảm an toàn rủi ro tín dụng cho Ngân hàng không ai khác chính là các cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá nói chung. Nói cách khác, những giải pháp nêu trên không thể trở thành hiện thực nếu không có yếu tố con người.
Hiện nay, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá đang có một đội ngũ cán bộ có chất lượng tương đối cao: 75% tổng số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Nhiều cán bộ của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá đang tham gia các khoá đào tạo chuyên môn, học thêm văn bằng hai về ngoại ngữ, vi tính, luật. Đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của NHNo Thanh Hoá trong một tương lai không xa. Vì thế, NHNo Thanh Hoá cũng cần không ngừng có những biện pháp trau dồi, bổ sung kiến thức cho nhân viên và có những chính sách đãi ngộ phù hợp. Cụ thể:
- Cử cán bộ đi học các khoá đào tạo do Trung tâm đào tạo của ngân hàng, các trường đại học, các trung tâm đào tạo lớn có uy tín tổ chức.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về chế độ kinh tế mới, các phương pháp và kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, phân tích hoạt
động kinh doanh, các kiến thức pháp lý trong quan hệ kinh tế như dân sự, hình sự đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu.
- Thường xuyên có các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên môn để có thể phổ biến các chế độ, thể lệ của các ngành liên quan, của ngân hàng. Gắn lý luận chung vào thực tiễn để cán bộ tín dụng có thể vận dụng khi thẩm định, giải quyết cho vay. Từng chi nhánh, phòng giao dịch thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi về chuyên môn, các tình huống thực tế gặp phải để cùng nhau đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng nâng cao được các kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm thực tế.
- Với các lớp học, chương trình tập huấn nghiệp vụ có chỉ tiêu do Ngân hàng Nhà nước, các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước tổ chức, cần ưu tiên tuyển chọn những cán bộ đã được trang bị hoặc đã có tích luỹ kiến thức cơ bản, có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về công tác tại cơ quan. Có như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ mới mang lại kết quả thiết thực và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.
Kết hợp việc đào tạo tập trung với đào tạo tại chỗ. Nên có sự bổ sung xen kẽ những cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm với những cán bộ tín dụng mới được đào tạo cơ bản để người đi trước truyền kinh nghiệm cho người đi sau. Bản thân các cán bộ cũng phải thường xuyên tự nâng cao kiến thức cho mình thông qua việc nghiên cứu sách báo, tài liệu có liên quan.
Các cán bộ tín dụng cần phải được chuyên môn hoá thành từng bộ phận khác nhau để tăng thêm khả năng tập trung quản lý danh mục tín dụng của mỗi cán bộ.
Bên cạnh công tác đào tạo, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá cũng phải tạo ra môi trường làm việc có tính cạnh tranh lành mạnh vừa thân thiện, quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi để tạo ra động lực nhằm tăng thêm
tinh thần lầm việc và trách nhiệm cũng như sự năng động sáng tạo của mỗi người, có quy định rõ ràng về chế độ thưởng phạt cán bộ. Những cán bộ thực hiện được nhiều món vay an toàn, hiệu quả. Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá nên có chế độ khen thưởng kịp thời. Ngược lại đối với những cán bộ vi phạm quy trình nghiệp vụ tín dụng, làm trái với chính sách tín dụng của Ngân hàng thì nên có biện pháp xử lý nghiêm minh.
Hiện nay, Ngân hàng đang dần tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác TD:
- Cán bộ TD phải có năng lực chuyên môn, được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trường, pháp luật, chuyên môn hoá trong thẩm định từng ngành, nghề và từng đối tượng khách hàng.
- Cần kiên quyết loại bỏ các cán bộ yếu về tư cách đạo đức, không trung thực và thuyên chuyển cán bộ tín dụng sang bộ phận công tác khác nếu thiếu kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.
Như vậy, việc tập trung vào công tác cán bộ, đào tạo là hết sức cần thiết, đúng như phương châm của Ngân hàng coi con người là nhân tố quyết định cho mọi thành công.