5. Kết cấu luận văn
1.2. Bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn tín dụng của NHTM
Trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, ngân hàng đóng vai trò vừa là người nhận tiền gửi và cũng là người cho vay hay với tư cách là người kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ đương nhiên các ngân hàng phải quan tâm tới hiệu quả của đồng vốn cho vay. Nói cách khác, ngân hàng phải bảo đảm thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay và hoàn trả đầy đủ cả gốc, lãi cho người gửi tiền. Do đó, để bảo đảm an toàn tín dụng ta phải xét đến các yếu tố ảnh hưởng trong việc huy động vốn và cho vay.
1.2.3.1. Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế và xã hội khác tác động lên hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển làm cho hoạt động tín dụng sẽ thuận lợi hơn. Kinh tế phát triển ổn định khiến cho các luồng tài chính luân chuyển nhanh, hàng hoá tiêu thụ tốt và khả năng hoàn trả vốn của các doanh nghiệp được bảo đảm.
Thêm vào đó, mức thu nhập bình quân của người dân, tính ổn định của thu nhập kèm theo sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí cần thiết cho đời sống sinh hoạt sẽ tác động lớn đến lượng tiền nhàn rỗi tiết kiệm trong dân cư. Cùng với lòng tin vào sự ổn định của đồng tiền trong nước, sức hút từ việc gửi tiền sẽ tạo điều kiện gia tăng lớn nguồn tiền gửi vào ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng an toàn.
Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của địa phương cũng như mức độ phát triển của từng địa phương quy định quy mô và khối lượng đầu tư tín dụng của các NHTM. Nếu đầu tư khối lượng tín dụng vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với mức độ phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tín dụng.
Sự đồng bộ, đầy đủ các bộ luật, các quy định của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng. Hiện nay nước ta có khá nhiều bộ luật, việc vận dụng thực thi các bộ luật đã có như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng là một vấn đề có ảnh hưởng đến an toàn tín dụng.
Môi trường chính trị, xã hội không ổn định như xảy ra đình công, đấu tranh giữa các Đảng phái, chiến tranh... ảnh hưởng không chỉ riêng các doanh nghiệp mà cả hệ thống ngân hàng và do đó an toàn tín dụng khó được bảo đảm.
1.2.3.2. Khách hàng
a. Khách hàng trong khâu huy động vốn
Khách hàng của ngân hàng trong khâu huy động đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến chiến lược cho vay của một ngân hàng. Một ngân hàng có lượng khách hàng kinh doanh hiệu quả, gửi tiền nhiều là một ngân hàng có uy tín và có nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nguồn tiền gửi nhiều, ổn định sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có thể mở rộng cho vay, tìm kiếm những danh mục đầu tư sinh lời, an toàn.
Trong danh mục tiền gửi, tỷ lệ các nguồn tiền trong tổng nguồn huy động cũng rất quan trọng. Nếu tỷ lệ khách hàng gửi tiền không kỳ hạn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có nguồn vốn rẻ song yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải có một mức dự phòng cho thanh khoản lớn hơn để đáp ứng yêu cầu rút tiền gửi của khách hàng. Như vậy, nếu ngân hàng nào có lượng khách hàng gửi tiền không kỳ hạn nhiều thì ngân hàng đó sẽ có điều kiện hạ lãi suất đầu ra và cạnh tranh được với các ngân hàng khác trong việc tìm kiếm khách hàng.
Tuy nhiên, nếu ngân hàng có chiến lược huy động vốn và cơ cấu huy động vốn không hợp lý thì khi khách hàng rút tiền có thể làm cho ngân hàng mất cân đối và có thể dẫn đến phá sản.
b. Khách hàng trong khâu cho vay
Khách hàng phải có năng lực pháp lý, tư cách đạo đức, năng lực tài chính tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án, có tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Thứ nhất, Chúng ta xem xét đến năng lực pháp lý, tư cách đạo đức và năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. Đây là điều kiện đầu tiên và quyết định đến việc xác lập một khoản vay. Một khách hầng chưa đủ năng lực pháp lý, tư cách đạo đức cũng như yếu về năng lực tài chính thì chắc chắn sẽ mang lại rủi ro cho ngân hàng. Chưa đủ năng lực pháp lý sẽ dẫn đến việc vay mượn giữa hai bên không được pháp luật thừa nhận và việc thu hồi khoản vay sẽ rất khó khăn. Khách hàng yếu về tư cách đạo đức sẽ dẫn đến chây ỳ không trả nợ, rất khó và tốn nhiều chi phí cho ngân hàng trong việc xử lý khoản nợ. Tình hình tài chính của khách hàng bất ổn sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc theo dõi, giám sát khoản vay kể từ khi giải ngân đến khi thu hồi vốn vay. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mới có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng và đây được coi là điều kiện tối quan trọng để xem xét việc cho vay đối với một khách hàng.
Thứ hai, Chúng ta xem xét đến khía cạnh phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng phải khả thi và tỷ lệ vốn tham gia của khách hàng vào phương án. Khi khách hàng đã xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì bản thân khách hàng cũng thấy được đường hướng công việc của mình và nó sẽ càng bảo đảm an toàn hơn cả cho khách hàng khi được ngân hàng đánh giá, tư vấn. Phương án sản xuất kinh doanh khả thi là phương án phải mang tính thị trường không trái pháp luật, có khả năng được cung cấp đầu vào và đầu ra và có hiệu quả kinh tế. Phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả bảo đảm vững chắc nguồn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, điều kiện phương án sản xuất kinh doanh khả thi còn phải gắn trách nhiệm của ngân hàng là việc cấp tín dụng phải đủ và đúng vào phương án đồng thời quản lý tốt nguồn thu từ phương án để có thể hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi. Tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án càng cao thể hiện năng lực tài chính của khách hàng càng tốt, phương án càng ít rủi ro.
Thứ ba, Đó là điều kiện khách hàng phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay thông qua hình thức thế chấp, cầm cố tài sản hoặc được bảo lãnh từ bên thứ ba.
Như chúng ta đều biết, hoạt động kinh doanh của khách hàng gắn liền với việc sở hữu một khối lượng tài sản nhất định, quyền sở hữu tài sản biểu hiện ở khả năng pháp lý của khách hàng được chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản đó. Giá trị tài sản, chất lượng tài sản nhất định, quyền sở hữu tài sản biểu hiện ở khả năng pháp lý của khách hàng được chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản đó. Giá trị tài sản, chất lượng và cơ cấu tài sản mà khách hàng sở hữu quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, đo lường năng lực tài chính và quyết định khối lượng tín dụng cần cung cấp. Quyền sở hữu tài sản gắn liền với năng lực của khách hàng và khả năng sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện biện pháp bảo đảm tín dụng.
Quan hệ tín dụng thường đưa ra đòi hỏi có tài sản bảo đảm thông qua hình thức thế chấp, cầm cố tài sản hoặc được bảo lãnh từ bên thứ ba. Mặc dù hiện tại không có quy định cụ thể, song điều kiện tối đa là khối lượng tín dụng chỉ bằng khoảng 70% giá trị của tài sản bảo đảm tuỳ từng chính sách tín dụng của mỗi NHTM.
Tuy nhiên, các NHTM rất quan tâm đến tính lỏng của tài sản bảo đảm và độ biến động giá trị, hao mòn của tài sản bảo đảm. Việc xem xét đánh giá tài sản bảo đảm cũng quyết định đến khối lượng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng và cũng là một bộ phận đánh giá bảo đảm an toàn tín dụng.
1.2.3.3. Ngân hàng
a. Tăng trưởng, ổn định nguồn vốn
Một ngân hàng có mức tăng trưởng khá sẽ tạo được niềm tin từ phía khách hàng, các ngân hàng khác và từ nền kinh tế. Đây là điều kiện tốt cho ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi, mở rộng cho vay tìm kiếm khách hàng tốt, ổn định nguồn vốn.
Nguồn vốn luôn ổn định với việc cân đối đầu vào và đầu ra hợp lý sẽ giúp ngân hàng có điều kiện hoạch định các chính sách tín dụng với yêu cầu phát triển.
b. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý tín dụng
Tổ chức bộ máy và quy trình tín dụng là điều kiện rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn tín dụng xét từ góc độ ngân hàng. Nếu không tổ chức bộ máy hoạt động, quy trình hợp lý, thuận tiện, đầy đủ và bảo đảm giám sát chặt chẽ cũng như việc xây dựng chiến lược, chính sách không phù hợp thì chắc chắn ngân hàng sẽ gặp không ít rủi ro từ hoạt động tín dụng.
Tổ chức bộ máy và quy trình tín dụng sẽ quy định quyền hạn, trách
trong suốt quá trình thực hiện từ khâu thẩm định đến khi cần thiết lập quan hệ tín dụng thu hồi vốn tín dụng.
Tổ chức bộ máy và quản lý tín dụng chủ yếu gồm các yếu tố: Bộ máy quản lý, hệ thống thông tin, chiến lược, chính sách và quy trình quản lý tín dụng. Tuỳ theo mục tiêu, tầm nhìn và khả năng thực hiện mà mỗi ngân hàng có thể xác định chiến lược cụ thể hướng vào ưu tiên cho từng loại khách hàng, từng loại ngành nghề, từng loại sản phẩm tín dụng riêng đặc trưng cho thị trường mục tiêu của mình. Xây dựng được chính sách, chiến lược tín dụng từ những nghiên cứu cơ bản về thị trường để có thể ưu tiên tài trợ cho nhóm khách hàng nào? ngành nghề nào?... sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động trong việc cung cấp sản phẩm tín dụng với yêu cầu sinh lời cao nhất mà vẫn bảo đảm điều kiện an toàn tín dụng.
c. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng bao gồm: hệ thống thông tin (kinh tế - xã hội, thông tin nội bộ), hệ thống hỗ trợ (trụ sở, các chi nhánh, mạng lưới ngân hàng) và các điều kiện vật chất khác. Một ngân hàng có trang thiết bị tốt sẽ tạo nên một hình ảnh tin cậy đối với khách hàng gửi tiền và sẽ tạo điều kiện tốt cho cán bộ tín dụng có đầy đủ thông tin, các hỗ trợ khác để có thể ra quyết định, giám sát và thu hồi các khoản vay.
d. Trình độ của cán bộ tín dụng
Con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Do đặc thù của hoạt động tín dụng có liên quan đến mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế nên trình độ cán bộ tín dụng phải được hiểu là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ hiểu biết về chính trị, kinh tế - xã hội.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được hiểu là trình độ nắm bắt chủ trương, chính sách của Nhà nước, của bản thân ngân hàng, khả năng thẩm
định khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh để có thể thực hiện đúng và đủ để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng.
Trình độ hiểu biết về chính trị, kinh tế - xã hội là yêu cầu cần thiết của cán bộ tín dụng. Mọi thông tin liên quan đến ngành nghề, thị phần tín dụng. của ngân hàng đều phải được các cán bộ tín dụng nắm vững bởi đây cũng là một phần quyết định độ an toàn của khoản vay.
Do yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với phát triển hệ thống công nghệ thông tin nên ngoài các kiến thức đã được học tập, bồi dưỡng, nếu cán bộ tín dụng không liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật thông tin về chính trị, kinh tế, văn hoá để có thể nắm bắt được các phương tiện, công nghệ hiện đại thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng nói riêng cũng như hoạt động ngân hàng nói chung.
e. Chất lượng tín dụng
Chất lượng hoạt động tín dụng thể hiện tập trung ở sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựa chọn đồng thời bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của đất nước và bảo đảm sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.
Chất lượng tín dụng còn là việc coi trọng và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, quy chế đã đề ra từ khâu thẩm định, giải ngân, kiểm tra, kiểm soát tiền vay để có thể phát hiện và có biện pháp kịp thời để xử lý thu hồi vốn vay, tránh rủi ro cho ngân hàng.
Chính vì vậy, chất lượng tín dụng càng được nâng cao thì công tác bảo đảm an toàn tín dụng càng được thực hiện có hiệu quả hơn.