Thay đổi cơ cấu khối tín dụng để tăng cường quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu 124 đảm bảo an toàn tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 95)

5. Kết cấu luận văn

3.2.6. Thay đổi cơ cấu khối tín dụng để tăng cường quản lý rủi ro

Với nhiệm vụ đặt ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo là kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, không để phát sinh thêm nợ xấu, tích cực thu hồi nợ xấu từ những năm trước thì việc tăng cường quản lý rủi ro tín dụng được coi là rất cần thiết.

Ngân hàng cần nghiên cứu, thay đổi cơ cấu khối tín dụng theo hướng tách khối tín dụng thành ba khối: Khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro, khối hỗ trợ:

- Khối kinh doanh: sẽ thực hiện các khâu từ tiếp thị khách hàng, tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn hồ sơ khách hàng, thẩm định khách hàng, phương án cho vay và làm tờ trình đề xuất cho vay.

- Khối quản lý rủi ro: Thực hiện việc tái thẩm định các vấn đề cho vay của khối kinh doanh, đánh giá các rủi ro của các khoản vay, từ đó đưa ra các quyết định phê duyệt cho vay.

- Khối hỗ trợ: Thực hiện các khâu hoàn thiện thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập dữ liệu vào hệ thống, kiểm tra

hồ sơ giản ngân, thực hiện giải ngân cho khách hàng và thu hồi nợ.

Với việc chia công việc của cán bộ tín dụng như hiện nay cho ba bộ phận đảm nhận, Ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu: Tăng cường quản lý rủi ro, nâng cao tính chuyên môn hoá qua đó nâng cao chất lượng các công tác thẩm định. Bộ phận quản lý rủi ro sẽ đánh giá lại khách hàng một cách khách quan, đánh giá rủi ro và đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro. Bộ phận hỗ trợ sẽ thực hiện hoạt động tác nghiệp, giám sát việc giải ngân, đôn đốc, thu hồi nợ. Như vậy, sẽ nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cũng như nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng.

Hiện nay, mô hình trên được quy định theo hiệp ước Basel và được nhiều Ngân hàng trên thế giới áp dụng. Trong bối cảnh, các Ngân hàng Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền tài chính thế giới thì việc áp dụng các thông lệ quốc tế là rất cần thiết.

Trên cơ sở tiếp tục triển không hai tổ chức hoạt động Ngân hàng theo sơ đồ khối, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá cũng phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, học hỏi kinh nghiệm từ các Ngân hàng khác, lựa chọn thời điểm thích hợp để triển khai mô hình phân phối tín dụng. Có như vậy, Ngân hàng sẽ tăng cường hoạt động quản lý rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng cho vay đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu 124 đảm bảo an toàn tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w