Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1293 phát triển sản phẩm internet banking tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 56 - 61)

2.3.2.1 Những hạn chế

Tuy đạt được những kết quả quan trọng trên, nhưng thực tế cũng chỉ ra rằng việc phát triển các sản phẩm Internet Banking của Agribank cũng còn một số tồn tại:

Thứ nhất: Số lượng dịch vụ Internet Banking được triển khai những năm qua của Agribank tăng khá nhanh, nhưng chủ yếu vẫn chạy theo số lượng, chưa chú ý đúng mức tới việc tăng tính năng sử dụng của các sản phẩm dịch vụ. Hiện nay Agribank đã cung cấp tới 6 dịch vụ e-banking chính dành cho cả KH cá nhân và doanh nghiệp, tuy nhiên, chỉ mới có dịch vụ SMS để KH doanh nghiệp có thể vấn tin và kiểm tra thông tin, chứ chưa cung cấp ứng dụng để doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch tài chính trên internet. Đối với KH cá nhân thì hạn chế dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng, hạn chế việc đăng ký dịch vụ ở các Chi nhánh, khiến dịch vụ Internet Banking của Agribank chưa được đánh giá cao về chất lượng và do đó, cũng chưa phát triển mạnh trong thời gian qua. Điều này cho thấy một thực tế là cho dù hiện nay về cơ bản Agribank đã đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về các sản phẩm Internet Banking của KH, song chủ yếu các sản phẩm này chỉ phù hợp với các KH khu vực nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự tác động rất mạnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì nhu cầu của KH về các sản phẩm dịch vụ Internet Banking sẽ có sự thay đổi rất nhanh và do vậy, nếu như Agribank vẫn duy trì quan điểm chạy theo phát triển về số lượng sản phẩm dịch vụ mà không chú trọng đúng mức về tăng các tính năng sử dụng của chúng, thì sẽ khó đáp ứng được nhu cầu của KH và ngân hàng sẽ bị tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua tăng thị phần mảng dịch vụ Internet Banking, do các dịch vụ sẽ có xu hướng tăng tính tích hợp.

Thứ hai: Số lượng KH sử dụng dịch vụ Internet Banking của Agribank còn khiêm tốn, điều này cho thấy ngân hàng này chưa thực sự khai thác được những ưu thế của mình để phát triển mạnh dịch vụ Internet Banking - một lĩnh vực dịch vụ thực sự sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh của một định chế tài chính trên thị trường tài chính hiện đại.

Thứ ba: Tuy doanh thu từ dịch vụ Internet Banking có sự tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây, nhưng chủ yếu vẫn là thu từ dịch vụ thanh toán thẻ. Mặc dù Agribank rất chú trọng khâu phòng ngừa rủi ro phát sinh gắn với thanh toán thẻ thông qua hàng loạt các biện pháp tăng cường hiện đại hóa kỹ thuật công

nghệ cũng như phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế để ngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh, tuy vậy, sự tiến triển rất nhanh của công nghệ cũng khiến các thủ đoạn của tội phạm thẻ cũng diễn biến phức tạp, khiến cho công tác phòng ngừa tội phạm thẻ ngày càng khó khăn và phức tạp. Điều này khiến mức độ rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực dịch vụ Internet Banking của Agribank cũng diễn biến khá phức tạp với các vụ mất tiền trong thẻ ATM của KH thời gian qua.

2.3.2.2 Những nguyên nhân

Thứ nhất: Hạ tầng công nghệ ngân hàng còn nhiều hạn chế.

Công nghệ là nhân tố tác động trực tiếp đến dịch vụ Internet Banking, bởi các giao dịch dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao. Tuy vậy, nền tảng công nghệ thông tin của Agribank chưa phát triển mạnh như các NHTM khác, hệ thống trung tâm thanh toán cũng chưa xử lý điện tập trung hiệu quả, mà một phần nào đó vẫn tách biệt Chi nhánh, khiến việc triển khai các dịch vụ Internet Banking gặp rất nhiều khó khăn. Tại Agribank mặc dù đã có đến 6 dịch vụ e-Banking chính dành cho cả KH cá nhân và doanh nghiệp, tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ mới có dịch vụ SMS để vấn tin và kiểm tra thông tin, chứ chưa cung cấp ứng dụng để có thể thực hiện giao dịch tài chính trên internet, còn đối với KH cá nhân thì hạn chế dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng, hạn chế việc đăng ký dịch vụ ở các Chi nhánh, khiến dịch vụ Internet Banking của Agribank chưa được đánh giá cao về chất lượng và do đó, cũng chưa phát triển mạnh trong thời gian qua. dịch vụ Internet Banking đa dạng về hình thức, nhưng tính năng dịch vụ không được tích hợp trong 1 ứng dụng mà tách riêng, dẫn đến KH gặp khó khăn khi sử dụng và phải đăng ký nhiều dịch vụ một lúc.

Thứ hai: Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

Như đã chỉ ra thì để phát triển dịch vụ Internet Banking, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng được chất lượng chuyên môn tốt, tận tâm với công việc, tuân thủ tuyệt đối qui trình làm việc. Số người có kinh nghiệm nghề nghiệp (trên 5 năm trong nghề) là 30.188, chiếm trên 82,5% tổng số cán bộ/nhân viên trong ngân hàng,

số được đào tạo đạt trình độ Đại học trở lên là 31.701 người, tức là chiếm trên 86,7% là được đào tạo từ trình độ đại học trở lên, trong đó: (i) số được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính - ngân hàng là 20.448 người, tức là chỉ khoảng gần 56% số cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, (ii) số được đào tạo ở nước ngoài là 322 người, chiếm khoảng gần 0,9% tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng này. Các tư liệu phân tích trên đây cho thấy một thực tế là mặc dù đại bộ phận cán bộ/nhân viên của Agribank đã được đào tạo đạt trình độ cao, đa phần đã có kinh nghiệm và những kỹ năng nghề cần thiết để hoạt động, song số được đào tạo đúng chuyên ngành còn thấp, đa phần được đào tạo trong nước, số được đào tạo ở nước ngoài còn quá thấp, điều này sẽ có thể là lực cản trong quá trình hội nhập tài chính của ngân hàng này. Nếu xét riêng số cán bộ trực tiếp làm công việc liên quan đến mảng dịch vụ Internet Banking thì nhìn chung còn khá nhiều hạn chế, các kinh nghiệm, kỹ năng còn nhiều bất cập, đặc biệt là khả năng tổng hợp thông tin, năng lực dự báo thị trường, các kịch bản xử lý các tình huống rủi ro phát sinh trong thực tiễn liên quan đến dịch vụ Internet Banking... bởi hầu hết cán bộ của ngân hàng chưa được đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thứ ba: Năng lực tài chính còn bất cập.

Năng lực tài chính có tính quyết định trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của NHTM. Những năm qua, nhờ có sự quan tâm của Chính phủ nên nguồn vốn tự có của Agribank cũng từng bước được tăng cường, nhưng nhìn chung vẫn còn khá thấp. Cụ thể: Vốn tự có năm 2018 của ngân hàng chỉ đạt xấp xỉ 30.853 tỷ VND (khoảng trên 1,3 tỷ USD), tổng vốn chủ sở hữu chỉ xấp xỉ 48.529 tỷ VND (khoảng trên 2,1 tỷ USD) thấp hơn đáng kể một số NHTMCP Nhà nước khác và lại càng thấp hơn so với các NHTM trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ tư: Công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức

Agribank chưa chú trọng đến hoạt động giới thiệu quảng bá các sản phẩm Internet Banking. Những năm qua Agribank đã chú trọng công tác marketing nhằm đẩy mạnh triển khai các dịch vụ mới, trong đó đặc biệt chú trọng tiếp thị triển khai sản phẩm Internet Banking, nên kết quả đạt được tương đối khả quan, nhưng nhìn

một cách thực chất thì hoạt động marketing về các sản phẩm Internet Banking của Agribank còn khá phiến diện, chưa chú trọng đúng mức công tác nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, điều này tác động đáng kể khiến hiệu quả triển khai các sản phẩm Internet Banking chưa cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tiến hành phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển các sản phẩm Internet Banking của Agribank trong giai đoạn 2017-2019; Kết hợp kết quả khảo sát từ khách hàng về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm Internet Banking của Agribank, tác giả đã tổng kết những ưu điểm, các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động phát triển các sản phẩm Internet Banking tại Agribank. Nội dung của Chương 2 là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong Chương 3 tiếp theo của đề tài.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1 Định hướng và yêu cầu của Agribank về phát triển sản phẩm Internet Banking

3.1.1 Định hướng chung

Mục tiêu tổng quát trong hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 tập trung vào:

(i) Phát huy vị thế của một NHTM hàng đầu tại Việt Nam, thực sự trở thành một NHTM chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng khác đáp ứng nhu cầu về tài chính cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với các chính sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã được hoạch định;

(ii) Mở rộng hoạt động kinh doanh một cách an toàn, bền vững;

(iii) Từng bước áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại để qua đó triển khai và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân chúng ở các trung tâm kinh tế nông thôn và đô thị, qua đó, phát huy các lợi thế của ngân hàng là có mạng lưới chi nhánh bao trùm khắp cả nước;

(iv) Duy trì và nâng cao khả năng sinh lời trong kinh doanh thông qua việc đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, tăng cường chú trọng vấn đề an toàn kinh doanh, tiết giảm chi phí hoạt động thông qua sắp xếp và chấn chỉnh lại mạng lưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch;

(v) Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn hệ thống - coi đây là một trong những nhân tố có tính quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập ngân hàng, duy trì và nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng những năm tới.

Một phần của tài liệu 1293 phát triển sản phẩm internet banking tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 56 - 61)

w