các Ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của các ngân hàng nuớc ngoài ở các nuớc phát triển đã song hành với cuộc sống của nguời dân từ lâu khi đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về nhà ở, xe cộ, tiêu dùng, học tập ... nhung ở Việt Nam thì còn quá ít. Việt Nam có thuận lợi là dân số đông và mức thu nhập bình quân đầu nguời ngày càng cao thì đây là thịt truờng rất tiềm năng cho ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân.
Ngay trong bối cảnh có sự tham gia của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khối NHTM Việt Nam không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều ngân hàng xác định phát triển tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nước ngoài đã làm trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam để phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và phát triển tín dụng nói riêng như sau:
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân.
- Các NHTM cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản, thị trường ô tô, ..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động.
- Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để tư vấn hồ sơ khách hàng một cách kỹ lưỡng và nhaỵ bén.
- Các NHTM tuỳ theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn đáp ứng
cho hoạt động tín dụng cá nhân đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí). - Tại Việt Nam, dư nợ cho vay mua bất động sản chiểm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân mà thời hạn vay mua bất động sản thường là trung và dài hạn. Vì vậy các NHTM không nên vì mục tiêu lợi nhuận mà sự dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay nhiều trong lĩnh vực bất động sản một cách bất hợp lý nhằm tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản một khi thị trường tài chính hay thị trường bất động sản bị biến động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ sở cơ bản về tín dụng khách hàng cá nhân tại các NHTM. Trong đó đề cập khái niệm, via trò của tín dụng khách hàng cá nhân đối với nền kinh tế - xã hội, đối với NHTM và đối với khách hàng, các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng. Chương 1 cũng nêu lên các nhân tố cần thiết để phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân như: môi trường kinh tế - xã hội; năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước.
Ngoài ra chương 1 còn nêu những thành công trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được tại thị trường Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM VIệt Nam nói chung và PVcomBank nói riêng trong việc phát triển tín dụng khách hàng cá nhân, vốn là một phần của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI
Trên nền tảng cơ sở lý luận từ chương 1, chương 2 đi vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian gần đây nhằm tạo cơ sở để đưa ra một số giải pháp cụ thể trong chương sau.
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI