Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

Một phần của tài liệu 1314 phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NHTM CP đại chúng VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 114)

3.3.3.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức của khối Ngân hàng Bán lẻ theo định hướng của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

Chi nhánh đuợc xác định là mạng luới kinh doanh quan trọng, quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của PVcomBank. Với mô hình hiện nay, một cán bộ quản lý khách hàng làm công tác tín dụng tại các chi nhánh chịu

trách nhiệm toàn bộ các công việc trong một quy trình với một khoản vay (từ khâu tìm kiếm khách hàng, đề xuất cho vay, thu hồi nợ, phát mại tài sản, chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng). Do vậy không thể dành nhiều thời gian cho công tác phát triển khách hàng. Hơn thế nữa, bên cạnh việc thực hiện chỉ tiêu tín dụng, cán bộ tín dụng còn chịu áp lực đối với tất cả các chỉ tiêu kinh doanh ngân hàng bán lẻ khác nhu thẻ ATM, sản phẩm tiết kiệm, Internetbanking.Việc “ôm đồm” quá nhiều công việc dẫn tới hiệu quả kinh doanh tín dụng cá nhân của cán bộ chua cao.

Để có thể nâng cao đuợc hiệu quả của một cán bộ khách hàng, PVcomBank Hà Nội cần khẩn truơng triển khai mô hình tổ chức của khối kinh doanh bán lẻ theo định huớng của PVcomBank.

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức định hướng của Phòng khách hàng cá nhân Theo mô hình định huớng của phòng Khách hàng cá nhân: Tách bạch Tổ tín dụng trong phòng Khách hàng cá nhân. Tổ tín dụng chỉ phải chịu chỉ tiêu liên quan tới công tác tín dụng mà không phải chịu các chỉ tiêu ngân hàng bán lẻ khác. Trong Tổ tín dụng, cần tách thành 02 nhóm là nhóm bán hàng và nhóm hỗ trợ tín dụng.

Trong đó, nhóm bán hàng chỉ thực hiện khâu thẩm định khách hàng và viết báo cáo đề xuất tín dụng. Sau đó chuyển nhóm hỗ trợ tín dụng thực hiện các khâu còn lại, từ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm và giải ngân, thu hồi nợ vay.

3.3.3.2. Phát triển các sản phẩm tín dụng cá nhân

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) muốn khẳng định vị thế và chỗ đứng trên thị trường thì cần phải thường xuyên cập nhật nhu cầu và những thay đổi trên thị trường. Trên cơ sở đó, các NHTM xây dựng các sản phẩm tín dụng bán lẻ đa dạng, phong phú, thu hút được khách hàng. Các sản phẩm cần được xây dựng để phù hợp với nhiều loại đối tượng khác nhau. Khi nghiên cứu chiến lược phát triển các sản phẩm, các ngân hàng nên tham khảo ý kiến từ việc thăm dò ý kiến khách hàng, ý kiến của người dân, cán bộ, nhân viên ngân hàng, chuyên gia kinh tế và giảng viên giảng dạy trong ngành tài chính, ngân hang.

Chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng cần được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Dựa trên các sản phẩm tín dụng bán lẻ của các đối thủ cạnh tranh, ngân hàng nên xây dựng cho mình các sản phẩm có những ưu điểm nổi trội để thu hút được khách hàng.

Điều quan trọng nữa là các ngân hàng thương mại nên tập trung phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ hướng tới những đối tượng khách hàng có tiềm năng, có thu nhập tốt, có năng lực và có công việc ổn định, ví dụ như đối tượng khách hàng cá nhân là các cán bộ công chức, công nhân viên của các tổ chức, các công ty lớn. Các sản phẩm hướng tới các khách hàng có chất lượng cao sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Hiện nhu cầu của nhiều khách hàng cá nhân đang tăng mạnh về vấn đề mua chung cư, mua sắm xe ô tô, đầu tư kinh doanh. Do đó, các NHTM nên nghiên cứu các sản phẩm tín dụng hỗ trợ cho vay với mức lãi suất ưu đãi mua chung cư, mua ô tô, đầu tư. phù hợp, thuận tiện với các đối tượng khách hàng.

Trong quá trình phát triển sản phẩm từ khi nghiên cứu sản phẩm để khi ban hành và đi vào thực hiện cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. Nếu sản phẩm

nào không hiệu quả thì thu hồi và lại nghiên cứu, triển khai chuơng trình sản phẩm mới thích hợp hơn. Cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng của từng cán bộ, nhân viên ngân hàng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, thực hiện và phát triển các chuông trình sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng.

Các chuơng trình mới đều cần phải có thời gian thử nghiệm. Trong quá trình áp dụng nên chăm sóc khách hàng chu đáo, tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của khách hàng về gói sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng mà khách hàng đang sử dụng. Từ đó, có những điều chỉnh hợp lý hay có huớng để phát triển các sản phẩm tốt hơn.

Các ngân hàng cần luu ý mở rộng tín dụng bán lẻ đi đôi với kiểm soát chất luợng, đảm bảo an toàn vốn. Triển khai thực hiện tốt các chuơng trình cho vay, gói uu đãi lãi suất đối với khách hàng, củng cố và mở rộng cấp tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ liên kết. Đồng thời, các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, giữ ổn định khách hàng hiện có, chọn lọc khách hàng, khảo sát nhu cầu, xác định du địa tăng truởng cụ thể để mở rộng tăng truởng tín dụng có hiệu quả đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, giữ vững thị phần cho vay.

Hoàn thiện sản phẩm cho vay hiện có và phát triển sản phẩm mới

-Hoàn thiện sản phẩm: Hiện nay, hệ thống các sản phẩm dịch vụ của các

NHTM là tuơng đối giống nhau về mặt số luợng. Vì vậy, để tạo ra lợi thế cạnh tranh, mỗi NHTM cần tạo ra những điểm mạnh riêng của sản phẩm. Đối với sản phẩm tín dụng cá nhân, BIDV cần nghiên cứu bổ sung thêm những tiện ích gia tăng cho sản phẩm nhu lãi suất, thời hạn, phuơng thức cho vay, đặc biệt là việc cho vay hoàn tiền mua nhà đối với nhà dự án.

-Công tác phát triển sản phẩm mới: nghiên cứu thị truờng một cách

nghiêm túc và chi tiết, xây dựng những gói sản phẩm mới với nhiều uu đãi thiết thực cho khách hàng nhằm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm. Tham khảo các sản phẩm, lãi suất áp dụng và hình thức uu đãi của các ngân hàng bạn, đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm PVcomBank. PVcomBank cũng cần đua ra các gói tín dụng cá nhân gối đầu để quá trình triển khai sản phẩm của các chi nhánh không bị ngắt quãng.

3.3.3.3. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng trong hoạt động tín dụng cá nhân

Xây dựng, cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục giao dịch, thân thiện với khách hàng và đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Áp dụng chính sách giá cạnh tranh nhằm thu hút và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả về lợi nhuận, PVcomBank phải có quy định giới hạn số tiền vay tối thiểu, đồng thời có chính sách giảm lãi suất đối với những khoản vay lớn và khách hàng có quan hệ lâu dài, sử dụng nhiều sản phẩm của PVcomBank.

3.3.3.4. Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng Khách hàng cá nhân

Hiện tại, việc thẩm định và đánh giá khách hàng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng. PVcomBank chưa xây dựng được hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm bớt rủi ro, giúp cho việc ra quyết định cho vay nhanh chóng và chính xác.

Hệ thống tính điểm cho khách hàng cá nhân cần được xây dựng căn cứ vào hệ thống thông tin về khách hàng như mức thu nhập, ngành nghề, trình độ học vấn, mức độ chi tiêu, sự ổn định về việc làm và nơi cư trú, số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng, độ tính nhiệm của khách hàng qua các giao dịch trước đó. Xây dựng chương trình xác định mức lợi nhuận của từng phân đoạn khách hàng, từng loại hình dịch vụ để có các định hướng phát triển và chính sách khách hàng phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu chuơng 3, luận văn đã trình bày những định huớng mục tiêu hoạt động của PVcomBank và định huớng mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân tại PVcomBank Hà Nội trong những năm tới và xác định rõ định huớng mở rộng tín dụng cá nhân là một trong những định huớng phát triển quan trọng. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các chuơng truớc, tác giả đã đua ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại PVcomBank Hà Nội, đồng thời có đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nuớc và PVcomBank để hỗ trợ mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân tại Việt Nam nói chung và tại PVcomBank Hà Nội nói riêng.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những kết quả này đãđóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống người dân, kích thích hoạt động sản xuất xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam nói riêng đã không ngừng phát triển, đổi mới các sản phẩm tín dụng cá nhân sao cho phù hợp hơn với thực tế nhu cầu của khách hàng. Bằng những cố gắng của mình PVcomBank Hà Nội đã thực sự trở thành người hỗ trợ đắc lực cho các cá nhân và hộ kinh doanh trong nước góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu dùng, đầu tư, sản xuất của nước nhà. Tuy vậy hoạt động tín dụng cá nhân lại là hoạt động ẩn chứa nhiều sự rủi ro, mặc dù đã rất nỗ lực để nâng cao hiệu quả và phòng tránh rủi ro những những nguy cơ này luôn tiềm ẩn với Ngân hàng.

Luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu, cho ta thấy một cách rõ nhất về xu hướng vận động và phát triển của hoạt động tín dụng cá nhân ở các ngân hàng thương mại. Tiếp đó, luận văn đã tìm hiểu thực trạng trong hoạt động tín dụng cá nhân tại PVcomBank Hà Nội, đưa ra những tồn tại, nguyên nhân gây ra những hạn chế đó, và đã đưa ra một số những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Mong rằng những ý kiến trong luận văn thạc sĩ sẽ góp một phần nhỏ vào việc mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và PVcomBank Hà Nội nói riêng.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng còn hạn chế và tính chất phức tạp, luôn luôn đổi mới, cập nhật thông tin của lĩnh vực nghi ên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự tham gia, góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài để tác giả tiếp tục chỉnh sửa, ho àn thiện hơn đề tài nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

2. Quốc hội (2014), Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014.

3. Quốc hội (2014), Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN của ngày 31/12/2001.

5. Chính phủ (2010), Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010.

6. NHNN (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

7. NHNN (2013), Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013

8. Bộ xây dựng (2013), Thông tư 07/2013/TT-BXD ngày 15/05/2013.

VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

9. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2016), Quy trình cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, Hà Nội.

10. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2018), Cho vay hỗ trợ nhu cầu bất động sản dành cho khách hàng cá nhân, Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2018), Cho vay mua xe ô tô mới dành cho khách hàng cá nhân, Hà Nội.

12. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2018), Cho vay mua xe ô tô mới dành cho khách hàng cá nhân, Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2015), Quy định cho vay dành cho khách hàng cá nhân, Hà Nội.

SÁCH THAM KHẢO

14. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

15. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2014), Tín dụng Ngân hàng, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

16. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Tín Dụng Ngân Hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

17. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

18. Nguyễn Đăng Dờn (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

19. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống Kê, Hà Nội

20. Nguyễn Văn Luân (2007), Các nguyên lý Tiền tệ ngân hàng và Tiền tệ tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Lê Văn Tề (2004), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

22. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng - Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê,

Hà Nội.

BÁO CÁO

23. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, Hà Nội.

24. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2020), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019, Hà Nội.

25. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2020), Số liệu thống kê của năm 2017-2019, Hà Nội.

26. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2020),

Một phần của tài liệu 1314 phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NHTM CP đại chúng VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w