Khuyến nghị với các bên liên quan khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 136 - 139)

Mặc dù chủ ý của luận án là đứng trên góc nhìn của KTV để tìm ra mối quan hệ

giữa các nhân tố với ý kiến kiểm toán, tuy nhiên NCS cho rằng kết quả của luận án cũng có hữu ích với nhiều bên khác, do vậy, luận án bổ sung phần khuyến nghị với các bên liên quan từ kết quả của luận án.

5.2.3.1 Đối với công ty được kiểm toán

giúp công ty được kiểm toán nhận được ý kiến kiểm toán tốt hợp. Bởi vì nghiên cứu dựa trên góc nhìn của KTV về các nhân tố ảnh hưởng thế nào đến ý kiến kiểm toán nên các đóng góp về mặt nghiên cứu cho công ty được kiểm toán trong trường hợp này là rất ý nghĩa.

Công ty được kiểm toán dựa vào kết quả luận án tìm ra cũng có thể giúp quản trị công ty tốt hơn. Bất kỳ một công ty niêm yết nào cũng đều muốn công ty của mình tốt hơn và nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Để làm được điều này:

(i)Công ty tập trung vào cải thiện ROE của công ty vì đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc KTV phát hành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. ROE càng cao thì xác suất nhận ý kiến kiểm toán toàn phần càng cao.

(ii)Bên cạnh ROE công ty cần lưu ý đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách gia tăng hiệu quả từ sử dụng tài sản cốđịnh để cải thiện chỉ số vòng quay tài sản cố định.

(iii)Với các công ty có tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh thì cần chú ý tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ tại các khâu mua bán hàng, hàng tồn kho… để đảm bảo bộ phận kế toán hạch toán là trung thực và hợp lý. Công ty cũng có thể tăng cường thiết kế các thủ tục kiểm soát nội tại các khâu liên quan đến hệ số vòng quay hàng tồn kho này như: bộ phận kho, bộ phận mua và bán hàng để đảm bảo kiểm soát

được rủi ro cho công ty từđó cũng giúp công ty nhận được ý kiến kiểm toán tốt hơn. (iv)Cải thiện tốc độ tăng trưởng. Các công ty tăng trưởng dương thường có xác suất nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn. Điều này cũng cho thấy, một công ty có tăng trưởng hiệu quả với xu hướng hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn thì sẽ nhiều khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

(v)Duy trì chỉ số nợ phù hợp vì đây là chỉ số có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Các công ty nên tập trung vào quản trị chỉ số nợ

khi có dấu hiệu tăng cao đểđảm bảo việc quản trị nợđược an toàn tài chính cũng như

quản trị cách trình bày và bằng chứng kiểm toán phù hợp để nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Nhìn chung, từ phía công ty chỉ với 02 mục tiêu: (1) đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày một tốt hơn cả ở tăng trưởng doanh thu lẫn cải thiện ROE, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định, chỉ số nợ… sẽ giúp công ty tăng xác suất nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần bởi vì khi công ty hoạt động

quá nhiều áp lực trong việc “chế tạo” số liệu để làm hài lòng cổ đông, ngân hàng hay bên thứ ba khác. Điều này dẫn đến báo cáo được lập bởi Ban Quản lý sẽ có xác suất phản ánh trung thực hợp lý cao hơn. (2) thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan ở

các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán sẽ giúp công ty quản trị rủi ro hiệu quả

hơn, từđó một mặt làm công ty hoạt động tốt hơn và mặt khác thì giúp KTV thu thập

được nhiều bằng chứng hơn và khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần theo đó sẽ tăng lên.

Mô hình đặc biệt có nhiều ý nghĩa với các loại hình công ty dịch vụ và không có nhiều ý nghĩa với các loại hình còn lại, do đó công ty được kiểm toán cần căn cứ

vào loại hình công ty để sử dụng kết quả nghiên cứu phù hợp hơn.

5.2.3.2 Đối với người sử dụng thông tin

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người sử dụng có thể dựa vào thông tin của các biến có ảnh hưởng là: ROE, ý kiến kiểm toán năm trước, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay TSCĐ, chỉ số nợ, tăng trưởng doanh thu, thay đổi KTV, quy mô công ty kiểm toán, độ trễ BCKiT để xác định xác suất một công ty nhận loại ý kiến kiểm toán tương ứng. Mô hình đặc biệt có nhiều ý nghĩa với các loại hình công ty dịch vụ và không có nhiều ý nghĩa với các loại hình còn lại, do đó người sử dụng cần căn cứ vào loại hình công ty để sử dụng kết quả nghiên cứu phù hợp hơn.

Mặc dù các lý thuyết ủng hộ cho tỷ lệ thành viên không điều hành có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán nhưng tại Việt Nam trong luận án này, NCS không tìm thấy bằng chứng có mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên không điều hành với ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên điều này cũng hàm ý việc các thành viên không điều hành hoạt

động chưa thực sự hiệu quả. Các công ty nếu muốn có sự tác động của các thành viên này vào hiệu quả công ty thì cần có các chính sách nội bộ phù hợp hơn.

5.2.3.3 Đối với các cơ quan nhà nước

Dựa vào kết quả nghiên cứu, NCS đề xuất các kiến nghị như sau:

(i)Các cơ quan kiểm soát chất lượng kiểm toán có thể tham khảo và xem xét nhân tố chuyển đổi KTV. Hiện tại quy định chỉ yêu cầu các công ty thay đổi KTV chính khác mà vẫn chấp nhận việc cho cùng một công ty kiểm toán cũ, tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc thay đổi KTV (thay đổi công ty kiểm toán) có mối quan hệ và ảnh hưởng khá mạnh đến ý kiến kiểm toán. Việc ban hành quy định thay đổi

mà còn giúp cho việc kiểm soát chéo giữa các công ty kiểm toán được tốt hơn.

(ii)Với các công ty có BCKiT ban hành sau 31/3 hàng năm, cần có sự kiểm soát chất lượng đặc biệt hơn và giải trình rõ ràng nếu đó là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần vì kết quả nghiên cứu đã chỉ ra độ trễ trong BCKiT có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Các cơ quan kiểm soát cũng có thể sử dụng mô hình để dự báo loại ý kiến kiểm toán để tăng cường công tác soát xét chất lượng tại các công ty kiểm toán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 136 - 139)