Báo cáo tài chính là bản ghi thông tin tài chính của một công ty trong kỳ kế
toán có thể được sử dụng để mô tả hoạt động của công ty. Theo Fung (2014), nếu không có các dữ liệu và thông tin cần thiết, rất khó để hiểu toàn bộ về tình trạng tài chính. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA) số 01 - Trình bày các BCTC có đề cập
đến BCTC thì BCTC phản ánh theo một thứ tự khoa học về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Mục đích của BCTC là cung cấp những thông tin về tình hình kinh doanh, về tình hình tài chính, về các luồng tiền của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng BCTC trong việc phục vụ ra các quyết định kinh tế. Và để đạt được mục đích này, BCTC sẽ
phải cung cấp các thông tin về vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, tài sản, thu nhập, chi phí, và các khoản lãi, lỗ hay khoản đóng góp bởi và phân phối cho chủ sở hữu, các luồng tiền. Tất cả các thông tin này trong cùng với các thông tin trình bày trên Bản thuyết minh BCTC sẽ giúp người sử dụng có thể dự báo được các luồng tiền trong tương lai,
đặc biệt là mức độ và thời điểm chắc chắn trong việc tạo ra các luồng tiền hay các khoản tương đương tiền.
Một bộ BCTC đầy đủ theo quy định bao gồm các báo cáo: (1) Báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kì báo cáo, (2) Báo cáo về kết quả
kinh doanh (thu nhập, chi phí) tổng hợp trong kì báo cáo, (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ , sự thay đổi của các dòng tiền, báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu trong kì báo cáo, (4) Phần ghi chú, thuyết minh cho các BCTC (bao gồm tóm tắt về các chính
kế toán đầu tiên có thể so sánh được khi doanh nghiệp áp dụng hồi tố các chính sách kế toán hoặc hồi tố đánh giá lại các khoản mục trong BCTC hoặc phân loại lại các khoản mục trong BCTC). BCTC về cơ bản là các báo cáo mô tả các thông tin về tài chính và kế toán có liên quan đến hoạt động của công ty. Ban quản lý của công ty sẽ
sử dụng BCTC để thực hiện giao tiếp với các bên liên quan bên ngoài công ty như: cơ quan thuế, cổđông, cơ quan quản lý, chủ nợ, nhà đầu tư… Mỗi đối tượng được đề
cập ở trên quan tâm đến BCTC trên một góc độ khác nhau nhưng đều có một điểm chung là đều mong muốn có được thông tin phù hợp và cần thiết để phục vụ việc ra quyết định.
Thứ nhất, ở góc độ là nhà quản lý công ty, BCTC thực hiện ghi nhận quá trình hoạt
động của công ty, sau đó thể hiện lại qua các con số. Do đó, BCTC sẽ cung cấp thông tin tổng hợp cũng nhưđa chiều về tài sản, về nguồn hình thành tài sản, về kết quả kinh doanh và về lưu chuyển tiền sau một kỳ hoạt động. Dựa vào các thông tin quan trọng này trên BCTC, các nhà quản lý sẽ thực hiện tiến hành đánh giá sức khoẻ của công ty đồng thời kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, ở góc độ là các nhà đầu tư, chủ nợ cho vay thì BCTC giúp các đối tượng này có thể nhận biết khả năng về tài chính, về tình hình sử dụng các loại tài sản, về nguồn vốn, về khả năng sinh lời, về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và về
mức độ rủi ro... để cân nhắc, lựa chọn và có thểđưa ra quyết định phù hợp.
Thứ ba, ở góc độ là cơ quan nhà nước quản lý như: Cơ quan thuế, Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng quản lý ngành... thì BCTC là một tài liệu rất quan trọng để kiểm tra giám sát, tư vấn và hướng dẫn cho công ty thực hiện các chính sách, chếđộ kinh tế phù hợp với quy định của ngành, pháp luật liên quan.
Thứ tư, ở góc độ là nhà cung cấp, BCTC là kim chỉ nam để giúp các nhà cung cấp có thểđánh giá tình hình tài chính, đánh giá khả năng thanh toán của công ty để từđó có các nhà cung cấp có các quyết định về tín dụng và phương thức thanh toán phù hợp.
Thứ năm, ở góc độ là khách hàng, BCTC cũng là một chỉ báo rất quan trọng
để khách hàng đặc biệt quan tâm. Bởi vì, BCTC có thể giúp cho khách hàng đánh giá về: Độ uy tín của công ty, về khả năng và năng lực cung cấp sản phẩm và về
chính sách chăm sóc khách hàng... từ đó sẽ giúp khách hàng có được quyết định lựa chọn công ty đúng đắn và phù hợp với nhu cầu của mình.
biệt quan tâm đến BCTC để (i) đánh giá về sự phát triển của công ty từ đó có các quyết định phù hợp, (ii) theo dõi các nghĩa vụ của công ty thực hiện với họ như: tiền lương, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên BCTC.
Theo lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) thì người được ủy quyền không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho người ủy quyền. Do sự hạn chế này nên những người ủy quyền sẽ có nhu cầu giám sát hoạt động của người được ủy quyền để bảo đảm cho lợi ích của mình. Do đó, các công ty có thể sử dụng các KTV có uy tín đểđảm bảo cho người sử dụng bên ngoài về độ tin cậy của thông tin được trình bày trên BCTC (Anderson, R. C và cộng sự 2004). Do đó, kiểm toán ra đời với mục tiêu nhằm giảm sự bất cân xứng thông tin và ý kiến kiểm toán là một phần trên BCKiT được KTV nêu ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Ý kiến của KTV về BCTC của các công ty niêm yết trên sàn có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường vốn, các cổ đông và nhà đầu tư. Nhà đầu tư và những người sử dụng BCTC thường có xu hướng dự báo các rủi ro có liên quan đến khoản đầu tư để ra quyết định. Do đó việc đọc BCKiT và ý kiến kiểm toán là một trong các kênh thông tin nhà đầu tư và người sử dụng BCTC tham khảo trước khi ra quyết định.
BCKiT của KTV là một bức thư bằng văn bản trong đó KTV nêu ý kiến của họ
về việc liệu BCTC của công ty có tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) và không có sai sót trọng yếu hay không. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
(ISA) số 700 (bản sửa đổi) đã đề cập về cấu trúc của một BCKiT bao gồm: “số hiệu và tiêu đề báo cáo, địa chỉ người nhận, đoạn giới thiệu, trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với BCTC, trách nhiệm của KTV, ý kiến kiểm toán, trách nhiệm báo cáo khác, chữ ký của KTV, ngày của BCKiT, địa chỉ của KTV”. Theo đó, mục tiêu của KTV và doanh nghiệp kiểm toán được xác định là; (1) Đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC trên cơ sở đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được và (2) Trình bày và
đưa ra ý kiến kiểm toán một cách cụ thể, rõ ràng bằng văn bản (trong đó nêu rõ cơ sở
của ý kiến đó).
Theo ISA 700 có thể tóm tắt các loại ý kiến kiểm toán qua sơđồ dưới đây:
Sơ đồ 2.3. Các loại ý kiến kiểm toán
Nguồn: Tổng hợp chuẩn mực ISA 700
(1) Ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ được KTV thực hiện phát hành khi KTV cho rằng BCTC không có sự sai sót trọng yếu sau khi KTV thực hiện quá trình kiểm tra. Điều có nghĩa là, ý kiến này cho thấy rằng các BCTC của các tổ chức, pháp nhân
đã được lập và trình bày trung thực, hợp lý với khung kế toán đang được chấp nhận sử
dụng. Ngoài ra, ý kiến chấp nhận toàn phần còn có đoạn lưu ý, đoạn này được KTV sử
dụng khi các tổ chức, pháp nhân có một số vấn đề cần lưu ý như thay đổi về phương pháp kế toán hay công ty được kiểm toán đang gặp một số vấn đề về giả định hoạt
động liên tục (như thua lỗ nặng hoặc có thể phá sản).
ISA 700 (bản sửa đổi) yêu cầu thực hiện theo ISA 570 (sửa đổi) trong vấn đề
liên quan đến giả định hoạt động liên tục. KTV phải nêu ý kiến kiểm toán trái ngược nếu BCTC đã được lập theo giảđịnh hoạt động liên tục nhưng theo xét đoán của KTV thì việc Ban giám đốc sử dụng giả định hoạt động trong việc lập và trình bày BCTC là không phù hợp. KTV thực hiện đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần nếu giả định hoạt
động liên tục trong việc lập và trình bày BCTC là phù hợp tuy nhiên vẫn còn tồn tại sự
không chắc chắn trọng yếu. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng, Ban Giám đốc đã thuyết minh các yếu tố không chắc chắn này trong BCTC. KTV phải có đoạn trình bày riêng về
“Sự không chắc chắn trọng yếu về hoạt động liên tục” trong báo cáo kiểm toán được phát hành.
(2) Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần bao gồm:
(a) Ý kiến ngoại trừ: KTV trình bày ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi: (i) KTV kết luận là các sai sót, cho dù xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đều có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ,
kiểm toán
Ý kiến chấp nhận
toàn phần Ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến
ngoại trừ trái ngược Ý kiến đưa ra ý kiến Từ chối Trung thực hợp lý với đoạn lưu ý Trung thực hợp lý download by : skknchat@gmail.com