Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 64)

1973 bởi Spence. Lý thuyết này minh họa rằng các công ty có hoạt động tốt sẽ cố tình

đưa ra các tín hiệu cho thị trường bằng cách sử dụng thông tin tài chính. Ban quản lý sẽ cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động và triển vọng của công ty cho các nhà

đầu tư. Những thông tin này được coi là tín hiệu để nhà đầu tư tham khảo trong việc

đưa ra quyết định đầu tư. Sau đó, Bini và cộng sự (2010) cho rằng các công ty có khả

năng sinh lợi cao sẽ cung cấp tín hiệu thông qua các thuyết minh nhằm tăng sức cạnh tranh của mình. Như vậy, lý thuyết tín hiệu dựa trên nền tảng thông tin bất cân xứng, nghĩa là khi có sự bất cân xứng thông tin thì bên nắm giữ thông tin cần phát tín hiệu cho bên cần thông tin nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Trong công ty cổ phần, thông tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ nhà quản lý với các cổ đông và trong quan hệ doanh nghiệp với các bên liên quan.

Vn dng lý thuyết tín hiu trong nghiên cu v các nhân tnh hưởng đến ý kiến kim toán.

Lý thuyết này được NCS sử dụng trong luận án để giải thích cho: (i) Lý thuyết này cũng với lý thuyết đại diện giải thích cho việc đưa các biến thể hiện hiệu quả và hiệu suất của doanh nghiệp vào mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiến kiểm toán, (ii) lý thuyết này cũng đồng thời cùng lý thuyết đại diện giải thích cho việc NCS lựa chọn biến quy mô công ty kiểm toán trong mô hình, (iii) giải thích cũng giải thích việc lựa chọn biến độ trễ BCKiT vào mô hình.

(i) Cùng với lý thuyết các bên liên quan thì mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu và quy mô công ty là tổng doanh thu càng lớn thì lợi nhuận ròng càng lớn do đó cổ

tức được chia cho cổ đông cũng được kỳ vọng sẽ lớn hơn. Điều này có thể mang lại một tín hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu và ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần sẽ cho một tín hiệu tốt vì BCTC được coi là đã được trình bày một cách trung thực và hợp lý với các chuẩn mực đã được thiết lập. NCS lựa chọn biến ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định đại diện cho tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đểđưa vào mô hình.

(ii) Mối liên hệ của lý thuyết tín hiệu với danh tiếng của KTV là các KTV có uy tín được cho là có uy tín và năng lực tốt để kết quả kiểm toán có chất lượng và có thể được tin tưởng hơn. Quy mô của công ty có thể được đánh giá từ tổng tài sản, tổng doanh thu, vốn hóa thị trường, số lượng công nhân… Quy mô lớn của công ty sẽ có các hoạt động kinh doanh phức tạp đòi hỏi các KTV có kinh nghiệm, những người có

doanh hoặc ngành. Biến quy mô công ty kiểm toán được lựa chọn dựa trên lý thuyết này.

(iii) Lý thuyết tín hiệu cũng chỉ ra rằng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần làm cho các công ty chậm trễ công bố BCTC do không thống nhất với KTV vì họ biết thông tin này được đưa ra là tin xấu cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)