Báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính trong mối liên hệ với ý kiến của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 69)

Bên cạnh các lý thuyết nền tảng đề cập ở trên làm cơ sở cho việc lựa chọn biến tài chính và phi tài chính của NCS thì mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và thông tin trên BCTC cũng là một cơ sở giúp NCS có được nền tảng lý thuyết vững chắc trong việc lựa chọn biến tài chính nghiên cứu của mình.

KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần khi có sự

chắc chắn về các sự kiện trọng yếu mà Ban Giám đốc sẽ không hoặc không thể cung cấp thông tin một cách rõ ràng trong các BCTC. Các yếu tố không chắc chắn trọng yếu thường sẽ được tái hiện trong một hoặc nhiều thành phần đại diện cho vị thế tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Vì tính lành mạnh về mặt tài chính của một công ty

được thể hiện trong các biến BCTC của nó cho nên nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các biến số tài chính để hình thành các kỳ vọng về ý kiến kiểm toán. Cụ thể:

(1)Quy định của ISA 705:Chuẩn mực này quy định ý kiến không phải dạng ý kiến chấp nhận toàn phần sẽđược KTV thực hiện đưa ra nếu BCTC sau kiểm toán của tổ chức, pháp nhân không được phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vịđược kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Điều này có thể thấy KTV sẽ chịu trách nhiệm xem xét việc đưa ra ý kiến dựa trên tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, luân chuyển dòng tiền đã được phản ánh qua BCTC.

(2) Dựa vào công việc của KTV: Trong quy trình công việc của KTV luôn có các thủ tục phân tích. Đây là thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian và tốn ít chi phí nhưng đem lại kết quả cao. Đặc biệt thủ tục phân tích được thực hiện ở góc nhìn tổng

vấn đề trọng yếu hơn. Theo mục đích của ISA 520, thuật ngữ “thủ tục phân tích” có nghĩa là KTV sẽ đánh giá thông tin tài chính thông qua việc thực hiện phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa cả dữ liệu phi tài chính và dữ liệu tài chính. Phương pháp phân tích trong thực tế bao gồm ba giai đoạn sau: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ lệ. Phân tích tỷ lệ là một hình thức phân tích BCTC được sử

dụng rộng rãi để có được dấu hiệu nhanh chóng về hiệu quả hoạt động tài chính của công ty trong một số lĩnh vực chính. Các tỷ số này được phân loại là hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số quản lý nợ, hệ số quản lý tài sản, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ giá trị thị

trường. Phân tích tỷ lệ như một công cụ sở hữu một số tính năng quan trọng. Dữ liệu do BCTC cung cấp luôn sẵn có. Việc tính toán các tỷ lệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Các tỷ số có thể được sử dụng

để so sánh hiệu quả tài chính của một công ty với mức trung bình của ngành.

Theo ISA 520 thì “Thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính, qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính”. Điều này có nghĩa là KTV sẽ thực hiện phân tích các dữ liệu tài chính, các biến động bất thường… thông qua các thông số tài chính và BCTC. Việc thực hiện thủ

tục phân tích này được diễn ra ở cả ba khâu của quá trình kiểm toán: lập kế toán, trong quá trình thực hiện kiểm toán và cả giai đoạn kết thúc kiểm toán. Ở giai đoạn lập kế

hoạch, KTV thực hiện thủ tục phân tích đểđánh giá và khoanh vùng rủi ro. Trong giai

đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá các nhận định trong khâu lập kế hoạch. Và cuối cùng ở khâu kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích

được sử dụng để đánh giá các khoản mục, các thông số tài chính… sau điều chỉnh có phù hợp với nhận định của KTV hay không.

Tóm lại, công việc phân tích BCTC là một thủ tục. Từ khâu lập kế hoạch thủ

tục này để xác định rủi ro cơ sở dẫn liệu liên quan, xác định các công việc, các bằng chứng cần xem xét trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị. Tại đơn vị, khi thực hiện kiểm toán, KTV tiếp tục phân tích chi tiết hơn hoặc các thủ tục bổ

sung để xác nhận các phân tích ở bước lập kế hoạch. Kết thúc cuộc kiểm toán, KTV thực hiện phân tích tổng thể đểđảm bảo BCTC đã không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Như vậy dựa trên ISA 705 và quy trình thực tế công việc của KTV có thể thấy các thông tin tài chính, việc thực hiện phân tích các chỉ số tài chính, tình hình tài chính là một thủ tục và có ảnh hưởng đến hai việc đã đề cập ở mục 2.1.2 đó là: “Về bản chất, ý kiến kiểm toán về BCTC được hình thành dựa trên: (1) bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, KTV kết luận là tổng thể BCTC vẫn còn sai sót

kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể BCTC không còn sai sót trọng yếu hay không?”. Do đó các chỉ tiêu tài chính được xem xét để đưa vào mô hình nhằm tìm kiếm mối quan hệ với ý kiến kiểm toán liên quan.

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày các lý thuyết nền tảng cho luận án, các khái niệm chung về BCTC, kiểm toán và ý kiến toán cùng các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán và mô hình nghiên cứu. Cụ thể: NCS đã trình bày về lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết tín nhiệm cũng như việc áp dụng các lý thuyết này trong lựa chọn biến nghiên cứu của luận án. Các chuẩn mực kiểm toán và công việc chung của KTV liên quan đến cá biến tài chính cũng được trình bày tại phần này. Tiếp theo luận án trình bài các khái niệm về ý kiến kiểm toán, BCTC, báo cáo và ý kiến kiểm toán.

Phần quan trọng tiếp theo NCS cũng tổng hợp các công trình nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Tại mỗi biến dựđịnh nghiên cứu, NCS thực hiện tổng hợp các công trình liên quan, mối quan hệ và chiều ảnh hưởng đồng thời thống kê các công trình nghiên cứu cho kết quả giống nhau. Đây có thể nói là khung xương sống quan trọng để giúp NCS lựa chọn biến cũng như giải thích các kết quả

nghiên cứu thu được sau này.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ tổng quan nghiên cứu, có thể thấy các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán vẫn còn rất manh mún tại Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu được thực hiện và kiểm định tại các quốc gia phát triển. Do đặc

điểm khác nhau về kinh tế - xã hội, về trình độ nhân sự của mỗi nước và về tính phù hợp của chuẩn mực kiểm toán ở các nước với chuẩn mực quốc tế cũng là khác nhau, chính vì vậy các kết quả nghiên cứu trên thế giới về chủ đề này nhiều nhưng có thể

chưa phù hợp tại Việt Nam. NCS đã sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu định tính bên cạnh nghiên cứu định lượng để có thể xác định các nhân tố phù hợp tại Việt Nam cũng nhưđộ tin cậy của thang đo cho các nhân tố này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 69)