Khái quát hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 48)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH VÀ

2.1.1. Khái quát hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định

Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành lập cùng với đó là chi nhánh tỉnh Hà Nam Ninh ra đời, khi đó là hợp nhất của ba đơn vị hành chính là: tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình.

Năm 1991, kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khóaVIII ra nghị quyết chia tỉnh Hà Nam Ninh để tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Theo đó ngân hàng NHNo&PTNT Hà Nam Ninh đuợc tách ra thành Chi nhánh Nam Hà và Ninh Bình.

Cuối cùng vào năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nam Định chính thức đi vào hoạt động sau khi Quốc Hội ra Nghị quyết tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh: Hà Nam và Nam Định.

Là một trong 4 ngân hàng thuơng mại quốc doanh lớn trên địa bàn tỉnh, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định có tổ chức mạng luới rộng khắp các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.Từ một chi nhánh mới tái lập còn nhiều khó khăn: thiếu vốn, du nợ thấp,chi phí kinh doanh cao, nợ quá hạn lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, số cán bộ công nhân viên chức đông nhung trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, tổn thất rủi ro cao. Song nhờ sự cố gắng nỗ lực, sáng tạo quyết tâm đổi mới, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam

Định đã thực sự khẳng định mình và đứng vững trước sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Với hệ thống IPCAS 6 đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Để khắc phục những khó khăn về thị trường tín dụng, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định đã chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Đối tượng khách hàng là các hộ sản xuất, vì vậy thị trường đầu tư rộng khắp các địa bàn ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn tỉnh.Vốn dành cho thị trường này chiếm tới 90%, tuy nhiên Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định vẫn không ngừng mở rộng việc cho vay ở mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp, tổ hợp, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Trên cơ sở đó không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh, tạo đà phát triển trong cạnh tranh cho những năm tiếp theo.

Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định có các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu như:

- Nhận tiền gửi thanh toán của các cá nhân, các tổ chức kinh tế trên địa bàn

như: Kho Bạc huyện, BHXH huyện, Bưu điện huyện, Ngân hàng CSXH huyện ...

- Nhận tiền gửi tiết kiệm từ dân cư bằng VND, EUR, USD ...

- Cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn với thời hạn đa dạng: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ6 7 cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài địa bàn.

6Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng

- Cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh qua mạng máy tính trong phạm vi toàn quốc.

- Cung cấp dịch vụ chi trả kiều hối nhanh chóng, an toàn.

Ngoài ra Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định còn thực hiện một số nghiệp vụ khác của NHTM đa năng. Có thể nói, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phuơng

Mạng lưới hoạt động bao gồm:

- Hội sở chính: Hiện đuợc đặt tại địa chỉ số 315 Đuờng Trần Hung Đạo, TP.Nam Định, Tỉnh Nam Định. Hội sở chính vừa có chức năng quản lý chỉ đạo điều hành hoạt động chung toàn chi nhánh vừa có các bộ phận kinh doanh trực tiếp.

- Số chi nhánh trực thuộc: gồm 9 chi nhánh loại II và 1 phòng giao dịch trực thuộc tỉnh và 24 Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II.

Nhân sự tính đến tháng 12 năm 2019

- Tổng số cán bộ nhân viên của Chi nhánh là 460 cán bộ (nữ 243 nguời và nam 217 nguời)

- Về chất luợng cán bộ: Trình độ thạc sỹ 15 nguời, đại học 415 nguời, khác: 30 nguời.

2.1.2. Ket quả kin h doan h

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Có mạng luới rộng khắp thành phố và tỉnh, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định luôn là một trong những ngân hàng có thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng trên địa bàn với phuơng châm: “Không ngừng huy động nguồn vốn tại chỗ để cho vay”. Vốn cho vay mọi thành phần kinh tế

S T T C h ỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền Số tiền Tăng giảm so với năm 2017 Tỷ lệ tăn g so với năm 2017 Số tiền Tăng giảm so với năm 2018 Tỷ lệ tăng so với năm 2018 ɪ Tổn g n guồn vốn 3 13.92 5 14.46 542^^ 3.9% 9 17.80 3.344 %23.1 N goạ i tệ quy VND 6 17 0 11 -66 -37.6% 67 42 - -38.6% Nguyên tệ USD 6.90 2 3.85 4 -3.049 -44.2% 2.15 5 -1.699 - 44.1%

được huy động từ hai nguồn: nguồn vốn huy động tại địa phương 8 và huy động vốn ngoài địa bàn tỉnh hoặc vốn điều tiết của ngân hàng cấp trên; trong đó nguồn vốn tại địa phương có tính chất ổn định chiểm tỷ trọng lớn, còn nguồn vốn bên ngoài địa bàn cũng có vị trí quan trọng được hỗ trợ kịp thời khi thiếu vốn.

Xác định rõ chức năng NHTM là “Đi vay để cho vay”, do đó không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của mình. Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định đã thường xuyên quan tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng các hình thức huy động như: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành các giấy tờ có giá, tiền gửi tổ chức kinh tế...với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, bên cạnh đó luôn chăm lo công tác thanh toán, đổi mới công nghệ, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như: gửi rút nhiều nơi, không ngừng gia tăng tiện ích cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền, mở tài khoản thanh toán, giao dịch với ngân hàng. Do vậy, nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định nói riêng và sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nói chung. Kết quả huy động nguồn vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định từ năm 2017 đến năm 2019 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

8Trong dân cư và nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank C hi nhánh tỉnh Nam Định

2 tệ 7 5 608 4.4% 2 3.386 % a NV th eo loại hìn h KH Kho Bạc 6 0 75 15 25.0% 0 - 75 - 100% BHXH 3 1 34 3 11.2% 3 - 31" - 91.8% TCKT 4 14 03^ 5 89^ 21.5% 427 - 76^^ 15.1%- Dân Cư 13.24 3 13.74 4 50 7 3.8% 17.31 2 3.568 26.0 %

NV th eo loại tiền gửi

TG KKH 1.07 6 1.15 8 82 7.7% 1,31 6 158 13.7 % TGCKH < 12T 5.62 7 4.76 6 -862 -15.3% 5.30 0 535^^ 11.2 % TGCKH Từ 12T trở lên 4 7.04 2 8.43 1.388 19.7% 5 11.12 2.693 % 31.9

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của NH tăng truởng đều qua các năm với một tỷ lệ khá cao. Năm 2018 tăng so với năm 2017 là 542 tỷ, tốc độ tăng 3.9%, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 3.344 tỷ đồng, tốc độ tăng 23.1%. Minh họa theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng số dư huy động vốn của Agribank C hi n hánh tỉnh Nam Định năm 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2017-2019)

Theo định hướng của toàn hệ thống, cơ cấu vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, bền vững, tăng dần tỷ trọng vốn ổn định, vốn trung dài hạn theo Đề án tái cơ cấu. Năm 2017, tiền gửi có kỳ hạn huy động được 12.671 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92.1% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2018 huy động được 13.198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91.9% trong tổng nguồn vốn. Năm 2019, lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng so với năm 2018 là 3.228 tỷ đồng, tốc độ tăng là 24.5%, với số dư là: 16.425 tỷ, chiếm tỷ trọng 92.2%. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đang có xu hướng tăng chậm lại, nguồn tiền có kỳ hạn có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiền gửi có kỳ

Biểu đồ 2.2. Huy độn g vốn của các TCTD trên địa b àn tỉnh Nam Địn h gia i đoạn năm 2017-2019

Nấm 2017 Năm 2018 Nãm 2019

BVietinbank ≡BIDV BVietcombank BAgribank

HUY ĐỘNG VÓN CỦA CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TĨNH NAAI ĐỊNH

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn các TCTD của NHNN CNNam Định)

Xét trên quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm 2017, năm 2018, năm 2019 so với Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định luôn dẫn đầu tuyệt đối, thị phần huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định chiếm tỷ trọng lớn nhất và chiếm hơn nửa thị phần trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó thấy được thương hiệu, uy tín của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định ngày một được nâng cao.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động cho vay là hoạt động chính trong hoạt động tín dụng, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng thu nhập của chi nhánh, nên phần sử dụng vốn của chi nhánh cũng như hoạt động tín dụng được hiểu như là hoạt động cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định. Sự chuyển hóa vốn huy động sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nền kinh tế không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối

C h ỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ

Tổng dư nợ 12.113 12.587 13.405

1. P h ân loạ i t heo đồn g t iền

Dư nợ nộ i tệ 11.754 97.04% 12.355 98.16% 13.252 98.86%

Dư nợ ngoại tệ 35

9 2.96% 232 1.84% 153 1.14%

2. Ph ân loại theo thời hạn trả nợ

Dư nợ ngắn hạn 8.62

5 71.20% 8.873 70.49% 9.432 70.36%

với bản thân ngân hàng vì nhờ cho vay mà ngân hàng có nguồn thu nhập lớn, từ thu nhập đó đủ chi trả khoản lãi tiền gửi của khách hàng, lãi nhận vốn điều hòa từ Agribank, bù đắp các chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có đang có 19 ngân hàng thuơng mại và 42 quỹ tín dụng đang hoạt động cạnh tranh gay gắt trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, đầu tu tín dụng... Tuy vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định không nới lỏng điều kiện vay vốn mà đua ra các gói sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng nhu: cho vay không có bảo đảm theo Nghị định 55 của Thủ tuớng Chính phủ, cho vay theo hạn mức tín dụng quy mô nhỏ dành cho cá nhân đến 300 triệu đồng trong 3 năm, cho vay hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn, cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính phủ. Hàng năm, Chi nhánh tổ chức các hội nghị kết nối, tọa đàm giữa ngân hàng và doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn vuớng mắc khi vay vốn, từ đó giúp quy mô tín dụng của chi nhánh tăng truởng mạnh và an toàn.

Do đó cùng với sự phát triển của nguồn vốn, tình hình tăng truởng tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định cũng tăng nhanh rõ rệt. Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định luôn luôn đẩy mạnh tăng truởng du nợ nhằm cải thiện nền kinh tế trên địa bàn và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.

Bảng 2.2. Ket quả hoạt động tín dụng tại Agribank C hi nhán h tỉn h Nam Địn h giai đoạn 2017-2019

Dư nợ doanh n ghiệp 268 5 10.80% 2.336 18.56% 2.899 21.63% Dư nợ hộ sản xuất và cá nhân_____________ 9.42 8 89.20% 10.251 81.44% 10.506 78.37%

Qua bảng số liệu ta thấy quy mô tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định năm sau mở rộng hơn năm truớc. Tổng du nợ năm 2018 là 12.587 tỷ đồng, tăng 474 tỷ đồng so với năm 2017, tốc độ tăng truởng 3.9%. Tổng du nợ năm 2019 là 13.405 tỷ đồng, tăng so với năm 2018 là 818 tỷ đồng, tăng truởng đạt tỷ lệ 6.5%.

về cơ cấu tín dụng: Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn cho vay:

Du nợ cho vay theo thời hạn cả ngắn hạn, trung và dài hạn của Ngân hàng đều tăng hơn so với truớc. Kết quả này là nhờ chính sách tiền tệ, công tác quản lý, điều hành tại Ngân hàng đuợc triển khai phù hợp hiệu quả. Chủ truơng ngăn chặn

suy giảm nền kinh tế của Chính phủ cũng góp phần tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng truởng trong giai đoạn 2017-2019. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm uu thế và đạt 70.4% tổng du nợ năm 2019, đạt 70.5% tổng du nợ năm 2018, đạt 71.2% tổng du nợ năm 2017 phù hợp với khả năng về cơ cấu nguồn vốn huy động. Cơ cấu du nợ theo thời hạn phù hợp qua các năm, ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn để phòng ngừa các loại rủi ro nhu rủi ro lãi suất, rủi ro thị

truờng, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, mặt khác vẫn coi trọng cho vay trung hạn các thành phần kinh tế. Cụ thể đuợc minh họa qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay của Agribank Nam Định

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank CN tỉnh Nam Định từ năm 2017-2019)

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tín dụng th eo th ời hạn cho vay của 4 n gâ n hà ng trên

địa b àn tỉnh Nam Định

(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ các TCTD của NHNN chi nhánh Nam Định)

Xét trên quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm 2017, năm 2018, năm 2019 so với Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định vẫn đang dẫn đầu. Tuy nhiên, theo các năm, khoảng cách về quy mô và thị phần so với Vietinbank, Vietcombank và BIDV ngày càng thu hẹp, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

- Cơ cấu tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Biểu đồ 2.5. Dư nợ tín dụng phân theo thà nh phần kin h tế tạ i Agribank

C h i nh án h tỉn h Nam Định

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định từ 2017- 2019)

Những năm vừa qua, Agribank mở rộng cho vay tín chấp đối với hộ sản xuất theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nghị định số 116/2018/NĐ- CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ, khách hàng có nhu cầu vay vốn không phải có tài sản đảm bảo mà chỉ phải nộp cho ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Theo đó, hạn mức cho vay của mỗi khoản vay được nâng lên từ 100 triệu đồng đến 200

triệu đồng mà không cần thế chấp, thuận lợi cho hoạt động của các mô hình

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 48)