ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚIHỘ

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 89)

HỘ SẢN XUẤT VÀ CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH

3.1.1. Địn h h ướn g h oạt độn g kin h doan h của Agribank C h i n hán h tỉn h Nam Địn h

Căn cứ hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh (KHKD) năm 2020 và chỉ tiêu hướng dẫn định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam. Chi nhánh dự kiến xây dựng KHKD năm 2020 như sau.

1) Các mục tiêu kinh doanh cụ thể năm 2020

- Nguồn vốn nội tệ tăng so với năm 2019 từ 14% đến 15%. Trong đó

nguồn vốn nội tệ đối với chi nhánh thiếu nguồn tăng tối thiểu 15%.

- Nguồn vốn ngoại tệ USD giữ vững số dư so với 31/12/2019

- Dư nợ tăng so với năm 2019, tăng từ 13% đến 15% (trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng trên 80% tổng dư nợ)

- Dư nợ cho vay ngoại tệ, xây dựng theo thực tế khách hàng trong năm và nhu cầu tăng trưởng năm 2019 để lập dự án sát với thực tế.

- Số hộ tăng từ 5% đến 6% tổng số hộ hiện còn dư nợ 31/12/2019.

- Dư nợ trung dài hạn chiếm từ 31% đến 33% tổng dư nợ.

- Nợ xấu chiếm tỷ lệ dưới 0,5% tổng dư nợ.

- Thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 18% trên tổng dư nợ đã XLRR hiện còn đến 31/12/2019 (trừ các khoản có nguyên nhân khó thu hồi).

- Thu nợ đã bán cho VAMC (gồm cả nợ XLRR để bán VAMC), đạt 20%

2) Chỉ tiêu tài chính:

- Doanh thu chi phí dịch vụ tăng 22% so với 31/12/2019.

- Lợi nhuận năm 2020 tăng tối thiểu 10% so với năm 2019.

- Thu nhập dự kiến đảm bảo đủ lương V1+V2 và có thưởng cho cán bộ, nhân viên.

3.1.2. Địn h h ướn g hoạt độn g tín dụn g hộ sản xuất và cá n h ân tạ i Agribank C h i nh án h tỉnh Nam Định

Tăng trưởng tín dụng có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo chất lượng, phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn:

- Từng chi nhánh tổng kết đánh giá công tác tín dụng năm 2019, kết quả thực

hiện cho vay theo các chương trình, sản phẩm tín dụng, đối tượng khách hàng... phân tích nguyên nhân tăng trưởng chậm; Khảo sát nhu cầu, xác định thị trường, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, biện pháp tăng trưởng tín dụng, triển khai các chương trình cho vay phù hợp, có hiệu quả bảo đảm tăng trưởng ngay từ đầu năm.

- Rà soát thực hiện phân cấp phán quyết tín dụng hợp lý bảo đảm chặt chẽ nhưng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ các vấn đề vướng mắc để mở rộng cho vay có hiệu quả; Xử lý lãi suất cho vay một cách linh hoạt, tạo sự chủ động cho chi nhánh, nâng cao khả năng cạnh tranh, duy trì ổn định quan hệ giao dịch với khách hàng hiện có, phát triển thêm khách hàng mới.

- Tiếp tục thực hiện nhất quán về chính sách cũng như định hướng đầu tư tín dụng: Tập trung ưu tiên đẩy mạnh cho vay cho khu vực kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn, mở rộng thị phần trên cả 2 phương diện tăng trưởng dư nợ và tăng trưởng số hộ; đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất và cá nhân, chỉ đầu tư cho doanh nghiệp có dự án, phương án khả thi, khả năng tài chính tốt, khách hàng xuất khẩu; Triển khai có hiệu quả các sản phẩm tín dụng mới, rút ngắn thời gian xử lý một khoản cấp tín dụng. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu tín dụng, giảm mức độ tập trung tín dụng vào khách hàng lớn, lĩnh vực đầu tư rủi ro

cao, cân đối hợp lý trên tinh thần sử dụng tối đa hạn mức tín dụng chung và dài hạn để tăng khả năng về tài chính.

- Rà soát, củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, phân công cán bộ phụ trách địa bàn phải bảo đảm phù hợp với khả năng, năng lực, trình độ để khai thác tốt nhu cầu vay vốn và hạn chế rủi ro; Thực hiện tập huấn nâng cao trình độ cán bộ, đặc biệt là trong công tác thẩm định và giám sát, quản lý khoản vay.

- Trong năm 2019 và các năm tiếp theo hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển hướng đầu tư mạnh vào thị trường Nông thôn, áp lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng sẽ tăng cao. Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định tiếp tục tăng cường mối quan hệ, phối kết hợp với chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo, hệ thống mạng lưới tổ vay vốn, làm tốt công tác thi đua khen thưởng để duy trì và tăng cường sự hợp tác mang tính bền vững.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT VÀ CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH

3.2.1. X ây dựn g ch iến lược và c h ín h sác h c ho vay hộ sản xuất và cá n h â n Chiến lược và chính sách là những quy định mang tính định hướng chung để điều chỉnh theo mục tiêu mong muốn. Chính sách tín dụng cần chỉ rõ phạm vi, quy mô cho vay, các loại cho vay, thời hạn cho vay, mối quan hệ giữa vốn vay và vốn tự có ... hay các phương châm xử lý các tình huống vượt quy định và xử lý các món vay có vấn đề.

Cơ sở để xây dựng và hoàn thiện chính sách cho vay phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô và tính chất nguồn vốn, khả năng sinh lời cũng như rủi ro trong hoạt động cho vay của NH, chính sách tài chính - tiền tệ của đất nước và đặc biệt là khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay và liên quan đến cho vay. Với tư cách là một NH 100% vốn nhà nước Agribank phải tuân thủ các chính sách tín dụng của NHNN đồng thời có các

quy định cụ thể hơn để điều chỉnh hoạt động tín dụng theo đặc thù hoạt động kinh doanh riêng của Agribank.

3.2.1.1. về chính sách khách hàng

Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định nói riêng phải luôn xây dựng cho mình một chính sách khách hàng thật hợp lý. Chính sách khách hàng phải đảm bảo xác định đuợc thị truờng mục tiêu của NH, cân đối với khả năng, quy mô của Agribank.

Cần chú trọng đến việc mở rộng đối tuợng, thành phần khách hàng, trong đó tập trung mở rộng các đối tuợng cho vay nông nghiệp nông thôn, hộ kinh doanh cá thể bên cạnh việc kiên trì mở rộng và duy trì đối tuợng khách hàng chủ yếu - khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng có hoạt động xuất, nhập khẩu, đội ngũ cán bộ còn không đồng đều, chua phù hợp về kinh nghiệm, trình độ trong việc thẩm định, quản lý cho vay các khách hàng có quy mô sản xuất và nhu cầu món vay lớn.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài: có hình thức uu đãi với khách hàng truyền thống đồng thời có các chuơng trình quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng mới.

Tiến hành phân loại khách hàng thuờng xuyên để có các giải pháp chính sách cụ thể nhu uu đãi với các khách hàng truyền thống trong việc xác định các khoản phí, lãi suất...

Tổ chức các buổi tiếp xúc, gặp mặt khách hàng hoặc tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm lắng nghe ý kiến từ phía khách hàng, đồng thời cũng là giải pháp thắt chặt thêm mối quan hệ NH - khách hàng.

3.2.1.2. về chính sách lãi suất

Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút đuợc khách hàng tốt, làm tăng du nợ cho vay, tăng khả năng cạnh tranh cho NH. Để có đuợc một chính sách tín dụng có hiệu quả, Agribank phải có cơ chế lãi suất linh hoạt hơn nữa, xu huớng

biến động của lãi suất để phòng ngừa rủi ro. Hiện tại, Agribank vẫn áp dụng mức lãi suất phân biệt với các khách hàng như tiêu dùng, hộ cá nhân, nông nghiệp, doanh nghiệp. Sự phân loại áp dụng lãi suất này còn đơn điệu và không hợp lý. Agribank đã thực hiện việc chấm điểm tín dụng theo hệ thống RMS việc phân loại khách hàng theo hệ thống đã được thiết lập tuy nhiên Agribank lại chưa tận dụng sự phân loại khách hàng để thỏa thuận lãi suất cho vay với khách hàng tốt. Thực tế Agribank mới chỉ có những mức lãi suất theo thời hạn vay, đối tượng vay vốn và thời hạn vay vốn. Để làm tốt hơn chính sách lãi suất, từ đó góp phần sàng lọc khách hàng và từng bước nâng cao chất lượng cho vay Agribank cần mở rộng hơn nữa các mức lãi suất, đa dạng theo thời gian, đối tượng khách hàng, theo xếp hạng tín nhiệm, lịch sử tín dụng, theo mức độ sử dụng dịch vụ khác của Agribank, có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống. Ngoài ra còn tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề kinh doanh mà có thể đưa ra nhiều mức lãi suất khác nhau.

3.2.1.3. về chính sách đảm bảo tiền vay

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi xem xét và ra quyết định cho vay là dựa vào tính khả thi của phương án, dự án xin vay; năng lực và uy tín của khách hàng vay... Tuy nhiên do những biến động về kinh tế, chính trị ...nằm ngoài dự đoán của Agribank mà những phương án, dự án đó không còn hiệu quả như dự tính ban đầu gây ra những tổn thất cho Agribank. Vì vậy, Agribank cần có những ràng buộc trách nhiệm đối với khách hàng vay thông qua các biện pháp bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng vay, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để phòng ngừa rủi ro cho khoản vay.

Cần phân loại và đánh giá khách hàng để áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp cho từng khách hàng.

có tài sản đảm bảo. Tài sản phải được định giá đúng để trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thì việc thanh lý tài sản giúp cho Agribank có thể thu hồi được nợ gốc, lãi và chi phí khác (nếu có). Thực tế tài sản làm đảm bảo tiền vay rất phong phú, đa dạng vì vậy trong định giá tài sản cần chú ý đến tính chất an toàn của tài sản. Đó là: tính ổn định về giá trị của tài sản trong suốt thời gian thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm; tính thanh khoản của tài sản bảo đảm; tài sản đảm bảo phải được thị trường chấp nhận ở mọi thời điểm, mọi nơi; tính pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó phải rõ ràng; được thực hiện ưu tiên thanh toán khi đăng ký giao dịch bảo đảm.

Trường hợp lựa chọn biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chỉ nên áp dụng đối với những khoản vay có mức độ an toàn thật cao, có báo cáo tài chính được kiểm toán, tình hình tài chính thực sự minh bạch, đối với khách hàng đã sử dụng hết tài sản để thế chấp và những khách hàng VIP mà NH muốn duy trì quan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời các khách hàng này đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cho vay không có bảo đảm theo quy định.

3.2.2. Đa dạn g hóa các phương thức cho vay và đố i tượng cho vay

3.2.2.1. về phương thức cho vay

Agribank đang áp dụng nhiều phương thức cho vay ngắn hạn theo hạn mức, trong khi việc xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng còn gặp nhiều khó khăn do thị trường thanh toán Việt Nam sử dụng chủ yếu là tiền mặt, rất khó xác định dòng luân chuyển vốn. Như vậy rất dễ dẫn tới khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, Agribank khó thu hồi vốn vay khi thấy khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn sai hoặc mất khả năng thanh toán. Việc thu hồi vốn vay khi cho vay theo hạn mức cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngoài khách hàng truyền thống, uy tín không nên áp dụng phương án cho vay hạn mức với những khách hàng Agribank chưa hiểu được rõ. Với các khách hàng mà Agribank mới tiếp cận, mục đích sử dụng vốn vay chưa được rõ ràng NH

nên sử dụng phương pháp cho vay vốn từng lần.

Agribank tiếp tục cho vay từng món, từng lần đối với hộ sản xuất và cá nhân. Song cho vay từng món, từng lần chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hoá nhỏ, trình độ sản xuất thấp, Ngân hàng thường bị động trong lúc cho vay, chi phí cao rủi ro lớn làm giảm hiệu quả kinh doanh, hạn chế việc mở rộng tín dụng. Vì vậy bên cạnh phương thức cho vay từng lần, Ngân hàng cần mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh mà không bị động về vốn. Với các khách hàng mà Agribank mới tiếp cận, mục đích sử dụng vốn vay chưa được rõ ràng NH nên sử dụng phương pháp cho vay vốn từng lần. Trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay cách làm đó sẽ đảm bảo sự chắc chắn trong cho vay của Agribank, việc thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn tuy nhiên việc cho vay theo từng lần có thể mất rất nhiều thời gian, Agribank cần hiện đại hóa hơn nữa chuyên môn hóa cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định để đảm bảo việc cho vay vừa thuận tiện cho khách hàng vừa an toàn đối với Agribank.

3.2.2.2. về đối tượng cho vay

Cùng với việc đa dạng hoá các phương thức, hình thức cho vay thì Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định cũng phải mở rộng đối tượng cho vay. Việc mở rộng đối tượng cho vay trên cơ sở xác định các đối tượng trọng tâm là thế mạnh của vùng, các hình thức tổ chức sản xuất đang có tiềm năng phát triển sẽ tạo cơ hội mới cho các hộ tiếp xúc với vốn Ngân hàng. Ngoài các đối tượng cho vay truyền thống như: Cho vay để mua giống, phân bón, thức ăn gia súc, cải tạo chuồng trại, ao hồ ... cần mở rộng cho vay các đối tượng mới như: Đầu tư thuỷ lợi kết hợp với giao thông và nuôi trồng, cho vay sản xuất gắn với phương tiện giao thông bến bãi nhà kho.

3.2.3. Giải p háp mở rộng nguồn vốn

hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí hợp lý sẽ gây sức ép lớn lên hoạt động đầu ra: khó khăn về vốn không đủ cung cấp cho khách hàng có nhu cầu, chi phí đầu vào cao dẫn tới lãi suất cho vay phải tăng cao khiến việc tìm kiếm khách hàng trở nên khó khăn đặc biệt với người vay chủ yếu là các hộ sản xuất và cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Ngoài ra, nếu hoạt động huy động vốn của NH không phát triển xứng tầm thì cũng sẽ không đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động như thanh toán, cấp tín dụng và đảm bảo tính thanh khoản cho NH. Các giải pháp cụ thể như sau:

- Xác định công tác huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu huy động vốn để bảo đảm cân đối tại chỗ, vừa bảo đảm thanh khoản, vừa bảo đảm đủ nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn của NH cấp trên; Tăng cường huy động các nguồn vốn rẻ, ổn định, lãi suất thấp; Theo dõi sát biến động các luồng tiền, xử lý linh hoạt về lãi suất và phí điều vốn, khen thưởng kịp thời để vừa tạo sự công bằng giữa chi nhánh có điều kiện huy động vốn cung ứng cho chi nhánh thiếu vốn nhưng có điều kiện tăng trưởng tín dụng, vừa là công cụ điều hành có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện phân loại khách hàng theo đối tượng quy mô nhằm xây dựng hệ

thống khách hàng thân thiết, triển khai cơ chế, chính sách chăm sóc, thu hút khách

hàng phù hợp. Đưa ra các gói sản phẩm huy động trên cơ sở thương hiệu, có sự nghiên cứu, tính toán đến sự gần gũi, thiết yếu đối với từng đối tượng khách hàng,

tổ chức tốt các chương trình tri ân khách hàng theo định kỳ.

- Chủ động các biện pháp huy động vốn theo hướng chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn có chi phí vốn hợp lý, chú trọng huy động nguồn vốn với lãi suất

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 89)