Giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro trong chovay hộ sản xuất và cá

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 103 - 105)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC HỘ SẢN

3.2.6.Giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro trong chovay hộ sản xuất và cá

Giúp đỡ KH lập phương án kinh doanh, lập hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng, chính xác nhằm hạn chế được rủi ro.

Khai thác có hiệu quả hoạt động thông tin nhằm tư vấn, cung cấp thông tin về thị trường để khách hàng nắm bắt.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến vốn vay của NH từ đó có biện pháp tháo gỡ cùng khách hàng

3.2.6. Giải p háp tăng cườn g kiểm soát rủi ro trong cho vay hộ sản xuất vàcá nhân cá nhân

- Cần tổng kết đánh giá chi tiết công tác tín dụng năm, kết quả thực hiện cho vay theo các chương trình, sản phẩm tín dụng, đối tượng khách hàng...phân tích nguyên nhân tăng trưởng chậm; Khảo sát nhu cầu, xác định thị trường, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, biện pháp tăng trưởng tín dụng hộ sản xuất và cá nhân, triển khai các chương trình cho vay phù hợp, có hiệu quả đảm bảo tăng trưởng ngay từ đầu năm.

nhân có dự án, phương án khả thi, khả năng tài chính tốt, triển khai có hiệu quả các sản phẩm tín dụng mới, rút ngắn thời gian xử lý một khoản cấp tín dụng.

- Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin về các hộ sản xuất và cá nhân.

- Thực hiện chính xác, kịp thời việc phân loại, đánh giá chất lượng nợ hàng tháng, định kỳ 6 tháng chấm điểm tín dụng, xếp hạng hộ sản xuất và cá nhân.

- Rà soát, chấn chỉnh việc thực hiện quy trình thẩm định khách hàng, thẩm định món vay, thẩm định phương tiện tài chính, thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay,....

- Xây dựng phương án xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn, đồng thời chi nhánh tiếp tục tổ chức phân tích chất lượng tín dụng, đánh giá đúng thực trạng các khoản nhóm 1, nợ nhóm 2, các khoản nợ đã cơ cấu, các khoản nợ tiềm ẩn, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh; Xây dựng phương án, tìm các giải pháp đôn đốc, thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro như: Niêm phong phát mại tài sản đảm bảo, chủ động báo cáo với cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật, kể cả khởi kiện ra tòa đối với khách hàng chây ỳ, không hợp tác hoặc có ý định tẩu tán tài sản thế chấp, trốn tránh trách nhiệm trả nợ; Kiên quyết xử lý cán bộ thiếu trách nhiệm để xẩy ra nợ xấu.

- Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định. Rà soát đánh giá mức độ ảnh hưởng, các khoản nợ phải chuyển nhóm khi thực hiện phân loại nợ theo CIC, chủ động có các biện pháp xử lý không để nợ xấu phát sinh đột biến làm tăng trích dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng tài chính.

- Thành lập các tổ thu hồi nợ, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của tổ thu nợ. Hàng tháng, quý tiến hành đôn đốc, giao chỉ tiêu thu nợ gốc, lãi, nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC đến từng cán bộ làm công tác tín dụng. Làm tốt nhiệm vụ cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn

rủi ro, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác điều hành tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Việc kiểm tra đối với hoạt động tín dụng cho hộ sản xuất và cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định còn gặp một số khó khăn do địa bàn hoạt động, số lượng khách hàng lớn... Để nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra tín dụng hộ sản xuất và cá nhân đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm của các cán bộ tín dụng, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể quần chúng để tìm hiểu thông tin, thực hiện kiểm tra tới từng hộ vay vốn, kịp thời xử lý và ngăn ngừa những rủi ro, đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 103 - 105)