Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ chovay sản xuất

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 103)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC HỘ SẢN

3.2.5.Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ chovay sản xuất

Việc mở rộng quy mô tín dụng là một vấn đề rất quan trọng đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định, vì thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên 90% tổng thu nhập của đơn vị. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng luôn đặt ra vấn đề phải nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động của NHTM hiện nay, việc nóng bỏng của ngành là vấn đề giải quyết nợ xấu. Trên phương diện chất lượng và hiệu quả tín dụng để xem xét, việc mở rộng tín dụng bằng cách mở rộng đối tượng đầu tư thì nói chung phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư làm thước đo. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì hiệu quả kinh tế - xã hội của một khoản vay là mức tăng trưởng lợi nhuận, là mức tăng việc làm do sử dụng vốn mà có. Hiểu theo khía cạnh chủ thể tham gia trong quá trình cho vay, thì hiệu quả kinh tế - xã hội của khoản vay phải được đánh giá bao gồm cho bản thân khách hàng, cho xã hội và cho chính bản thân NH.

3.2.5.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn

Để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất và cá nhân, vấn đề nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn phải được xem là yếu tố mang tính quyết định. Lâu nay, đa số cán bộ tín dụng luôn xem yếu tố có tài sản bảo đảm là điều kiện đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng. Đây là nhận thức hoàn toàn sai lầm, vì điều quan trọng nhất để người vay trả được nợ là hiệu quả sản xuất do sử dụng vốn vay mà có, việc thu nợ bằng biện pháp phát mại tài sản bảo đảm chỉ là “hạ sách” của một NH cho vay. Hơn nữa, việc cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân đang có xu hướng ngày càng mở rộng hơn về đối tượng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản thì việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án SXKD, tư cách người vay, tăng cường kiểm tra

tình hình sử dụng vốn vay càng trở nên quan trọng. Chỉ có thông qua thẩm định dự án vay vốn, NH mới đánh giá đúng thực trạng tài chính và khả năng trả nợ của nguời vay để quyết định cho vay hay không cho vay. Công tác thẩm định muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Bên cạnh việc nâng cao chất luợng công tác thẩm định, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định cần tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo tiền vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Làm tốt công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, nắm chắc thông tin về khách hàng, tránh đầu tu trùng lặp. Thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của Agribank.

3.2.5.2. Hoàn thiện chính sách lãi suất tiền vay, phí ngân hàng

Có chính sách uu đãi lãi với những KH truyền thống, KH tiềm năng và nhất là khách hàng mới (những khách hàng này uy tín ở các NH khác, có khả năng tài chính tốt).

Nên phân loại khách hàng lớn có số du tiền vay lớn, khối luợng giao dịch thanh toán nhiều và dành cho những khách hàng này mức uu đãi về lãi suất vay cũng nhu các loại phí dịch vụ.

3.2.5.3. Hoàn thiện quy trình cho vay

Quy trình hiện nay còn nhiều điểm chua hợp lý. Bản thân có ý kiến đề nghị hoàn thiện quy trình cho vay nhu:

- Rút ngắn thời gian phê duyệt món vay: ngắn hạn từ 5 ngày xuống còn 3 ngày, trung dài hạn từ 15 ngày xuống còn 10 ngày (kể từ khi NH nhận đủ hồ sơ).

- Nên giảm bớt thẩm quyền của cán bộ tín dụng, nhằm hạn chế tiêu cực đối với khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho NH nhu:

Công việc của cán bộ tín dụng:

■ Kiểm tra hồ sơ

■ Phân tích đánh giá năng lực tài chính, thẩm định phương án, dự án của khách hàng

■ Đề xuất phê duyệt món vay.

Bộ phận quản lý tín dụng, quản trị rủi ro:

■ Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay (chuyển cho CBTD để có cơ sở đề xuất phê duyệt món vay)

■ Tiếp nhận hồ sơ từ CBTD sau khi món vay được phê duyệt, kiểm tra giới hạn tín dụng, tính pháp lý của hồ sơ

■ Lập hợp đồng thế chấp, vay vốn, giao dịch bảo đảm

■ Thực hiện giải ngân và quản lý nợ

- Xây dựng thời gian cụ thể từng bước công việc, thời gian cho một khoản vay theo từng bộ phận.

3.2.5.4. Tăng cường hoạt động cổ động truyền thống, chăm sóc khách hàng hộ sản xuất và cá nhân

Một là, hoàn thiện công tác quảng cáo, tiếp thị về Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định nên mở rộng quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: Báo, tạp chí, truyền hình, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet...

- Thời điểm quảng cáo cũng nên được chú trọng vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm thành lập Nil...

- Nâng cao công tác đào tạo nghiệp vụ về marketing cho nhân viên như: Mời các chuyên gia marketing giỏi về giảng dạy.

Hai là, hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng

- Có thái độ thân thiện niềm nở, nhiệt tình, lịch sự khi giao dịch sẽ tạo cho khách hàng sự thoải mái.

- Chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ cho CBNV để thích ứng với công việc phức tạp, tính linh hoạt cao sẽ làm KH cảm thấy an toàn, tin tưởng hơn.

- Tận tình hướng dẫn các thủ tục, tư vấn cho khách hàng các quy định, quy chế, các loại dịch vụ... đáp ứng được nhu cầu, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

- Tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng trên địa bàn, phù hợp với đặc tính vùng trên cơ sở lấy hiệu quả làm đầu nhằm tăng thu dịch vụ.

- Xây dựng tiêu chí phân loại khách hàng để thực hiện chính sách chăm sóc phù hợp, thống nhất.

- Tiếp khách văn minh lịch sự, nhiệt tình, chu đáo, thủ tục nhanh gọn, thực hiện tốt văn hoá trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 103)