Hình thức chovay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 68)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚIHỘ

2.2.2. Hình thức chovay hộ sản xuất

Tại Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định áp dụng các phuơng thức và hình thức cho vay hộ sản xuất và cá nhân nhu sau:

1. Cho vay từng lần: Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, Agribank nơi cho vay và khách hàng thực hiện thủ

tục cho vay và ký kết Thỏa thuận cho vay.

2. Cho vay hợp vốn: Là việc Agribank cùng với ít nhất một TCTD khác cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn. Cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định về cấp tín dụng hợp vốn của NHNN, Quy chế này và hướng dẫn của Agribank.

3. Cho vay lưu vụ: Là việc Agribank thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm.

4. Cho vay theo hạn mức:

a) Agribank nơi cho vay xác định và thỏa thuận với khách hàng mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, Agribank nơi cho vay thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, Agribank nơi cho vay xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

b) Phương thức cho vay theo hạn mức áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, ổn định.

c) Giải ngân vốn cho vay: Căn cứ Thỏa thuận cho vay, mỗi lần giải ngân Agribank nơi cho vay và khách hàng lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.

d) Quản lý hạn mức cho vay:

- Agribank nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức cho vay, bảo đảm mức dư nợ ở mọi thời điểm không vượt quá hạn mức cho vay đã ký kết.

- Trong quá trình vay vốn, trả nợ, trường hợp khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức cho vay, Agribank nơi cho vay cùng khách hàng xác định lại hạn mức cho vay và ký kết sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận cho vay.

2017

trước khi hạn mức cho vay cũ hết hiệu lực, nếu có nhu cầu tiếp tục vay vốn, khách hàng gửi cho Agribank nơi cho vay phương án sử dụng vốn kèm theo các tài liệu liên quan. Agribank nơi cho vay tiến hành thẩm định/thẩm định lại để xác định hạn mức cho vay và thời hạn của hạn mức cho vay mới. Số dư nợ của Thỏa thuận cho vay cũ được chuyển sang Thỏa thuận cho vay mới.

đ) Thời hạn cho vay được xác định trong Thỏa thuận cho vay hoặc trên từng giấy nhận nợ. Thời hạn cho vay trên giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay.

5. Cho vay theo hạn mức dự phòng:

a) Agribank cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Agribank và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.

b) Agribank nơi cho vay thực hiện thẩm định và quyết định cấp hạn mức cho

vay dự phòng khi đủ các điều kiện cho vay, theo đúng thẩm quyền được phân cấp;

phải chủ động cân đối nguồn vốn để thực hiện cam kết theo Thỏa thuận cho vay. 6. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Agribank nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.

7. Cho vay quay vòng: Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.

8. Cho vay tuần hoàn (rollover): Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

a) Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số du nợ gốc của khoản vay;

b) Tổng thời hạn vay vốn không vuợt quá 12 (muời hai) tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vuợt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

c) Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác;

d) Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác thì không đuợc thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.

2.2.3. Ket quả cho vay h ộ sản xuất và cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Địn h

Kết quả cho vay hộ sản xuất và cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định đuợc tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay hộ sản xuất tại Agribank C hi nhánh tỉnh Nam Định

2017 tăng nợ 2018 tăng Du nợ cho vay nền kinh tế 3 12.11 7 12.58 474 4% 513.40 818 6.5% Du nợ hộ sản xuất và cá nhân 8 9.42 1 10.25 823 8.7% 610.50 255 2.5% Tỷ trọng/Tổng du nợ 77.8 % 81.4 % 3.6% 78.4% - 3.1%

C hỉ tiê u Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ Tỷ

trọng Dư nợ trọngTỷ So vớinăm 2017 Dư nợ Tỷ trọng So vớinăm 2018 Dư nợ h ộ sản xuất và cá n 9.428 10.251 823 10.506 255 Tron g đó: Du nợ nông nghiệp nông thôn 8.3 20 88.2 % 9.3 52 91.2 % 1.032 9.605 91.4% 253 Nợ xấu_________ 13.8 0.1 % 18.4 0.2 % 4.6 12.1 0.1% -6

Ph ân loại th eo th ời h ạn ch o vay

Du nợ ngắn hạn 7.511 79.7 % 08.06 78.6% 549 8.619 %82.0 559 Du nợ trung dài hạn____________ 1.917 20.3 % 2.19 1 21.4% 274 1.887 18.0% -304

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm của Agribank)

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể h iện tìn h hìn h ch o vay hộ sản xuất cá n hân tại Agribank Chi nhánh tỉn h Nam Định giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định từ năm 2017-2019)

Qua bảng biểu và biểu đồ 2.8 ta thấy du nợ hộ sản xuất và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng du nợ cho vay toàn nền kinh tế. Cụ thể, năm 2017 chiếm 77.8%, năm 2018 chiếm 81.4%, năm 2019 chiếm 78.37%. Tuy nhiên, có thể nhìn thấy, tỷ trọng này có xu huớng giảm trong năm 2019. Nguyên nhân một phần do sự dịch chuyển du nợ cho vay doa nh nghiệp có xu huớng tăng lên và cạnh tranh quyết liệt đến từ các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Bảng 2.4. Ket quả hoạt động tín dụn g hộ sản xuất và cá nhân tại Agribank C hi n hánh tỉn h Nam Địn h giai đoạn 2017-2019

2017-2019 tại Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định, tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 90% trong tổng du nợ hộ sản xuất và cá nhân

Quy mô tín dụng năm sau mở rộng hơn năm truớc. Tổng du nợ hộ sản xuất và cá nhân năm 2018 là 10.251 tỷ đồng, tăng 823 tỷ đồng so với năm 2017, tốc độ tăng truởng 8.7%, năm 2019 là 10.506 tỷ đồng, tăng so với năm 2018 là 255 tỷ đồng, tăng truởng đạt tỷ lệ 2.4%.

Cơ cấu tín dụn g p h ân th eo t hời hạn c ho vay:

Du nợ cho vay theo thời hạn cả ngắn hạn, trung và dài hạn của Ngân hàng đều tăng hơn so với truớc. Kết quả này là nhờ chính sách tiền tệ, công tác quản lý, điều hành tại Ngân hàng đuợc triển khai phù hợp hiệu quả. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm uu thế và đạt 82% tổng du nợ năm 2019, đạt 78.6% tổng du nợ năm 2018, đạt 79.7% tổng du nợ năm 2017 phù hợp với khả năng về cơ cấu nguồn vốn huy động. Cơ cấu du nợ theo thời hạn phù hợp

qua các năm, ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn để phòng ngừa các loại rủi ro nhu rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, mặt khác vẫn coi trọng cho vay trung hạn các thành phần kinh tế.

C hất lượn g tín dụng:

Qua biểu đồ trên ta thấy trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định luôn ở mức rất thấp, đảm bảo an toàn vốn vay trong đó năm 2018 Agribank là năm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, cũng chỉ ở mức 0.2%, năm 2017 và năm 2019 ở mức 0.1% Con số đã nói lên chiến lược quản trị rủi ro của Agribank đã có những hiệu quả đáng kể. Điều này càng được khẳng định công tác kiểm soát nợ xấu, xử lý nợ xấu, thu hồi nự sau xử lý tại Agribank được duy trì rất tốt, chất lượng cán bộ tín dụng được cải thiện, khả năng theo dõi, bám sát khoản vay, quản lý dòng tiền đã được cải thiện rõ rệt nên tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức thấp.

Biểu đồ 2.8. Dư nợ tín dụng hộ sản xuất và cá nhân của 4 ngâ n hà ng trên địa b àn tỉnh Nam Định

Qua biểu đồ cơ cấu du nợ tín dụng hộ sản xuất và cá nhân trong giai đoạn năm 2017-2019, thị phần cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua từng năm. Tuy nhiên tốc độ tăng du nợ của Agribank đang có xu thế chậm lại. Việc các ngân hàng nhu Vietcombank, BIDV, Vietinbank xác định lại thị truờng mục tiêu từ cho vay doanh nghiệp sang thị truờng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân ngày càng rõ nét, giai đoạn này các NHTM khác đang mở rộng thị phần và có nhiều chính sách uu đãi thu hút các khách hàng của Agribank nên trong quá trình mở rộng cho vay đặc biệt là mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân, Agribank gặp phải không ít những khó khăn.Trong bối cảnh đó, đặt ra cho Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định là phải đẩy mạnh mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân.

Thực tế, du nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng chủ yếu ở các khu vực nông thôn, các làng nghề truyền thống, các ngành chăn nuôi, chế biến thủy sản, các ngành trồng cây ăn quả... Để mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp: (i) Điều hành lãi suất cho vay, phí điều vốn linh hoạt phù hợp với quy định của NHNN; (ii) Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo huớng đáp ứng kịp thời vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, cho vay xuất khẩu; (iii) Triển khai các chuơng trình tín dụng, các gói tín dụng; (iv) Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; (v) từng buớc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, quy chế tín dụng...Mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cu. Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, phấn đấu đạt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu duới 4%.

Trước tình hình đó, Agribank tỉnh Nam Định đã ban hành các chính sách tín dụng, bảo đảm tiền vay, xử lý rủi ro một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân nói riêng phát triển. Cùng với đó chỉ đạo các đơn vị tăng trưởng tín dụng, công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, cụ thể như sau:

- Triển khai đầy đủ các giải pháp để thực hiện phân loại nợ.

- Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ, các đoàn công tác để trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ chỉ đạo hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị có tài chính khó khăn, nợ xấu cao, kéo dài chậm thu hồi. Việc thành lập các đoàn công tác đã mang lại hiệu quả tích cực, đã chuyển biến được nhận thức của lãnh đạo và cán bộ tại chi nhánh, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện nhất là việc xử lý đối với các khoản nợ xấu lớn, phức tạp.

- Thường xuyên rà soát tài sản bảo đảm, giá trị thực tế trên sổ sách và giá trị trên hệ thống, tính toán giá trị khấu trừ của TSBĐ để tính toán chính xác số liệu trích lập dự phòng; theo dõi, kiểm tra biến động số trích lập dự phòng toàn hệ thống để chỉ đạo chi nhánh trích lập dự phòng theo phương án đã được NHNN chấp thuận.

- Việc phân loại nợ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu theo quy định của NHNN.

- Kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh Chi nhánh thực hiện nghiêm túc quy định về XLRR, đảm bảo hồ sơ XLRR chặt chẽ, đúng quy định.

- Thực hiện chế độ khen thưởng tới tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác thu hồi nợ XLRR để khuyến khích Chi nhánh.

- Thực hiện tốt việc triển khai thông tư số 03/2013/TT-NHNN về Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp kịp thời, chính xác thông tin tín dụng cho CIC.

- Xây dựng và hoàn thiện các báo cáo cung cấp thông tin tín dụng, báo cáo phân loại nợ theo thông báo của CIC theo thông tư 03/2013/TT-NHNN

ngày 28/01/2013; phối hợp xây dựng phần mềm cập nhật thông tin các khách hàng có dư nợ tại Agribank đang phân loại vào nhóm nợ thấp hơn nhóm nợ của khách hàng tại TCTD khác.

- Thường xuyên đưa ra các thông tin cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, phân tích thông tin liên quan đến các khách hàng có dư nợ lớn, chấm điểm, xếp hạng chưa chính xác, khách hàng vay liên chi nhánh, cảnh báo đối với một số khách hàng có tiềm ẩn rủi ro cao.

- Giám sát, đôn đốc việc thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng định kỳ hàng quý theo quy định; thực hiện rà soát kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng đối với các khách hàng vượt thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Chi nhánh trình Trụ sở chính.

2.3. ĐÁNH GIÁ

2.3.1. Nhữn g kết quả đã đạt được

Trong những năm qua hoạt động cho vay hộ sản xuất của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, góp phần to lớn vào công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, thể hiện trên một số mặt chủ yếu:

Thứ nhất,, việc mở rộng trong cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân tại Chi nhánh đã góp phần vào sự phát triển kinh tế cho hộ sản xuất và cá nhân, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Hạn chế việc cho vay nặng lãi, tránh rất nhiều khách hàng lâm vào tình cảnh vỡ nợ.

Hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển, vốn tín dụng đã kịp thời đáp ứng bổ sung nhu cầu vốn sản xuất cho các hộ gia đình. Qua đó đã tận dụng được tiềm năng lao động để có được hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất.

cho các hộ nông dân có điều kiện tập trung tu liệu sản xuất, kết hợp lao động, đất đai, vốn... để mở rộng sản xuất từ đó thúc đẩy hình thành phát triển mô hình kinh tế trang trại.

Thứ hai, du nợ hộ sản xuất và cá nhân không ngừng tăng truởng, đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tín dụng, du nợ tăng liên tục trong 3 năm gần đây cho thấy công tác mở rộng cho vay đạt hiệu quả cao. Trong đó, du nợ chiếm chủ yếu là các khoản cho vay ngắn

Một phần của tài liệu 1271 phát triển hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w