3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC HỘ SẢN
3.2.10. Đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động phục vụ
vớ địa p hương
Một là, đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động phục vụ khách hàng và hoạt động quản trị của NH
Ngày nay, công nghệ hiện đại là yếu tố thể hiện khả năng tài chính và năng lực cạnh tranh của các NH. Ngân hàng phải hướng tới công nghệ hiện đại đủ để sẵn sàng phục vụ hàng trăm ngàn khách hàng cùng lúc và ở nhiều nơi khác nhau. Công nghệ này có thể cho phép các giao dịch từ xa mà khách hàng không cần phải trực tiếp đến trụ sở NH. Các ứng dụng công nghệ cần phải triển khai và hoàn thiện như:
- Xây dựng và triển khai hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng CRM, trước tiên cập nhật đầy đủ thông tin khách hàng vào CIF hiện tại sau đó xây dựng thành một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng đầy đủ. Đây là công cụ chính đối với ngành NH để bảo vệ thị phần và tạo tăng trưởng.
- Xây dựng hệ thống Contact center9 giúp khách hàng được tư vấn từ xa, đây cũng là công cụ để NH thu thập thông tin khách hàng, từ đó có thể nghiên cứu tâm lý khách hàng theo mỗi phân đoạn thị trường và phân khúc khách hàng, chăm sóc khách hàng được tốt nhất như: giới thiệu các dịch vụ mới cho khách hàng, tư vấn các SPDV NH, các chương trình khuyến mãi của NH, gửi thư cám ơn, chúc mừng tới khách hàng,...
- Nghiên cứu xây dựng, triển khai thống nhất bộ mã ngành cho vay nhằm quản lý tập trung các sản phẩm cho vay và hạn chế rủi ro. Nghiên cứu mở rộng ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tích hợp bổ sung các tiện ích gia tăng cho sản phẩm cho vay như là: NH làm dịch vụ thu tiền nước, tiền điện thoại, tiền điện, tiền Internet của các khách hàng vay vốn.
- Xây dựng các ứng dụng nghiệp vụ trên hệ thống IPCAS, nâng cao năng lực xử lý, độ an toàn và ổn định trong hệ thống IPCAS: chỉnh sửa hệ thống IPCAS tăng cường khả năng kiểm soát, phê duyệt, nghiên cứu nghiệp vụ, xây dựng chương trình cho công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán.
Ba là, tăng cường mối quan hệ với địa phương
- Củng cố hệ thống mạng lưới hoạt động, tiếp tục sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc tại các chi nhánh loại 2 và các Phòng giao dịch để tăng khả năng cạnh tranh.
- Tiếp tục duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Đảng, chính quyền địa phương các cấp phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức tốt việc tuyên truyền công tác huy động vốn và truyền tải vốn tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp đến với nhân dân tại các xã, huyện.
- Tiếp tục tổ chức và phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên thường xuyên phát động các phong trào thi đua gắn với quyền lợi vật chất với kết quả của từng người lao động, động viên khen thưởng kịp thời. Tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội gắn với các hoạt động của địa phương.
Để thực hiện được điều này đòi hỏi NH cần có một khoản ngân sách đầu tư dài hạn bên cạnh đội ngũ nhân viên có thể khai thác hết các ứng dụng nghiệp vụ trên nền công nghệ hiện đại. Tuy nhiên bài toán đặt ra cho NH trong đầu tư công nghệ là làm sao không đầu tư lãng phí mà còn phải sử dụng công nghệ đó trong một khoảng thời gian dài sau này mà không bị lạc hậu và việc hoàn vốn đầu tư phải được tính toán một cách thật hiệu quả.
3.3. KIÉ N NGHỊ
3.3.1. Kiến n ghi với n g ân h à n g n h à nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đơn vị quản lý cao nhất của hệ thống NH thương mại tại Việt Nam, để mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân, rất cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía NH Nhà nước. Cụ thể:
- Ngân hàng Nhà nước cần định hướng chính sách cho các NH thương
mại trong hệ thống. Đối với Agribank rất cần các chính sách cho vay hỗ trợ hộ sản xuất và cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xuất phát từ các bộ ban ngành sau đó được cụ thể hóa bằng các văn bản quy định của NH Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước cần có nguồn vốn ưu đãi cho phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, nguồn vốn dự án với lãi suất ưu đãi, để tạo điều kiện cho hộ dân có điều kiện phát triển SXKD, tăng thu nhập.
- Ngân hàng Nhà nước cần rà soát, chỉnh sửa ban hành các văn bản pháp lý để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh và thông thoáng cho NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM trong kinh doanh, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
- Ngân hàng nhà nước nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ
về sử dụng các chương trình mới theo hướng hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, các
khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về cho
vay tiêu dùng giữa các tổ chức tín dụng và các ngân hàng với nhau.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra tại chỗ các tổ chức tín dụng nhằm giám sát, ngăn ngừa và cảnh báo kịp thời các rủi ro tín dụng. Để thực hiện tốt điều này, cần khẩn trương cải cách thanh tra NH nhà nước theo hướng tập trung hoá, hình thành Tổng cục giám sát NH có chi cục ở một số khu vực. Đồng thời thay đổi phương thức tiếp cận, quy trình nghiệp vụ thanh tra giám sát.
3.3.2. Kiến n ghi đố i với Ngân hàn g Nông nghiệp và Phát triển nôn g thôn Việt Nam
Về quy trình cấp tín dụng: Đề nghị Agribank hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, mô hình quản lý tín dụng thống nhất từ Trụ sở chính đến chi nhánh, ban hành đồng bộ các quy chế, quy trình cấp tín dụng chuẩn, để nâng cao chất lượng trong việc thẩm định quyết định cho vay phù hợp với mô hình độc lập giữa thẩm định và quyết định cho vay, chỉnh sửa những cơ chế còn tồn tại vướng mắc, tạo sự
chủ động cho chi nhánh trong điều hành hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó nghiên cứu nhằm đơn giản tối đa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo cơ sở pháp lý. Đối với cho vay hộ sản xuất và cá nhân thủ tục cần đơn giản và chặt chẽ, không nên sử dụng quá nhiều các loại giấy tờ gây phiền hà cho khách hàng, vì
trình độ nhận thức của khách hàng ở khu vực nông thôn rất hạn chế.
Hoàn thiện cơ chế phân phối thu nhập về tiền lương, tiền thưởng, chế độ công tác phí, phụ cấp; đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ nhằm thu hút nhân tài. Ngoài ra, NH có thể lập các quỹ khen thưởng cho các cán bộ, nhân viên làm việc có hiệu quả, thường xuyên bám sát địa bàn, và có thành tích xuất sắc trong một thời gian nhất định. Việc thường xuyên khuyến khích đem lại sự tích cực trong cung cách làm việc của nhân viên trong hệ thống NH.
Agribank nên mở các lớp tập huấn nhằm đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ các chi nhánh, tập trung vào nội dung kỹ thuật thẩm định trong cho vay, quy trình kinh tế kỹ thuật của một số ngành liên quan, chế độ kế toán thống nhất của các ngành. Các cán bộ NH cũng nên tự tố chức học tập nghiên cứu văn bản hiện hành, hội thảo trao đổi với cơ sở hàng tuần, hàng tháng về nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương.
Về công nghệ: Việc ứng dụng thành công phần mềm của chương trình IPCAS đã giúp cho Agribank có điều kiện mở rộng và phát triển dịch vụ, nâng cao vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật vẫn còn hạn chế như: Đường truyền đôi khi còn chậm làm ảnh hưởng tới việc nhập dữ liệu cũng như trong giao dịch giải phóng khách hàng; mặt khác do dữ liệu còn sai sót và truyền về cho chi nhánh chậm, nên chưa phục vụ tốt cho công tác quản lý, điều hành; cán bộ NH chưa ứng dụng thành thạo chương trình, bản thân chương trình thì chưa tối ưu hóa yêu cầu của người sử dụng, một số nghiệp vụ về truy cập thông tin, theo dõi chỉ tiêu, báo cáo chưa cập nhật kịp thời. Vì vậy, đề nghị Agribank sớm nâng cấp và hoàn thiện hơn nữa chương trình IPCAS để phục vụ tốt công tác quản lý, điều hành và phát triển, mở rộng dịch vụ.
Về cơ sở vật chất: Đề nghị Agribank sớm cấp vốn xây dựng, nâng cấp trụ sở một số chi nhánh loại II và phòng giao dịch đã xuống cấp, hư hỏng. Tăng cường nguồn vốn mua sắm tài sản cố định, thiết bị tin học hàng năm để
thay thế những tài sản đã hết khấu hao, không phù hợp để phục vụ hoạt động kinh doanh NH hiện đại. Từ đó, nâng cao vị thế, thương hiệu của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định trên địa bàn hoạt động