3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC HỘ SẢN
3.2.3. Giải pháp mở rộng nguồn vốn
hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí hợp lý sẽ gây sức ép lớn lên hoạt động đầu ra: khó khăn về vốn không đủ cung cấp cho khách hàng có nhu cầu, chi phí đầu vào cao dẫn tới lãi suất cho vay phải tăng cao khiến việc tìm kiếm khách hàng trở nên khó khăn đặc biệt với người vay chủ yếu là các hộ sản xuất và cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Ngoài ra, nếu hoạt động huy động vốn của NH không phát triển xứng tầm thì cũng sẽ không đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động như thanh toán, cấp tín dụng và đảm bảo tính thanh khoản cho NH. Các giải pháp cụ thể như sau:
- Xác định công tác huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu huy động vốn để bảo đảm cân đối tại chỗ, vừa bảo đảm thanh khoản, vừa bảo đảm đủ nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn của NH cấp trên; Tăng cường huy động các nguồn vốn rẻ, ổn định, lãi suất thấp; Theo dõi sát biến động các luồng tiền, xử lý linh hoạt về lãi suất và phí điều vốn, khen thưởng kịp thời để vừa tạo sự công bằng giữa chi nhánh có điều kiện huy động vốn cung ứng cho chi nhánh thiếu vốn nhưng có điều kiện tăng trưởng tín dụng, vừa là công cụ điều hành có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện phân loại khách hàng theo đối tượng quy mô nhằm xây dựng hệ
thống khách hàng thân thiết, triển khai cơ chế, chính sách chăm sóc, thu hút khách
hàng phù hợp. Đưa ra các gói sản phẩm huy động trên cơ sở thương hiệu, có sự nghiên cứu, tính toán đến sự gần gũi, thiết yếu đối với từng đối tượng khách hàng,
tổ chức tốt các chương trình tri ân khách hàng theo định kỳ.
- Chủ động các biện pháp huy động vốn theo hướng chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn có chi phí vốn hợp lý, chú trọng huy động nguồn vốn với lãi suất thấp, ổn định nhằm đạt và vượt kế hoạch năm 2020 được giao.
- Chú trọng đúng mức tới hình thức huy động tiền gửi thanh toán thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ gắn với chất lượng: như chi trả kiều hối,
thanh toán quốc tế...
- Tiếp tục duy trì tổ huy động vốn giải phóng mặt bằng. Có cơ chế và chính sách đặc thù đối với các đợt huy động đền bù nhằm nâng cao hiệu quả huy động.
- Quan tâm liên hệ chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, có nguồn thu và luợng tiền nhàn rỗi lớn và ổn định nhằm khơi tăng nguồn vốn.
- Tích cực mở rộng các hoạt động thanh toán, thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng để tăng nguồn vốn tạm thời trong thanh toán với lãi suất thấp, góp phần hạ thấp lãi suất bình quân đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán nguồn vốn đến từng cán bộ, từng đơn vị để khơi tăng nguồn vốn, chủ động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh năm 2020.
- Tranh thủ sự ủng hộ của Đảng, Nhà nuớc, các bộ, ban, ngành, chính quyền
các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp cùng chung tay với Agribank làm nhiệm vụ chính trị tại địa phuơng là đầu tu vốn cho mặt trận nông nghiệp, nông thôn để từ đó hợp tác trong việc mở tài khoản tiền gửi tại Agribank, thanh toán luơng qua tài khoản, sử dụng các dịch vụ của Agribank. Đặc biệt tuyên
truyền, kêu gọi, khai thác triệt để thế mạnh vốn có của Agribank, gắn trách nhiệm
và sứ mệnh nhằm giữ và khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức nhu: Kho bạc nhà nuớc, bảo hiểm xã hội, công ty điện lực...
Trong xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tạo dựng niềm tin, cảm mến của khách hàng vào Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định chính là cách tăng truởng luợng vốn huy động hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay.