Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 58)

Khi phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, có nhiều trường phái đưa ra các nhóm nhân tố khác nhau tùy theo các cách đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại có thể nhóm thành 2 nhóm: nhóm các nhân tố vĩ mô và nhóm các nhân tố vi mô.

1.2.3.1. Nhóm các nhân tố vĩ mô

(1) Sự tăng trưởng GDP:

Sự tăng trưởng GDP là một trong yếu tốđược các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ ra là có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng (Ví dụ: Salas và Saurina, 2002; Gabriel Jimenez & Jesus Saurina, 2006; Abhiman Das và Saibal Ghosh, 2007; Funda, 2014; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014...). Salas và Saurina (2002) đã nghiên cứu sự tác động đến nợ xấu của ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1997, nghiên cứu đã phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007) đã nghiên cứu về các ngân hàng ởẤn độ, bằng việc phân tích dữ liệu bảng giai đoạn 1994-2005 kết hợp giữa phương pháp OLS và GMM trong phân tích, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm thì khách hàng khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng thì rủi ro tín dụng ngân hàng tăng. Nghiên cứu yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu tại 9 ngân hàng thương mại lớn nhất Hy Lạp giai đoạn 2003 - 2009 của Louzis et al. (2012) cũng chỉ ra rằng GDP tác động tiêu cực tới nợ xấu, sự suy thoái nền kinh tế có ảnh hưởng đến nợ xấụ Zribi và Boujelbène (2011) nghiên cứu tại 10 ngân hàng thương mại tại Tunisia trong giai đoạn 1995-2008, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của GDP sẽ ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu thực nghiệm của Ahlem (2013) ở 3

quốc gia (Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp) với 85 ngân hàng giai đoạn 2004-2008, của Castro (2013) nghiên cứu ở 5 ngân hàng Châu Âu (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý), của Marijana et al. (2013) với 69 ngân hàng Đông Nam Châu Âu ở 10 quốc gia giai đoạn 2003-2013. Kết quả nghiên cứu này cũng được khẳng định trong các nghiên cứu ở Việt Nam như Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trương Đồng Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015).

(2) Lạm phát:

Lạm phát là một trong những yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mạị Khi lạm phát tăng cao làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, trì trệ, thu nhập người lao động giảm do đó khó khăn cho việc trả nợ vay với ngân hàng, do đó làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng. Một số nghiên cứu thực nghiệm kết quả nghiên cứu đã chỉ rằng lạm phát có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng (Ví dụ: Gunsel, 2008; Marijana et al. 2013…). Gunsel (2008) một nghiên cứu thực nghiệm ở North Cyprus chỉ ra rằng yếu tố lạm phát có ảnh hưởng tích cực tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mạị Marijana et al. (2013) tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm hệ thống ngân hàng ở Đông Nam Châu Âu với mẫu là 69 ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia trong giai đoạn 2003- 2010, kết quả chỉ ra rằng lạm phát tăng cao làm cho nợ xấu tăng. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Funda (2014) ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1998-2012. Tuy nhiên, Vogiazas and Nikolaidou (2011) nghiên cứu thực nghiệm ở Hy Lạp cho kết quả là lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) cũng xem xét yếu tố này trong nghiên cứu kết quả tìm thấy có mối quan hệđồng biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu nhưng chưa tìm thấy có ý nghĩa thống kê.

(3) Tỷ giá hối đoái:

Sự gia tăng tỷ giá hối đoái có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩụ Điều này sẽảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn đối với ngân hàng và tới rủi ro tín dụng của ngân hàng. Zribi và Boujelbène (2011) cho rằng tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể tới rủi

ro tín dụng của ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn 1995-2008. Hay nghiên cứu ở Castro (2013) xem xét mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và rủi ro tín dụng của ngân hàng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái thực có ảnh hưởng đáng kể tới rủi ro tín dụng của ngân hàng, tới cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian gần đâỵ Kết quả nghiên cứu này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Funda (2014) ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1998-2012 khi cho rằng tỷ giá hối đoái tăng thì làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) cũng xem xét yếu tố này trong nghiên cứu kết quả tìm thấy tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ tiêu cực nhưng chưa tìm thấy có ý nghĩa thống kê.

(4) Thất nghiệp:

Thất nghiệp sẽ tác động tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, khi thất nghiệp tăng thì đồng nghĩa với việc khả năng tạo ra tiền mặt, khả năng trả nợ của khách hàng giảm và từ đó dẫn tới nợ xấu của ngân hàng tăng. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp có tác động tích cực tới tỷ lệ nợ xấu, tới rủi ro tín dụng của ngân hàng (Ví dụ: Castro, 2013; Louzis et al., 2012; Ahlem, 2013…). Nghiên cứu của Castro (2013) ở 5 ngân hàng Châu Âu cho rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ thất nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm ở 9 ngân hàng lớn nhất của Hy Lạp của Louzis et al. (2012) kết quả cũng có sự tương đồng với nghiên cứu của Castro (2013). Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Ahlem (2013) tại 85 ngân hàng thương mại ở Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha giai đoạn 2004-2008 và của Funda (2014) ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1998-2012. Yếu tố tỷ lệ thất nghiệp có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu nhưng chưa tìm thấy có ý nghĩa thống kê (Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch, 2015).

(5) Lãi suất danh nghĩa:

Lãi suất có tác động trực tiếp tới hoạt động vay vốn của khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ ra rằng lãi suất danh nghĩa có tác động tích cực tới tỷ lệ nợ xấu, tới rủi ro tín dụng của ngân hàng như Castro (2013), Louzis et al. (2012), Ahlem (2013)… Louzis et al. (2012) một nghiên cứu thực nghiệm ở Hy Lạp sử dụng số liệu bảng phân tích kết quả chỉ ra rằng lãi suất có tác động tích cực tới nợ xấu của các ngân hàng thương mạị Hay nghiên cứu của

Marijana và cộng sự (2013) giai đoạn 2003-2013 tại 69 ngân hàng thương mại ở 10 quốc gia, nghiên cứu cũng cho kết quả rằng lãi suất cao thì làm cho nợ xấu của của các ngân hàng tăng caọ Funda (2014) ở Thổ Nhĩ Kỳ, Zribi và Boujelbène (2011) cũng cho kết quả tương tự. Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và nợ xấu chưa có ý nghĩa thống kê (Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch, 2015).

Ngoài các yếu tố vĩ mô (GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thất nghiệp) có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, thì các nghiên cứu trước đây còn chỉ ra rằng yếu tố nợ công (Louzis et al., 2012), chỉ số Index, cung tiền M2 (Funda, 2014) có ảnh hưởng tích cực tới rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mạị

1.2.3.2. Nhóm các nhân tố vi mô

(1) Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ:

Tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại chịu sựảnh hưởng của tỷ lệ nợ xấu năm trước. Điều này được khẳng định trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Thiagarajan et al. (2011), Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007), Daniel Foos et al. (2010), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)… Nghiên cứu thực nghiệm tại 37 ngân hàng thương mại ở Ấn Độ giai đoạn 2001-2010 của Thiagarajan et al. (2011) đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của năm hiện tại, rủi ro tín dụng của năm quá khứ không hoàn toàn bị xóa bỏ mà nó ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của năm hiện tạị Kết quả nghiên cứu này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014). Tuy nhiên, Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) thì cho rằng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu năm trước cao hơn thì tỷ lệ xấu năm sau sẽ giảm bởi các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ nỗ lực giảm tỷ lệ nợ xấụ

(2) Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng:

Tăng trưởng tín dụng là một trong yếu tố vi mô thuộc về ngân hàng có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự tăng trưởng tín dụng quá nóng sẽ có tác động tích cực tới rủi ro tín dụng của ngân hàng (Ví dụ: Weinberg,1995; Abhiman Das và Saibal Ghosh, 2007; Thiagarajan et al., 2011; Daniel Foos et al., 2010...). Weinberg (1995) đưa ra giả thuyết rủi ro cho vay tăng trong thời kỳ phát triển kinh tế vì lợi nhuận kỳ vọng từ các

dự án đầu tư được cải thiện và do đó, lợi nhuận kỳ vọng từ tất cả các khoản vay đã khiến ngân hàng thường xuyên nới lỏng các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành, trong khi hoạt động tín dụng cần được thắt chặt các tiêu chuẩn, do đó các khoản nợ xấu tăng lên cùng với sự gia tăng tín dụng. Nghiên cứu của Daniel Foos et al. (2010) tại 16.000 ngân hàng thương mại ở 29 quốc gia trong giai đoạn 1997-2007, sử dụng dữ liệu bảng phân tích kết quả cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nóng của ngân hàng có tác động tích cực tới rủi ro tín dụng của ngân hàng sau hai, ba năm. Khi ngân hàng nới lỏng tín dụng thì làm gia tăng các khoản vay có chất lượng thấp, điều này dẫn tới khả năng không trả được nợ, trả không đúng hạn của khách hàng gia tăng. Điều này cũng được khẳng định trong kết quả nghiên cứu của Klein (2013), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trương Đồng Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015).

(3) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng:

Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để kiểm soát tổn thất các khoản vay, bảo hiểm các khoản vaỵ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ tích cực với rủi ro tín dụng. Điều này đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây

như Hasan and Wall (2003), Daniel Foos et al.(2010), Hasna and Zied (2015)… Nghiên cứu thực nghiệm của Hasan and Wall (2003) gồm có 5 ngân hàng thương mại ở Mỹ và 3 ngân hàng thương mại không phải của Mỹ (nhóm 21 quốc gia, Canada, Nhật). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng yếu tố tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Hasna and Zied (2015) trong nghiên cứu về nhân tốảnh hưởng tới rủi ro tín dụng bằng chứng từ nghiên cứu xuyên quốc giạ Tuy nhiên, nghiên cứu ở Việt Nam của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) thì có kết quả trái ngược rằng tỷ lệ trích lập dự phòng có tác động tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức ý nghĩa 1%. Điều này hoàn toàn trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả là tác động tỷ lệ thuận.

(4) Quy mô ngân hàng:

Quy mô thể hiện năng lực thị trường của ngân hàng đó. Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố vi mô được nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra là có tác động tiêu cực tới rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Ví dụ: Jin-Li Hu et al.,

2004; Thiagarajan et al., 2011; Das and Ghosh, 2007, … Nghiên cứu của Jin-Li Hu et al. (2004) đã chỉ ra rằng quy mô của ngân hàng và rủi ro tín dụng của ngân hàng có quan hệ ngược chiều, ngân hàng có quy mô lớn thì rủi ro tín dụng thấp hơn so với ngân hàng có quy mô nhỏ. Điều này cũng được khẳng định trong các nghiên cứu của Salas và Suarina (2002), Das and Ghosh (2007), Hess et al. (2009), Louzis, Vouldis, & Metaxas (2010), Thiagarajan et al. (2011). Tuy nhiên, nghiên cứu của Daniel (2010), Zribi và Boujelbène (2011) thì mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và RRTD cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Rajan và Dhal (2003), Ghosh (2015), Do và Nguyen (2013), V. T. H. Nguyen (2015), K. T. Nguyen và Dinh (2015), Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015).

(5) Chi phí hoạt động của ngân hàng:

Chi phí hoạt động của ngân hàng là một trong những yếu tố vi mô có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng. Khi chi phí hoạt động của ngân hàng tăng để đảm bảo lợi nhuận của các ngân hàng thì các ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng. Việc nới lỏng tín dụng sẽ làm phát sinh các món vay có vấn đề và do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ gia tăng. Mặt khác nữa khi nợ xấu tăng, rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng phát sinh các khoản chi phí xử lý nợ xấu do đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút. Berger and DeYoung (1997) đã dựa trên bốn giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu để nghiên cứu sựảnh hưởng của cấu trúc vốn đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí ngân hàng và nợ xấu có mối quan hệ với nhau, khi ngân hàng dành ít chi phí cho hoạt động tín dụng như thẩm định hồ sơ, kiểm soát khoản vay …thì làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng, rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng trong tương laị Hay Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007) nghiên cứu thực nghiệm các ngân hàng thương mại ởẤn độ trong giai đoạn 1994-2005, với kỹ thuật sử dụng dữ liệu bảng nâng cao phân tích, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí hoạt động của ngân hàng đóng vai trò quan trọng tới các khoản vay có vấn đề.

(6) Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng:

Một trong những yếu tố thuộc về phía ngân hàng có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng được chỉ ra trong nghiên cứu trước đây là thu nhập ngoài lãị Tăng trưởng tín

dụng lớn là do ngân hàng thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, dẫn tới các khoản vay có vấn đề gia tăng và do đó làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng. Louzis et al. (2012) chỉ ra rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ lệ nợ xấu, nghiên cứu này cho rằng ngân hàng có các khoản thu nhập thay thế, ngân hàng đa dạng các khoản thu nhập. Tuy nhiên, Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) có kết quả trái ngược rằng thu nhập ngoài lãi có quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Như vậy, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng có ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới rủi ro tín dụng của ngân hàng.

(7) ROA và ROE:

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được cho là những yếu tố có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mạị Louzis et al. (2012) nghiên cứu thực nghiệm ở Hy Lạp đã chỉ ra rằng, ROA, ROE của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực tới rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) tại 26 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 cũng cho rằng ROE và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ tương quan ngược chiều, lợi nhuận của ngân hàng thấp thì chứng tỏ quản lý ngân hàng không tốt nên tỷ lệ xấu tăng. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Trương Đồng Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) tại 155 quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)