Đối với nhân tố “Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 140 - 141)

ngân hàng”

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân hàng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng. Điều đó có nghĩa là nếu NHTM nào càng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua việc mở rộng chi nhánh và sở giao dịch thì càng chiếm lĩnh được thị phần, tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới giao dịch sẽ làm tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng và làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các NHTM do đó nếu NHTM không có biện pháp kiểm soát tốt hệ thống chi nhánh và sở giao dịch của mình thì rủi ro sẽ xảy ra đặc biệt là rủi ro tín dụng. Do đó, để tránh rủi ro xảy ra, các NHTM vẫn có thể mở rộng mạng lưới giao dịch của mình nhưng phải đảm bảo:

Thứ nhất, các NHTM muốn mở rộng mạng lưới giao dịch phải là những ngân hàng có nền tảng tài chính vững mạnh và phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện được cấp phép theo quy định trong Thông tư 21/2013 của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, theo Thông tư 21/2013 quy định về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại, để được mở thêm chi nhánh thì ngân hàng thương mại phải kinh doanh có lãi; tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%; vốn tối thiểu cho mỗi chi nhánh là 300 tỷđồng….

Thứ hai, Ngân hàng nhà nước chỉ chấp thuận cho các NHTM mở mới thêm chi nhánh và phòng giao dịch tại các địa bàn ngoại thành, nông thôn, vùng sâu, vùng xa chứ không được tập trung tại các thành phố lớn nhằm hạn chế tình trạng nơi thừa nơi thiếu dịch vụ ngân hàng và đểđảm bảo phương châm ởđâu cần ởđó có ngay và ngân hàng luôn cung cấp dịch vụở mọi lúc mọi nơị

Thứ ba, các NHTM có thể lựa chọn một hình thức khá đặc biệt đó là con đường sáp nhập với nhau để mở rộng mạng lưới giao dịch một cách nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất. Chẳng hạn: trước khi sáp nhập, Sacombank có 428 điểm giao dịch, ít hơn Vietcombank, nhưng sau khi SouthernBank sáp nhập vào Sacombank thì tăng lên 564 điểm giao dịch - vươn lên đứng thứ 4 trong hệ thống chỉ sau Agribank, VietinBank, BIDV. Hay là BIDV sau khi nhận toàn bộ hệ thống MHB nhập vào đã giúp ngân hàng này có hệ thống phòng giao dịch và chi nhánh lên đến hơn 1.000 đơn vị, vươn lên dẫn đầu hệ thống các ngân hàng đã cổ phần hóa xét về mạng lướị

Thứ tư, về kênh phân phối sản phẩm: thay vì việc phát triển kênh phân phối truyền thống là các chi nhánh và sở giao dịch thì các NHTM có thể phát triển kênh phân phối hiện đại dựa trên nền tảng của phát triển hệ thống công nghệ thông tin như: kênh phân phối thông qua máy ATM và POS, kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử. Đặc biệt là cần đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm:

- Phonebanking: chỉ thông qua 1 cú điện thoại đơn giản mà khách hàng có thể thực hiện các giao dịch, kiểm tra và cập nhật thông tin hoạt động của ngân hàng cũng như nhờ ngân hàng tư vấn các gói dịch vụ có sẵn và sắp sửa cho ra của ngân hàng.

- Internetbanking: hiện nay internet ngày càng phát triển và trở thành phổ biến trong trong đời sống của người dân. Chính vì vậy, mọi dịch vụ liên quan đến internet đều rất thu hút khách hàng vì tính nhanh gọn, thuận lợi và không mất thời gian.

- Mobilebanking: với sự phát triển của điện thoại thông minh, mọi dịch vụ ngân hàng có thểđược tích hợp thông qua ứng dụng trên hệ thống và có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào có sử dụng Wifi, mạng LAN, mạng 3G, mạng 4G. Đây có thể là sản phẩm dịch vụ được đánh giá là sản phẩm chủ đạo của các NHTM hiện naỵ Tại các NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã triển khai các dịch vụ Mobilebanking như: SMS Banking, Mobile Bank Plus, Fast Mobile…và được khách hàng đánh giá rất caọ Vì vậy, trong thời gian tới các NHTM cần nghiên cứu thêm nhiều tính năng của dịch vụ này nữa để có thể đáp ứng tất cả mọi nhu cầu cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 140 - 141)