Đối với nhân tố “Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi”

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 137 - 140)

Nguồn thu nhập của các NHTM đến từ hai hoạt động chính đó là nguồn thu nhập từ lãi và nguồn thu nhập ngoài lãị Trong đó, nguồn thu nhập từ lãi gồm các khoản thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, đây là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Nguồn thu ngoài lãi bao gồm các khoản thu khác ngoài những khoản thu từ hoạt động tín dụng như: Thu phí từ hoạt động cung cấp các dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng ngân hàng điện tử; Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ; Thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh; Thu nhập từ giao dịch các công cụ phái sinh; Thu nhập từ các khoản đầu tư góp vốn cổ phần hay liên doanh liên kết ; Thu phí tư vấn, phí hoa hồng môi giới và thu nhập ủy thác....

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng, điều đó có nghĩa là NHTM nào có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao và ngân hàng càng có khả năng chống đỡ với rủi ro tín dụng xảy rạ Hay nói cách khác, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi càng lớn thể hiện mức độđa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ nàỵ Nó cũng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua đó giảm thiểu được rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó, để giảm thiểu được rủi ro tín dụng thì các NHTM phải tìm cách mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phi tín dụng bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống nhằm mở rộng các nguồn thu nhập ngoài lãi từ các dịch vụ nàỵ Cụ thể:

Thứ nhất, các NHTM cần chú trọng đa dạng hóa các kênh cung ứng dịch vụ phi tín dụng bằng cách:

- Mở rộng hợp lý mạng lưới kênh truyền thống kết hợp với đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại (E-banking, mobile banking, internet banking...) thông qua ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.

- Tiếp tục phát triển, sắp xếp hợp lý mạng lưới ATM và POS trên toàn quốc đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường; khuyến khích các NHTM hay tổ chức khác đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực nông thôn, khó tiếp cận các điểm giao dịch của ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy ATM

tính năng hiện đại; xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2021 - 2025;

- Khuyến khích hợp tác trong mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa ngân hàng và tổ chức công nghệ tài chính (Fintech), các tổ chức phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đểđẩy mạnh phát triển mạng lưới đại lý các dịch vụ phi tín dụng cho ngân hàng với chi phí thấp; tạo môi trường pháp lý thích hợp cho việc phát triển các tổ chức công nghệ tài chính an toàn, hiệu quả; ban hành chuẩn kết nối giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức công nghệ tài chính;

- Có chính sách mở rộng các điểm tiếp cận tiền mặt và các hình thức thanh toán mới, hiện đại, tiện lợi, có chi phí hợp lý, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức khác không phải ngân hàng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng ngân hàng:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phi tín dụng theo hướng cải thiện thái độ phục vụ, đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có khả năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chưa được, hoặc ít được ngân hàng phục vụ; phát triển các sản phẩm tài chính vi mô linh hoạt, có cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu đại bộ phận người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Phát triển nhiều dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử từ thẻ ngân hàng; xây dựng chuẩn thẻ chíp nội địa và triển khai kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chíp tại Việt Nam với lộ trình thích hợp

nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.

- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên di động, thanh toán qua QR Code, Tokenization,...; áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)