Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 144 - 176)

Thứ nhất, khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, luận án mới chỉ tập trung phân tích các nhân tốđịnh lượng mà chưa phân tích và đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố định tính bên trong ngân hàng như: chính sách tín dụng của ngân hàng, đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng, nguồn thông tin thu thập từ khách hàng và các nhân tố từ phía khách hàng như: khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng không có thiện chí trả nợ ngân hàng, trình độ và năng lực quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay không hiệu quả, tình hình tài chính của khách hàng không tốt lại sử dụng vốn vay quá lớn… dẫn đến kết quảđo lường là chưa thật sựđầy đủ. Do đó các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành phân tích và đo lường sựảnh hưởng của các nhóm nhân tốđịnh tính nàỵ

Thứ hai, về phạm vi không gian nghiên cứu: tác giả lựa chọn 20 NHTM Việt Nam để nghiên cứu, như vậy lượng mẫu phục vụ cho việc điều tra khảo sát đối với cả hệ thống NHTM ở Việt Nam là chưa đủ tính đại diện, do đó các nghiên cứu tiếp theo có thể lựa chọn nghiên cứu với số lượng NHTM nhiều hơn hay có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các tổ chức tín dụng khác trong hệ thống TCTD của Việt Nam.

Thứ ba, trong mô hình nghiên cứu của luận án; khi phân tích và đo lường các nhân tố định lượng thông qua các số liệu thứ cấp, tác giả mới chỉ đo lường được 2 nhân tố vĩ mô và 7 nhân tố vi mô. Tuy nhiên, thực tế rủi ro tín dụng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố vi mô và vĩ mô khác như: đòn bảy tài chính, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ

thất nghiệp, lãi suất thực ngân hàng... Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể xây dựng mô hình đo lường thêm các nhân tố vi mô và vĩ mô khác.

KẾT LUẬN

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng và là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều rủi rọ Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể tác động rất nặng nềđến các hoạt động kinh doanh khác và có thể làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và có hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững. Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng mặc dù đã được các ngân hàng thương mại quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chính xác, chặt chẽ và theo thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải xác định được các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng từ các nhân tốđó.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận án đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau:

Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mạị Với những phân tích và lập luận có tính thuyết phục, luận án đã chỉ ra những nguyên nhân của rủi ro tín dụng cũng như hậu quả của rủi ro tín dụng đối với các NHTM và đối với nền kinh tế; qua đó luận án trình bày các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. Đặc biệt, luận án đã phân tích được những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại bao gồm cả nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô. Những nội dung này sẽ tạo cơ sở luận cho những phân tích đánh giá ở Chương 3.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020 theo các chỉ tiêu trực tiếp và gián tiếp đo lường rủi ro tín dụng (chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, chỉ tiêu dư nợ

cho vay/Tổng tài sản, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng). Từ những phân tích này, luận án giúp cho các nhà nghiên cứu và quản lý ngân hàng có cái nhìn tổng quát về thực tế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua, từ đó có những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam trong thời gian tớị

Ba là, thông qua tổng quan cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, luận án đã tổng lược và đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 9 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Sau đó luận án đã sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng động GMM để tiến hành phân tích và kiểm định đối với từng nhân tố cho kết quả có 8 nhân tố là có ý nghĩa thống kê thể hiện sự tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam bao gồm: tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân hàng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP và 1 nhân tố là tốc độ tăng trưởng tín dụng không có ý nghĩa thống kê bị loại khỏi mô hình.

Bốn là, trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng về rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 và kết quả phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng động GMM, luận án đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các NHTM trong thời gian tớị Các giải pháp này được xây dựng dựa trên những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong những ý kiến góp ý, chỉnh sửa để tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu saụ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Đặng Hữu Ngọc (2019), “Thực trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số 6/2019 (189), tr 73-77.

2. Đặng Hữu Ngọc (2019), “Phân tích năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 2011 - 2015 và một số giải pháp cho giai đoạn 2016 – 2020”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Tập 1-Tháng 11/2019, tr 441-454.

3. Đặng Hữu Ngọc (2019), “Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số 4/2019 (187), tr 52-55.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007), “Determinants of Credit risk in Indian

State Owned Banks: An empirical investigation”, MRPA Paper, Nọ17301.

2. Abid, L., Ouertani M., and Zouari-Ghorbel, S. (2014), “Macroeconomic and BankSpecific Determinants of Household’s Non-Performing Loans in Tunisia: A Dynamic Panel Data”, Procedia Economics and Finance, Vol.13,

Nọ1, pp. 58-68.

3. Achou, F. T. and Tegnuh, N. C. (2008), Bank Performance and Credit Risk Management, Master Degree Project School of Technology and Society,

University of Skovde Press.

4. Aduda, J. and Gitonga, J. (2011), “The relationship between Credit risk management and Profitability among the commercial banks in Kenya, Journal of

Modern Accounting and Auditing, Vol.7, Nọ9, pp.934-946.

5. Ahlem,S.M.&Fathi, J. (2013), “Micro and Macro Determinants of Non- performing Loans”, International Journal of Economics and Financial Issue,

Vol. 3, Nọ 4, pp.852-860.

6. Ali Sulieman Alshatti (2015), “The effect of credit risk management on financial performance of the Jordanian commercial banks”, Investment Management and

Financial Innovations, Vol.12, Iss:1, pp. 338-345.

7. Altman, Ẹ and Saunders, Ạ (1998), “Credit Risk Measurement: Developments over the Last 20 Years”, Journal of Banking & Finance, Vol.21, Nọ11-12, pp.

1721-1742.

8. Altunbas, ỴS. Carbo, Ẹ Gardener, P.M. & Molyneux, P. (2007), “Examining the relationships between capital, risk and efficiency in European banking”,

European Financial Management, Vol.13, Nọ1, pp.49–70.

9. Anderson, W. and Cheng H. (1982), “Formulation and Estimation of Dynamic Models Using Panel Data”, Journal of Econometrics, Vol.18, Nọ1, pp.47-82. 10. Angelopoulos, P. and Mourdoukoutas, P. (2001), Banking Risk Management in a

Globalizing Economy, Westport: Greenwood Publishing Group, tr.2-15.

11. Arellano, M. and S. Bond. (1991), “Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations”, Review of Economic Studies, Vol.58, Nọ2, pp.277-297.

12. Arellano, M. and Bover, Ọ (1995), “Another look at the instrumental – variable estimation of error-components”, Journal of Econometricts, Vol.68, Nọ1, pp.29- 52.

13. Ashour M.O (2011), Banks loan loss provision role in Earnings and Capital Management - Evidence from Palestine, Thesis for the Degree of Master in

Accounting Finance, Islamic University Gazạ

14. Athanasoglou P., Brissimis S. and Delis M.(2008),“Bank-specific, industryspecific and macroeconomic determinants of bank profitability”, Journal

of International Financial Markets, Institutions and Money, Vol.18, Nọ2, pp.121- 136.

15. Awoke, ẸT. (2014), Impact of credit risk on the performace of commercial Banks in Ethiopia, A Master thesis of Business Administration, ST.Mary s University, Ethiopiạ

16. Banker R., Chang, H. and Lee, S. (2010), “Differential impact of Korean banking system reforms on bank productivity”, Journal of Banking & Finance, Vol.34, Nọ 7, pp.1450-1460.

17. Basel Committee on Banking Supervision. (1988), Basel I: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, Bank for

International Settlements.

18. Basel Committee on Banking Supervision. (1997), Core Principles for Effective

Banking Supervision, Bank for International Settlements.

19. Basel Committee on Banking Supervision. (2000), Sound Practices for Managing Liquidity in Banking Organizations, Bank for International

Settlements.

20. Basel Committee on Banking Supervision.(2004), Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework, Bank for International Settlements.

21. Bekhet. H.A & Kamel Eletter.S.F (2014), “Credit risk assessment model for Jordanian commercial banks: Neural scoring approach”, Review of Development

Finance, Vol.4, Iss:1, pp.20-28.

22. Berger, Ạ, DeYoung, R., (1997), “Problem Loans and Cost Efficiency in Commercial Banks”, Journal of Banking and Finance, Vol. 21, pp.849–870. 23. Bessis, J. (2002), Risk management in Banking, Chichester, UK: John Wiley &

Sons.

dynamic panel data models”, Journal of Econometrics, Vol.87, Nọ1, pp.115-

143.

25. Bohn, J. R. and Stein, R. M. (2009), Active Credit Portfolio Management in Practice, John Wiley and Sons.

26. Bond, S. R., Hoeffler, Ạ, & Temple, J. R. (2001), GMM estimation of empirical

growth models, truy cập ngày 10/09/2020 tại https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm? abstract_id=290522>.

27. Boyd, J. H and Nicolo, G. D. (2005), “The theory of Bank Risk-Taking and Competition Revisited”, Journal of Finance, Vol.60, Nọ3, pp.1329-1343.

28. Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), “Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 26(10), tr.111-128.

29. Castro, V. (2013), Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking system: The case of the GIPSI, Economic Model, Vol.31, pp.672–683. 30. Chen G. T, Chung K. H & Gazzar S. E (2005), “Factors Determining

Commercial Banks’ Allowance for Loan Losses”, Commercial Lending Review, Vol.20, Issue: 2, pp. 25-47.

31. Chen, K. & Pan, C. (2012), “An Empirical Study of Credit Risk Efficiency of Banking Industry in Taiwan”, Web Journal of Chinese Management Review, Vol.15, Nọ1, pp.1-16.

32. Cucinelli, D. (2015), “The Impact of Non-performing Loans on Bank Lending Behavior: Evidence from the Italian Banking Sector”, Eurasian Journal of Business and Economics, Vol.8, Nọ16, pp.59-71.

33. Daniel, F., Norden, L., and Martin, W. (2010), “Loan growth and riskiness of banks”, Journal of Banking and Finance, Vol.34, pp.217-228.

34. Das, Ạ and Ghosh, S. (2007), “Determinants of Credit risk in Indian State Owned Banks: An empirical investigation”, MRPA Paper, Vol.17301.

35. Denizer C., Dinc M., and Tarimcilar M. (2007), “Financial liberalization and banking efficiency: evidence from Turkey”, Journal of Productivity Analysis, Vol. 27, Nọ3, pp.177–195.

36. DeYoung, R. (1998), “Management Quality and X-Inefficiency in National Banks”, Journal of Financial Services Research, Vol.13, Nọ1, pp.5-22.

37. Dương Ngọc Hào (2015), Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Tp. Hồ Chí Minh.

38. Đinh Thị Thanh Vân (2012), “So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 19, tr.5-12.

39. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.

40. Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Hội thảo khoa học: Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, số 07, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức.

41. Fadzlan Sufian & Royfaizal R. Chong (2008), “Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines”, Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, Vol.4, Nọ2, pp.91-112.

42. Fainstein, G. (2011), “The Comparative Analysis of Credit Risk Determinants In Banking Sector of the Baltic States”, Review of Economics & Finance, pp.20-37. 43. Fan Li & Yijun Zou (2014), The Impact of Credit Risk Management on

Profitability of Commercial Banks: A Study of Europe, A Master thesis of Business Administration, Umeå School of Business and Economics.

44. Fang, G. and Long, S. (2014), Vietnam Banking System Outlook, Moody’s

Investors Servicẹ

45. Filip, B. F. (2015), “The quality of bank loans within the framework of Globalization”, Procedia Economics and Finance, Vol. 20, pp. 208-217.

46. Fraser, D., Gup, B. and, Kolari, J., (2001), Commercial Banking: The Management of Risk (2nd Edition), Cincinnati, Ohio: South-Western College

Publishing.

47. Fukuda, S. (2012), “Market-specific and currency-specific risk during the global financial crisis: evidence from the interbank markets in Tokyo and London”,

Journal of Banking and Finance, Vol.36, Nọ12, pp.3185–3196.

48. FundạY, (2014), “Macroeconomic Modelling of Credit Risk for Banks, 2nd World Conference on Business”, Economics and Management, Vol.109, Nọ8,

pp.784-793.

49. Gabriel Jimenez & Jesus Saurina (2006), “Credit cycles, credit risk and prudential regulation”, International Journal of Central Banking, Vol.2, Nọ2, pp.65-98.

50. Giesecke, K. and Kim, B. (2011), “Systemic risk: What defaults are telling us”,

Management Science, Vol.57, Nọ8, pp.1387-1405.

51. Girardone, C., Molyneux, P. and Gardener, Ẹ (2004), “Analysing the Determinants of Bank Efficiency: The Case of Italian Banks”, Applied Economics, Vol.36, pp.215-227.

52. Gizaw et al. (2015), “The impact of Credit Risk on Profitability performance of Commercial Banks in Ethiopia”, African journal of Buisiness Management,

Vol.9, Nọ2, pp.56-66.

53. Ghosh, Ạ (2015), “Banking-industry specific and regional economic eterminants of nonperforming loans: Evidence from US state”, Journal of Financial Stability, Vol.20, pp. 93-104.

54. Greuning, H. and Bratanovic, S. B. (2003), Analyzing banking risk: A framework

for assessing corporate governance and risk management (2nd ed.), Washington,

DC: The World Bank.

55. Gunsel N. (2008), “Micro and macro determinants of bank fragility in North Cyprus economy”, International Research Journal of Finace anh Economics,

Vol.22, pp.66-82.

56. Hasan, Ị and Wall, L. D. (2003), “Determinants of the loan loss allowance: some cross-country comparison”, Bank Finland Discussion Papers, pp.33.

57. Hasna, C. and Zied, F. (2015), “Credit risk determinants: Evidence from a Cross-countrystudy”, Research in International Business and Finance, Vol.33,

pp.1–16.

58. HasanỊ &Wall L.D (2004),“Determinants of the Loan Loss Allowance: Some Cross-Country Comparisons”,The Financial Review,Vol.39, pp.129-152. 59. Hess K., Grimes Ạ, & Holmes M. (2009), “Credit Losses in Australasian

Banking”, Article in Economic Record, Vol.85, pp.331-343.

60. Hosna, et al (2009), Credit Risk Management and Profitability in Commercial Banks in Sweden, Master thesis, University of Gothenburg.

61. Jin-Li Hu, Yang Li, Yung-Ho Chiu (2004), “Ownership and Nonperforming Loans: Evidence from Taiwan’s Banks”, The Developing Economies, Vol.42,

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 144 - 176)