Ngoài các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng thì các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu gián tiếp như tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản, chỉ tiêu này phản ánh dấu hiệu rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu Dư nợ cho vay/Tổng tài sản cho biết trong tổng tài sản của ngân hàng thì dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu %. Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ nàythường vào khoảng 50%-60%, danh mục tài sản không tập trung quá mức vào tín dụng, rủi ro được phân tán (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này càng cao thì thu nhập của ngân hàng càng lớn nhưng ngược lại nếu càng cao thì rủi ro với ngân hàng càng lớn. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro thì các ngân hàng phải đa dạng hóa các danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng.
Bảng 3.9. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Đơn vị: % Năm Số lượng (N) Tỷ lệ nhỏ nhất (Minimum) Tỷ lệ lớn nhất (Maximum) Tỷ lệ trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) 2011 20 22.7 80.5 46.520 14.7419 2012 20 27.0 83.5 51.860 15.3625 2013 20 24.9 77.0 52.280 13.2684 2014 20 22.5 73.2 52.255 12.4631 2015 20 26.9 72.1 57.665 10.5500 2016 20 36.7 74.4 59.935 9.8401 2017 20 32.3 76.1 61.190 10.1991 2018 20 35.3 78.5 62.608 10.2066 2019 20 40.5 77.3 64.410 9.34312 2020 20 44.9 80.06 64.411 10.0456 Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS25.0
Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 có sự chênh lệch khá lớn giữa các NHTM. Năm 2012 có độ lệch chuẩn cao nhất
là 15.3625 về tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM, tỷ lệ này dao động từ 27,0% đến 83,5%. Năm 2019 mức giao động này thấp nhất với độ lệch chuẩn 9.34312, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM từ 40,5%-77,3% Điều này cho thấy có sự khác biệt giữa các ngân hàng về cơ cấu tài sản. Cụ thể tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được biểu hiện dưới biểu đồ sau:
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Nguồn: Thống kê và tính toán của tác giả
Giai đoạn 2011-2020, các NHTM Việt Nam có tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản trung bình khoảng trên dưới 50%, có xu hướng tăng dần ngoại trừ năm 2014 và có sự chênh lệch không lớn giữa các năm. Tỷ lệ trung bình Dư nợ cho vay/Tổng tài sản năm 2011 tỷ lệ tỷ lệ này ở mức thấp là 46,52%; các năm 2012, 2013, 2014 tỷ lệ này lần lượt là 51,86%, 52,28%, 52,26% nhưng đến năm 2015, 2016, 2017 tỷ lệ này tăng cao lần lượt là 57,67%, 59,94%, 61,19%, nhưng tỷ lệ này không biến động ở năm 2019, 2020 với tỷ lệ 64,41%. Điều này phù hợp với thực tế bởi năm 2011, 2012 là những năm tỷ lệ lạm phát tăng cao, nền kinh tế gặp khó khăn, do đó ngân hàng thắt
chặt hơn hoạt động tín dụng do đó dư Nợ cho vay giảm. Năm 2015-2020 tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, nền kinh tế khởi sắc, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn do vậy dư Nợ tín dụng tăng. Tuy nhiên dư nợ tín dụng tăng trưởng nóng sẽ nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam năm 2020 được chi tiết dưới biểu đồ sau: Đơn vị: %
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam năm 2020
Nhìn vào Biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM năm 2020 cho thấy tỷ lệ này dao động từ 44,99% đến 80,06%. Nhóm ngân hàng có tỷ lệ trên 70% phải kể tới là BIDV với tỷ lệ cao nhất là 80,06%, tiếp theo Agribank có tỷ lệ cao nhì là 77,41%, Viettinbank là 76,60%, SHB là 74,06%, LienViet là 72,88%, và ACB là 70,07%. Tỷ lệ này cao thì rủi ro đối với các ngân hàng cao và thu nhập của ngân hàng caọ Nhóm ngân hàng có tỷ lệ thấp dưới 50% là NCB 44,99% và ngân hàng MSB là 45,0%. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các ngân hàng thấp thì dẫn tới thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay thấp nhưng ngược lại rủi ro đối với ngân hàng thấp. Các nhà quản trị ngân hàng cần có chính sách về cho vay phù hợp đểđảm bảo vừa tăng thu nhập nhưng rủi ro ở mức độ chấp nhận được.