Đối với nhân tố “Tỷ lệ tăng trưởng GDP”

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 141 - 143)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Điều đó có nghĩa là khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hay bị suy thoái thì khách hàng khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng thì rủi ro tín dụng ngân hàng tăng. Hay là khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được thúc đẩy, các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hàng tồn kho giảm giúp quay vòng vốn nhanh, nhờđó mà có khả năng trả nợ ngân hàng do đó rủi ro tín dụng sẽ giảm. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các NHTM thì Chính phủ và Ngân hàngnhà nước cần có các biện pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì các gói kích cầu nền kinh tế bằng giải pháp đầu tư trực tiếp và gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất ngân hàng hay ưu tiên cho vay đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ giống như “gói kích cầu 17.000 tỷ đồng với lãi suất hỗ trợ 4% cho những khoản vay ngắn hạn dưới 1 năm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn điều lệ dưới 10 tỷđồng, sử dụng không quá 300 công nhân, không nợđọng thuế và nợ tín dụng quá hạn” đã được thực hiện theo Quyết định 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2009.

Gói kích cầu đã trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường; Nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của gói kích cầu đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất kinh doanh, nhờđó mà có khả năng trả nợ ngân hàng từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hộị Đối với ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, một mặt, không phải hạ thấp lãi suất huy động dễ gây giảm và biến động mạnh nguồn tiền gửi và huy động; mặt khác, mở rộng đầu ra nhờ không buộc phải nâng lãi suất cho vay dễ làm thu hẹp cầu tín dụng trên thị trường và quan trọng hơn đó là giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục duy trì sựổn định của nền kinh tế tránh bị suy thoái: Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý. Việc xây dựng kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Nội dung của việc ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm: điều chỉnh ưu tiên về đầu

tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Thực tiễn cho thấy sự sai lầm trong chính sách vĩ mô sẽ làm cho nền kinh tế sụp đổ ngay sau khi khủng hoảng xảy rạ Bài học từ cuộc khủng hoảng Thái Lan và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 cho thấy các quốc gia phải đặc biệt chú ý xây dựng một hệ thống lành mạnh đủ sức tiếp cận an toàn vốn nước ngoài, khai thác được tiềm năng nội lực phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước nên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và NHTM làm ăn không hiệu quả tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Có như thế, các ngân hàng sẽ tránh được những biến động bất ngờ, từđó hạn chếđược rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)