Để đảm bảo tính khoa học, độ chính xác và hợp lý của mô hình nghiên cứu, việc lựa chọn các biến trong mô hình cũng như lý giải được các giả thuyết nghiên cứu, tác giảđã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phương pháp chuyên giạ Quy trình thực hiện phương pháp chuyên gia như sau:
Bước 1: Nghiên cứu định tính tại bàn: Tác giả dựa vào tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến RRTD của NHTM thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu hoặc Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng để tự phác thảo một số nội dung cần tham vấn ý kiến chuyên giạ Quá trình tham vấn chuyên gia được
chia làm 2 lần: lần 1 diễn ra từ tháng 05/2019 – 08/2019 với mục đích xác định và lựa chọn các biến phụ thuộc và biến độc lập để làm căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận án; Lần 2 diễn ra từ tháng 09/2019 – 02/2020 với mục đích xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho chính xác và phù hợp với bối cảnh thực tế ngành ngân hàng Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2011-2020.
Bảng 2.1. Nội dung phỏng vấn chuyên gia lần 1 Câu
hỏi
Nội dung
Q1
Lựa chọn biến phụ thuộc (Y) là chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại” để đo lường rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam liệu có hợp lý hay không?
Q2
Biến độc lập được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm biến vi mô thể hiện đặc trưng ngân hàng bao gồm các biến: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng với độ trễ 1 năm; Tăng trưởng tín dụng hiện hành và tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm; Tỷ lệ dự phòng RRTD; Tỷ lệ chi phí hoạt động; Quy mô ngân hàng.
- Nhóm biến vĩ mô bao gồm các biến: tăng trưởng GDP hiện hành và tăng trưởng GDP với độ trễ 1 năm; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ thất nghiệp.
Số lượng các biến độc lập và tên các biến độc lập như vậy liệu có hợp lý không? Tôi có nên bổ sung thêm hay loại bỏ bớt các biến không? Vì saỏ
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn chuyên gia lần 1: dựa trên phác thảo ban đầu những nội dung cần phỏng vấn và những tài liệu liên quan đến đề tài luận án và mô hình nghiên cứu của luận án đã gửi trước 1 tháng qua Email cho các chuyên gia liên quan đến những câu hỏi phỏng vấn; tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với 10 chuyên gia chia làm 2 nhóm:
(i) Nhóm 1: gồm 05 chuyên gia là 05 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu thuộc chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại 05 trường đại học lớn ở Việt Nam. Các chuyên gia này không những có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng mà còn rất am hiểu mô hình lý thuyết và thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố tới RRTD và cũng rất thạo về các phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình dữ liệu bảng.
(ii) Nhóm 2: gồm 05 chuyên gia là 05 nhà quản trị cấp cao của 05 NHTM lớn của Việt Nam. Những chuyên gia này không những rất am hiểu về lĩnh vực Tài chính - - Ngân hàng mà còn có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên 05 chuyên gia này không thạo về các phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình dữ liệu bảng.
Các cuộc phỏng vấn đều được tác giả tiến hành tại văn phòng làm việc của các đối tượng được phỏng vấn, mỗi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài 20-45 phút. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Bảng thống kê về mẫu phỏng vấn chuyên gia lần 1 TT Học hàm,
học vị
Giới tính
Kinh
nghiệm Đơn vị công tác
Thời gian phỏng vấn Địa điểm 1 GS.TS Nam 30 năm Trường Đại học Kinh tế quốc dân 40 phút Hà Nội 2 PGS.TS Nam 24 năm Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 32 phút TP. Hồ Chí Minh 3 PGS.TS Nữ 21 năm Học viện Ngân hàng 36 phút Hà Nội 4 PGS.TS Nam 19 năm Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 40 phút TP. Hồ Chí Minh 5 Tiến sĩ Nữ 14 năm Trường Đại học Tài chính Ngân hàng 38 phút Hà Nội 6 Tiến sĩ Nam 24 năm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 45 phút Hà Nội 7 Tiến sĩ Nam 18 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) 42 phút Hà Nội 8 Tiến sĩ Nam 20 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 37 phút Hà Nội
TT Học hàm, học vị
Giới tính
Kinh
nghiệm Đơn vị công tác
Thời gian phỏng vấn Địa điểm 9 Tiến sĩ Nam 25 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 35 phút Hà Nội 10 Tiến sĩ Nam 19 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 34 phút Hà Nội Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất
Bước 3: Rút ra kết quả phỏng vấn lần 1: Tất cả 10 chuyên gia đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp các thông tin được đề nghị cũng như chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân. Toàn bộ nội dung các cuộc phỏng vấn đều được tác giả ghi chép cẩn thận và được lưu giữ trong máy tính cá nhân. Kết quả rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp lại những ý kiến cá nhân theo từng nội dung của câu hỏi cụ thể mà còn được tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề mà đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự nhaụ Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 1 như sau:
Bảng 2.3. Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 1 Chuyên gia Ý kiến của chuyên gia
Câu hỏi 1: Lựa chọn biến phụ thuộc (Y) là chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại” để đo lường rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam liệu có hợp lý hay không?
Chuyên gia 2,3,5,6,8,9,10
Hầu hết 7 chuyên gia đều đồng ý với tác giả trong việc lựa chọn biến phụ thuộc RRTD đo lường bằng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tạị
Chuyên gia 4,7
Chuyên gia 4 và 7 cho rằng: RRTD có thể đo lường bằng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ dự phòng RRTD; Kết hợp cả tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD. Các nghiên cứu trên thế giới hầu hết sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấụ Vì vậy, để khác với các nghiên cứu đi trước, luận án có thể sử dụng chỉ tiêu kết hợp Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ dự phòng RRTD.
Chuyên gia 1
Chuyên gia 1 nhấn mạnh biến phụ thuộc RRTD của NHTM Việt Nam phải được đo lường bằng Tỷ lệ nợ xấu hiện tại bởi vì thực trạng bao năm qua (2011-2020) vấn đề nợ xấu luôn là bài toán
Chuyên gia Ý kiến của chuyên gia
nan giải của hệ thống NHTM Việt Nam.
Câu hỏi 2: Biến độc lập được chia làm 2 nhóm: Nhóm biến vi mô thể hiện đặc trưng ngân hàng bao gồm các biến: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng với độ trễ 1 năm; Tăng trưởng tín dụng hiện hành và tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm; Tỷ lệ dự phòng RRTD; Tỷ lệ chi phí hoạt động; Quy mô ngân hàng. Nhóm biến vĩ mô bao gồm các biến: tăng trưởng GDP hiện hành và tăng trưởng GDP với độ trễ 1 năm; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ thất nghiệp. Số lượng các biến độc lập và tên các biến độc lập như vậy liệu có hợp lý không? Tôi có nên bổ sung thêm hay loại bỏ bớt các biến không? Vì saỏ
Chuyên gia 3,6,10
Cả 3 chuyên gia đều đồng ý với quan điểm của tác giả về các biến độc lập của mô hình nghiên cứu chia làm 2 nhóm vi mô và vĩ mô. Số lượng cũng như tên các biến độc lập lựa chọn như vậy là phù hợp với thực trạng các NHTM ở Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.
Chuyên gia 2,5,7
Các chuyên gia nhất trí chia biến độc lập thành 2 nhóm biến vi mô và biến vĩ mô. Tuy nhiên số lượng biến vi mô nhiều quá cần giảm bớt 1-2 biến:
- Chuyên gia 2 gợi ý bỏ biến “Tăng trưởng tín dụng hiện hành và tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm” bởi vì Việt Nam đã trải qua một thời kỳ dài của tăng trưởng tín dụng nóng do đó tăng trưởng tín dụng có thể với độ trễ kéo dài 1-3 năm. Do đó để giảm bớt số lượng biến độc lập đi thì nên thay thành biến “Tốc độ tăng trưởng tín dụng”.
- Chuyên gia 5 gợi ý sửa tên biến “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng với độ trễ 1 năm” thành “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ” vì trong giai đoạn 2011-2020 hệ thống NHTM Việt Nam trải qua 2 giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong đó 1 lý do quan trọng là tỷ lệ nợ xấu tăng caọ Do đó, với độ trễ 1 năm chưa đủ có thể tỷ lệ nợ xấu trễ 1-3 năm cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại, vì vậy nên đổi tên biến thành “Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ”.
Chuyên gia 8,9
Đồng quan điểm với các chuyên gia 2,5,7 là chia thành 2 nhóm biến vi mô, biến vĩ mô và đổi tên biến “Tăng trưởng tín dụng hiện hành và tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm” thành biến “Tốc độ tăng trưởng tín dụng”. Tuy nhiên, cả 2 chuyên gia 8 và 9
Chuyên gia Ý kiến của chuyên gia
lại yêu cầu thêm 1-2 biến nữa:
- Chuyên gia 8 gợi ý thêm biến “Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch”. Theo chuyên gia thì trong giai đoạn 2011-2020 sau quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu TCTD lần 1 và lần 2 cùng với thực hiện M&A các NHTM thì số lượng các chi nhánh và Sở giao dịch của các NHTM Việt Nam đã tăng lên rất nhiều cùng với tăng vốn điều lệ và tăng tài sản thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng (Chẳng hạn BIDV năm 2011 số lượng chi nhánh và SGD chỉ có 78 nhưng đến năm 2020 tăng lên 190, như vậy tăng gấp 2,4 lần. Vietinbank năm 2011 là 72 chi nhánh, SGD đến năm 2020 tăng lên 157 chi nhánh, SGD; như vậy tăng gấp 2,2 lần).
- Chuyên gia 9 gợi ý bổ sung thêm biến “Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi” bởi vì trong thực tế, ngoài thu nhập từ hoạt động tín dụng thì các NHTM còn có những khoản thu nhập từ các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ môi giới, dịch vụ chuyển tiền hay các khoản thu nhập từ đầu tư chứng khoán, từ kinh doanh ngoại tệ… Đó là những khoản là thu nhập ngoài lãi, những khoản thu nhập này càng cao càng giúp ngân hàng có khả năng chống đỡđược với những rủi ro xảy rạ Do đó, “Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi” cũng được xem như là 1 nhân tố tác động đến RRTD.
Chuyên gia 1,4
Đồng ý với tác giả chia biến độc lập thành 2 nhóm biến vi mô và biến vĩ mô. Tuy nhiên, cả 2 chuyên gia 1 và 4 đều cho rằng không cần thiết phải nhiều biến vĩ mô mà chủ yếu là biến vi mô; Nên bỏ biến vĩ mô là “Tỷ lệ thất nghiệp” đi vì nợ xấu của NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung vào các khoản nợ của các doanh nghiệp/công ty chứ không tập trung vào nợ vay của người dân. Hơn nữa, chuyên gia 1 còn gợi ý thay biến “Tăng trưởng GDP hiện hành và tăng trưởng GDP với độ trễ 1 năm” thành biến là “Tốc độ tăng trưởng GDP” bởi vì sự tăng trưởng GDP có độ trễ 1,2,3…. năm vẫn tác động tới nợ xấu của ngân hàng. Nguồn: Tác giả tổng hợp Kết thúc cuộc phỏng vấn chuyên gia lần 1 tác giả rút ra kết luận:
(i) Lựa chọn biến phụ thuộc (Y) là chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại” đểđo lường rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.
(ii) Chia các biến độc lập thành 2 nhóm: Nhóm biến vi mô gồm 7 biến: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ, Tốc độ tăng trưởng tín dụng, Tỷ lệ dự phòng RRTD, Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ chi phí hoạt động, Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch. Nhóm biến vĩ mô gồm 2 biến: Tốc độ tăng trưởng GDP, Tỷ lệ lạm phát.
Kết quả của cuộc phỏng vấn chuyên gia lần 1 được tác giả sử dụng làm cơ sở để xây dựng các giả thuyết nháp cho giai đoạn phỏng vấn chuyên gia lần 2.
Bước 4: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu nháp: Tác giả dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến RRTD của NHTM thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu và thực trạng RRTD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 để tự xây dựng các giả thuyết nghiên cứụ Trên cơ sởđó tiếp tục tham vấn ý kiến của 10 chuyên gia lần 2.
Bảng 2.4. Nội dung phỏng vấn chuyên gia lần 2 Câu hỏi Nội dung Kỳ vọng sự tác động của các biến đến RRTD của ngân hàng có hợp lý hay không?
Giả thuyết 1: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ tác động cùng
chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm hiện tạỉ
Giả thuyết 2: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng?
Giả thuyết 3: Tỷ lệ dự phòng RRTD tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng?
Giả thuyết 4: Quy mô của ngân hàng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng?
Giả thuyết 5: Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng sẽ tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng?
Giả thuyết 6: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng sẽ tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng?
Giả thuyết 7: Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân hàng sẽ tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng?
Giả thuyết 8: Tỷ lệ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng?
Giả thuyết 9: Tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng?
Bước 5: Tiến hành phỏng vấn chuyên gia lần 2: dựa trên phác thảo ban đầu 9 giả thuyết nghiên cứu cần tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với 10 chuyên gia lần 2. Các cuộc phỏng vấn cũng đều được tác giả tiến hành tại văn phòng làm việc của các đối tượng được phỏng vấn, mỗi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài 20-45 phút. Tất cả 10 chuyên gia cũng đều rất quan tâm ủng hộ tác giả. Toàn bộ nội dung các cuộc phỏng vấn lần 2 cũng đều được tác giả ghi chép cẩn thận và được lưu giữ trong máy tính cá nhân. Kết quả rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp lại những ý kiến cá nhân theo từng nội dung của câu hỏi cụ thể mà còn được tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề mà đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự nhaụ Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 2 như sau:
Bảng 2.5. Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 2 Chuyên gia Ý kiến của chuyên gia
Giả thuyết 1: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm hiện tạỉ
Chuyên gia 1-10
Tất cả 10 chuyên gia đều đồng ý với giả thuyết mà tác giả đưa ra là “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm hiện tại” bởi vì một điều tất yếu là các khoản nợ xấu tồn đọng các năm trước đến hiện tại chưa được giải quyết triệt để thì sẽ làm tăng nợ xấu