Giả thuyết nghiên cứ ụ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79)

Từ mô hình nghiên cứu trên, tác giảđưa ra các giả thuyết nghiên cứu bao gồm:

(1) Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ: Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) đã nghiên cứu các yếu tố tác động tới rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Ấn Độ. Họ đã thu thập dữ liệu của 22 ngân hàng thương mại nhà nước và 15 ngân hàng thương mại cổ phần từ năm 2001- 2010. Nghiên cứu này đã cho thấy sự tác động của tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm hiện hành. Các tác giả giải thích rằng do rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ không hoàn toàn bị xóa bỏ mà có thể chuyển sang và ảnh hưởng tới năm tiếp theọ Daniel Foos et al. (2010), Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007), Gabriel Jimenez & Jesus Saurina (2006) cũng tìm được kết quả tương tự. Do đó, tác giảđặt giả thuyết nghiên cứu là:

Giả thuyết 1: Kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm hiện tạị

(2) Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Các nghiên cứu phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đến RRTD cho các kết quả không thống nhất. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự tăng trưởng tín dụng quá nóng sẽ có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng của ngân hàng như: Weinberg (1995); Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007); Thiagarajan et al. (2011); Daniel Foos et al. (2010); Thiagarajan et al. (2011); Klein (2013); Do và Nguyen (2013); Trương Đồng Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015); Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014); V. T. H. Nguyen (2015). Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng sẽ làm giảm rủi ro tín dụng trong trường hợp các ngân hàng thường tăng lãi suất cho vay hoặc tăng tiêu chuẩn xét duyệt tín dụng khi nhu cầu tín dụng tăng caọ Trong trường hợp này, tăng trưởng tín dụng (năm hiện tại hoặc với độ trễ một năm) có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng như kết quả nghiên cứu của Robert T. Clair (1992) khi phân tích các ngân hàng ở Texas trong giai đoạn 1976-1990. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú (2016) cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng tương quan nghịch chiều với RRTD. Điều này được lý giải là trong giai đoạn nghiên cứu ở Việt Nam các khoản tín dụng

của các ngân hàng thường sau một năm mới phát sinh nợ xấu, nghĩa là nếu năm nay ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp vì năm trước ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, nên ngân hàng bắt buộc tập trung xử lý nợ xấu kèm theo việc hạn chế tăng trưởng tín dụng do áp đặt của NHNN. Trong bối cảnh hệ thống NHTM Việt Nam, tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu là:

Giả thuyết 2: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng.

(3) Tỷ lệ dự phòng RRTD: chỉ tiêu này sử dụng để kiểm soát tổn thất của các khoản cho vay, cho phép ngân hàng phát hiện và bảo hiểm rủi ro cho các khoản vay của mình. Do đó, khi ngân hàng dựđoán nguy cơ bị mất vốn trên các khoản vay cao thì nên trích dự phòng cao hơn để làm giảm thu nhập. Như vậy, tỷ lệ dự phòng RRTD cao cho thấy ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao và dự kiến mối quan hệ tích cực giữa 2 biến số nàỵ Điều này đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây như Hasan and Wall (2003), Daniel Foos et al.(2010), Hasna and Zied (2015)…Tác giảđặt giả thuyết nghiên cứu là:

Giả thuyết 3: Tỷ lệ dự phòng RRTD tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng.

(4) Quy mô ngân hàng: được tính bằng Logarit tổng tài sản. Nghiên cứu của Jin-Li Hu & ctg (2004) đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng lớn có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn và nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro hơn nên có thể hạn chếđược rủi ro tín dụng so với những ngân hàng có quy mô nhỏ. Các ngân hàng có quy mô nhỏ không thể giải quyết tốt vấn đề này do thiếu năng lực và kinh nghiệm để đánh giá chất lượng tín dụng. Do đó, các NHTM có quy mô nhỏ có tỷ lệ nợ xấu cao trong danh mục cho vay hơn so với các NHTM có quy mô lớn. Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2001-2010, và nghiên cứu của Hess et al. (2008) trên 32 ngân hàng Australia trong giai đoạn 1980 – 2005 cũng tìm được kết quả tương tự. Salas và Suarina (2002) và (Louzis, Vouldis & Metaxas, 2010) cho rằng ngân hàng có tổng tài sản lớn thể hiện quy mô ngân hàng lớn. Quy mô ngân hàng lớn cho phép các NHTM có điều kiện để đầu tư cải thiện quy trình tín dụng, chất lượng quản trị rủi ro cũng như nguồn nhân lực

chất lượng caọ Mặt khác, quy mô lớn cùng với thị phần cao cho phép các NHTM có thể đa dạng hóa hoạt động tín dụng của mình, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, Daniel Foos et al. (2010) không tìm thấy tác động có ý nghĩa của quy mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Nabila Zribi & Younes Boujelbène (2011) nghiên cứu 10 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ năm 1995 - 2008 ở Tunisia cũng cho kết quả tương tự. Các ngân hàng ở Tunisia có quy mô gần như tương tự nhau và phần lớn trong số họ phù hợp với quy định, yêu cầu của hệ thống ngân hàng nên quy mô ngân hàng không tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, một số kết quả nghiên cứu thì yếu tố quy mô ngân hàng lại tác động cùng chiều đến RRTD như nghiên cứu của Rajan và Dhal (2003), Ghosh (2015), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Nguyên Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú (2016). Đối với Việt Nam, các ngân hàng có quy mô lớn thường tập trung cho các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn lớn vay vốn, mà các doanh nghiệp này luôn có ưu thế trong quan hệ vay mượn, nên các ngân hàng thường đơn giản hóa thủ tục xét duyệt cho vaỵ Điều này có nguy cơẩn chứa rủi ro tín dụng đối với các khoản vay nàỵ Trong bối cảnh hệ thống NHTM Việt Nam, tác giảđặt giả thuyết là:

Giả thuyết 4: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng

(5) Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng: chỉ tiêu này được tính bằng tổng chi phí hoạt động/tổng tài sản của ngân hàng theo Berger & DeYoung (1997) và Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007). Trong thực tế, RRTD và chi phí hoạt động ngân hàng có tương quan với nhau nhưng mối quan hệ giữa hai biến này vẫn chưa rõ ràng. Do đó tác động của chi phí hoạt động đến RRTD có thể là cùng chiều hoặc ngược chiềụ Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự thất bại của các ngân hàng dường như có liên quan đến vấn đề quản trị của các ngân hàng (DeYoung và Whalen, 1994; Wheelock và Wilson, 1994; Berger và DeYoung,1997). Họ cho rằng, có mối tương quan cùng chiều giữa chi phí hoạt động và nợ xấu; quản trị yếu kém thì tốn kém chi phí và nợ xấu tăng. Lập luận cơ bản của các nhà nghiên cứu này là khi hiệu quả của việc sử dụng chi phí là thấp cho thấy khả năng quản trị của các nhà quản trị ngân hàng yếu kém, do đó có thể tác động lớn đến hành vi cung cấp tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, sẽ có nợ xấu tăng cao trong thời gian dàị Do đó, dự

kiến mối quan hệ giữa hiệu quả chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng là tích cực. Tác giảđặt giả thuyết nghiên cứu là:

Giả thuyết 5: Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng.

(6) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng: chỉ tiêu này được tính bằng tổng thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập theo Louzis et al. (2012). Các tác giả cho rằng tỷ lệ này phản ánh thực tế là các ngân hàng còn có các khoản thu nhập thay thế khác ngoài thu nhập từ lãi cho vay và do đó có thểđa dạng hóa doanh thu của nó. Trong thực tế, ngoài thu nhập từ hoạt động tín dụng thì các NHTM còn có những khoản thu nhập từ các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ môi giới, dịch vụ chuyển tiền hay các khoản thu nhập từ đầu tư chứng khoán, từ kinh doanh ngoại tệ… Đó được gọi là thu nhập ngoài lãi, những khoản thu nhập này càng cao càng giúp ngân hàng có khả năng chống đỡđược với những rủi ro xảy rạ Do đó, dự kiến có một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ xấu và thu nhập ngoài lãị Tác giảđặt giả thuyết là:

Giả thuyết 6: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng.

(7) Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân hàng: chỉ tiêu này được tính bằng số lượng chi nhánh và sở giao dịch năm t - Số lượng chi nhánh và sở giao dịch năm (t-1). Nếu ngân hàng tăng số lượng chi nhánh và sở giao dịch đồng nghĩa với việc mở rộng mạng lưới giao dịch thì càng tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng do đó nếu ngân hàng không có biện pháp kiểm soát tốt hoạt động của các chi nhánh hay sở giao dịch thì rủi ro sẽ xảy rạ Tác giảđặt giả thuyết nghiên cứu là:

Giả thuyết 7: Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân hàng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng.

(8) Tỷ lệ tăng trưởng GDP:biến này được sử dụng để kiểm soát cho các chu kỳ kinh tế vĩ mô. Trong suốt thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, các cá nhân và doanh nghiệp cần có đủ tiền để trả nợ ngân hàng nhưng trong thời kỳ suy thoái thì khả năng trả nợ của họ sẽ bị giảm. Do đó, việc ngân hàng mở rộng tín dụng dẫn đến chất lượng cho vay thấp từđó sẽ làm gia tăng nợ xấụ Các nghiên cứu trước đây hầu hết đều cho kết quả ngược chiều trong mối quan hệ này như: Salas và Suarina (2002), Filip

(2015), Ghosh (2015), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Nguyễn Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú (2016),…Nir Klein (2013) sử dụng số liệu của các ngân hàng ở miền Trung, Đông và Đông Nam châu Âu trong giai đoạn 1998-2011 đã tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ tăng trưởng GDP đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng có sự tác động ngược chiều của tỷ lệ tăng trưởng GDP đến rủi ro tín dụng ngân hàng khi sử dụng dữ liệu của từng quốc gia riêng lẻ. Điển hình như Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007) nghiên cứu một nhóm ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước ở Ấn Độ hoặc nghiên cứu của Vicente Salas &Jesús Saurina (2002) ở các ngân hàng ở Tây Ban Nhạ Các nghiên cứu này chứng minh rằng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các khách hàng đang vay tiền, điều này sẽ góp phần làm tăng khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng, dẫn đến làm giảm rủi ro tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu của Gabriel Jimenez & Jesus Saurina (2006) ở các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1984 - 2002 cũng tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ tăng trưởng GDP ở năm hiện hành và tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, tác giảđặt giả thuyết nghiên cứu là:

Giả thuyết 8: Tỷ lệ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng.

(9) Tỷ lệ lạm phát: chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát có thể có những tác động hỗn hợp đến nợ xấụ Một số nghiên cứu thực nghiệm kết quả nghiên cứu đã chỉ rằng lạm phát có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng như nghiên cứu của

Gunsel (2008), Marijana et al. (2013), Funda (2014), Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015), Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng và Nguyễn Song Phương (2015)… Khi lạm phát tăng, người tiêu dùng giảm nhu cầu chi tiêu khiến hàng hóa tiêu thụ thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn do hoạt động kinh doanh trì trệ, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng, thậm chí có thể xảy ra tình trạng thua lỗ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, điều này khiến cho nợ xấu NHTM tăng lên. Tuy nhiên, Vogiazas and Nikolaidou (2011) nghiên cứu thực nghiệm ở Hy Lạp cho kết quả là lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Do đó, mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và nợ xấu có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, tác giảđặt giả thuyết nghiên cứu là:

Giả thuyết 9: Tỷ lệ lạm pháttác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng.

Bảng 2.8. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung Kỳ vọng

H1 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ tác động cùng

chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm hiện tạị + H2 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tác động ngược chiều với rủi

ro tín dụng ngân hàng. -

H3 Tỷ lệ dự phòng RRTD tác động cùng chiều với rủi ro tín

dụng ngân hàng. -

H4 Quy mô của ngân hàng tác động cùng chiều với rủi ro tín

dụng ngân hàng. +

H5 Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng tác động cùng

chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng. + H6 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tác động ngược

chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng. - H7 Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân

hàng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng. +

H8 Tỷ lệ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều với rủi ro

tín dụng ngân hàng. -

H9 Tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng

ngân hàng. +

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1.1. Quá trình hình thành và phát trin ca h thng Ngân hàng thương

mi Vit Nam

Kể từ khi có pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mạị Ngân hàng nhà nước (NHNN) là ngân hàng quản lý nhà nước về tiền tệ, là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền và là ngân hàng của các ngân hàng. ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Thời kỳ này có 4 NHTM được thành lập: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trải qua hơn 30 năm ra đời và phát triển, hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Số lượng các NHTM tăng không ngừng, lúc mới thành lập chỉ có 4 NHTM nhà nước nhưng đến nay hệ thống NHTM Việt Nam có sự tham gia của ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoàị Theo thống kê của NHNN tính đến hết 31/12/2020 hệ thống NHTM Việt Nam gồm có 4 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có 3 ngân hàng TNHH một thành viên), 31 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM cổ phần), 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh. Một số NHTM lớn đang từng bước định hướng theo mô hình tập đoàn bao gồm ngân hàng mẹ và các công ty thành viên như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý vốn và khai

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)