Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lí giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự báo, đánh giá, lập kế hoạch. Trong đó các thông tin kế toán là quan trọng nhất, được phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp gồm 4 bước sau:
Sơ đồ 1.1. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1. Lập kế hoạch phân tích
Lập kế hoạch phân tích: là xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và
cách tổ chức phân tích:
- Nội dung phân tích cần phải xác định rõ các vấn đề cần được phân tích: có thể toàn bộ hoạt động hoặc chỉ một số vấn đề cụ thể. Đây là cơ sở để xây
dựng đề
cương cụ thể để tiến hành phân tích.
- Phạm vi phân tích có thể là toàn đơn vị hoặc một số đơn vị được chọn làm điểm để phân tích; tuỳ yêu cầu và thực tiễn quản lí mà xác định nội dung và phạm
vi phân tích thích hợp.
- Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bịvà thời gian tiến hành công tác phân tích.
- Trong kế hoạch phân tích cần phân công rõ trách nhiệm cho các bộ phận trực tiếp thực hiện và bộ phận phục vụ công tác phân tích; cũng như các hình thức hội
nghị phân tích nhằm thu thập được nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng và phát
Trong phân tích tài chính nhà phân tích cần thu thập và sử dụng mọi nguồn thông tin từ thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ những thông tin số lượng đến những thông tin giá trị, từ những thông tin lượng hóa được đến những thông tin không lượng hóa được miễn là có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Trên cơ sở thông tin thu thập được, tùy vào yêu cầu và nội dung phân tích các nhà phân tích sẽ tiến hành xử lý thông tin.
Thu thập thông tin: là căn cứ phân tích thường bao gồm:
- Các văn kiện của các cấp bộ Đảng có liên quan đến hoạt động kinh doanh, các nghị quyết, chỉ thị của chính quyền các cấp và các cơ quan quản lí cấp
trên có
liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức.
- Các tài liệu hạch toán kế toán: báo cáo kế toán quản trị, báo cáo tài chính; - Các biên bản hội nghị, các biên bản xử kiện có liên quan, ý kiến của tập thể
lao động trong đơn vị (kể cả các đơn khiếu tố nếu có).
Xử lí thông tin: là quá trình xử lí thông tin đã thu thập được. Xử lí thông tin là
quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và ra quyết định. Việc xử lí thông tin cần tiến hành trên nhiều mặt:
- Tính hợp pháp của thông tin (trình tự lập, ban hành, người lập, cấp có thẩm quyền ký duyệt,...).
- Tính chính xác của các thông tin thu thập được.
Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn ở các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phân tích mà cả các tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài liệu gốc.
1.2.4.3. Tiến hành phân tích
Tập trung phân tích cụ thể những nội dung cơ bản, những vấn đề được coi là quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình hình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng, mối liên hệ giữa các nhân tố cũng như tác động của nó đến các chỉ tiêu phân tích từ đó lý giải
nguyên nhân của những ưu điểm cũng như tồn tại của doanh nghiệp.
1.2.4.4. Dự báo và ra quyết định
Có thể nói lập kế hoạch, thu thập và xử lý thông tin là những bước tiền đề, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đi đến mục tiêu cuối cùng là đưa ra các quyết định tài chính. Nếu đối với người chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính giúp họ đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, là phát triển, là tối đa hóa lợi nhuận thì đối với người cho vay và đầu tư là đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư cho doanh nghiệp.