GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu 1179 phân tích tình hình tài chính tại nhà máy z119 cục kỹ thuật quân chủng phòng không không quân luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 52 - 56)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy Z119

2.1.1.1 Thông tin chung về Nhà máy Z119

Nhà máy Z119 là một doanh nghiệp công ích thuộc Cục Kỹ Thuật Quân Chủng Phòng Không - Không Quân.

- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai - Huyện Chương Mỹ - TP. Hà Nội. - Điện thoại: 04.33840284.

- Hình thức sở hữu vốn: Nhà Nước.

- Lĩnh vực kinh doanh: Sửa chữa vũ khí, khí tài Rađa quân sự. - Số tài khoản: 3711.1 mở tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông - Hà Nội. - Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 9043357.

- Mã số thuế: 0500328670.

- Ve quân số hiện nay theo biên chế của Nhà máy Z119 nằm trong đội hình chiến

đấu của Quân chủng Phòng không Không quân, quân số theo định biên của

nhà máy

là 216 người, trong đó có cả sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức và công

nhân quốc phòng.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Z119

Vào những ngày đầu năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc nước ta cả trên không và trên bộ ngày càng ác liệt. Trước tình hình đó ngày 7 tháng 8 năm 1965, Bộ quốc phòng quyết định tách bộ phận sửa chữa Ra đa - máy chỉ huy từ nhà máy X10, thành lập nên Nhà máy Z119 thuộc Tổng cục kỹ thuật Bộ quốc phòng gồm hai khu vực:

- Khu vực 2 tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây (nay là Hà Nội) chuyên sửa chữa quốc phòng.

Đến năm 1987 khu vực Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội đổi tên thành nhà máy X91 trực thuộc Tổng cục kinh tế, còn khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây được sáp nhập vào xưởng A35 trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân và vẫn gọi tên là Nhà máy Z119 cho đến nay.

Qua 2 cuộc kháng chiến cứu nước, Nhà máy Z119 đã đạt được nhiều thành tích trong lao động sản xuất góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước và hiện nay là công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà máy đã được vinh dự đón tiếp nhiều các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm như cố Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Đặng Quân Thụy, đồng chí Phạm Thế Duyệt, Trung tướng Phạm Văn Trà. Nhà máy đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại.

Tính đến nay Nhà máy đã hơn 49 năm tồn tại và phát triển không ngừng, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng đất nước, xây dựng và gìn giữ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z119

Nhiệm vụ trọng tâm của Nhà máy là đảm bảo kỹ thuật, sản xuất, sửa chữa Rađa và xe đặc chủng cho toàn quân. Là một đơn vị hạch toán độc lập, cơ chế quản lý đối với phần nhiệm vụ chính này là: hàng năm cấp trên (Quân chủng Phòng không - Không quân) giao kế hoạch mặt hàng, giá trị, quỹ lương theo cơ chế duyệt giá của Hội đồng giá Bộ Quốc phòng và Quân chủng PK - KQ. Nhà máy hạch toán chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở các phát sinh thực tế nhưng nằm trong phạm vi định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có so sánh và phân tích để tiết kiệm chi phí và đề xuất các biện pháp quản lý chi phí.

2.1.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Z119

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Nhà máy Z119

Nhà máy Z119 gồm có 8 phòng ban chức năng và 6 phân xưởng sản xuất được mô tả trong sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy

2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng Phòng, Ban, Phân xưởng trong Nhà máy

Z119

Ban giám đốc: có chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành tới các phòng, ban và

phân xưởng trong Nhà máy.

Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm, kế hoạch tổ chức,

sắp xếp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu của kế hoạch sản xuất. Điều hành và theo dõi tiến độ sản xuất tới từng phân xưởng, từng tổ sản xuất. Duyệt bảo vệ kế hoạch của các phân xưởng sản xuất.

Phòng vật tư: Đảm bảo việc cung ứng toàn bộ nhu cầu về vật tư. Hàng ngày viết phiếu nhập, xuất kho và theo dõi sự biến động của vật tư trên thẻ kho và tại kho. Kiểm kê xác định số lượng hàng tồn kho. Đảm bảo văn thư, bảo mật, thông tin.

Phòng tài chính: Cung cấp thông tin về tài chính và tham mưu cho Đảng uỷ, chỉ

Hạch toán kịp thời, đầy đủ và chính xác các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo tài chính kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.

Phòng kỹ thuật: Kiểm tra tình trạng hư hỏng thực tế của các loại xe, máy,

khí

tài trước khi đưa vào sửa chữa. Sau đó lập phương án sửa chữa và định mức vật tư phụ tùng thay thế, định mức giờ công lao động. Chịu trách nhiệm theo dõi và giải quyết kịp thời toàn bộ những vấn đề kỹ thuật của các sản phẩm trong toàn bộ quá trình sửa chữa tại Nhà máy hoặc sửa chữa cơ động tại các đơn vị.

Phòng KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm): Chịu trách nhiệm kiểm tra chất

lượng sản phẩm từ cấp Nhà máy, cấp Cục Kỹ thuật và cấp Quân chủng cho đến khi bàn giao sản phẩm cho các đơn vị chiến đấu. Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát về chất lượng vật tư, hàng hoá từ khâu cung cấp đến khi hoàn thành sản phẩm xuất xưởng. Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật từng cung đoạn sản xuất, theo đúng với phương án sản xuất, sửa chữa và các định mức, yêu cầu kỹ thuật nhằm phát hiện sai sót, kịp thời khắc phục, sửa chữa nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phòng hành chính - hậu cần: Đảm bảo công tác hành chính cho Nhà máy

như

lái xe, tiếp khách, quân lương, quân trang.

Ban chính trị: Tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong

đơn

vị. Tổ chức huấn luyện, học tập để nâng cao trình độ nhận thức chính trị, xã hội

cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy theo các nghị quyết và chương trình

Phân xưởng 2: Có trách nhiệm nhận về phân xưởng, sửa chữa và bàn giao phần

điện của khí tài: gồm sửa chữa và lắp ráp tủ khối, các khối đơn các tủ hệ thống đo của khí tài.

Phân xưởng 3: Có nhiệm vụ nhận khí tài Ra đa về phân xưởng, tiến hành tổng tháo theo cụm khí tài và giao cho các phân xưởng có liên quan. Tiến hành tổng lắp ráp toàn bộ các cụm khí tài khi phân xưởng 1, phân xưởng 2 đã sửa chữa xong và bàn giao sang. Sau khi tổng lắp, tiến hành hiệu chỉnh lần 1, lần 2, lần 3 và bắt mục tiêu thử hoặc mục tiêu thật.

Phân xưởng 4: Có nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa thùng, vỏ, ca bin, bệ gầm giàn bắt sóng của tất cả các loại xe, máy, khí tài theo kế hoạch sản xuất sửa chữa của Nhà máy. Có nhiệm vụ sơn, bả và làm đẹp tất cả các loại sản phẩm được sản xuất, sửa chữa trong đơn vị.

Phân xưởng 5: Là phân xưởng gia công cơ khí các chi tiết phục vụ cho sản xuất và sửa chữa, xử lý bề mặt chi tiết hoá, mạ đồng bộ theo khí tài và xe đặc chủng theo kế hoạch sản xuất và sửa chữa của Nhà máy. Là phân xưởng phụ trợ chuyên

cung cấp điện, nước, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, sửa chữa các máy móc, thiết

bị điện phục vụ nhu cầu sản xuất, sửa chữa và nhu cầu sinh hoạt cho toàn Nhà máy.

Phân xưởng 6: Có nhiệm vụ sửa chữa trung, đại tu các loại xe theo khí tài và xe đặc chủng theo kế hoạch của Nhà máy. Phục hồi và sửa chữa vật tư, phụ tùng cho ô tô.

Một phần của tài liệu 1179 phân tích tình hình tài chính tại nhà máy z119 cục kỹ thuật quân chủng phòng không không quân luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w