Thứ nhất, Nhà nước và Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm của mọi thành phần kinh tế đồng thời hòa nhập với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Thứ hai, cần có sự ổn định trong việc ban hành chế độ quản lý tài chính và hạch toán trong kinh doanh, tránh tình trạng chính sách thường xuyên thay đổi gây lúng túng cho các công ty, doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động của mình. Bên cạnh đó, cần tránh không để tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức trong cùng một lĩnh vực có những quy định khác nhau. Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh những quy định còn bất hợp lý và bổ sung thêm những quy định phù hợp để điều chỉnh hoạt động theo yêu cầu của từng thời kỳ phát triển kinh tế.
Thứ ba, các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra đánh giá của
Nhà nước. Bảo đảm cho công tác kiểm toán tiến hành tại các doanh nghiệp được thực
hiện đúng tiến độ với đầy đủ các nội dung và nghiệp vụ theo yêu cầu. Báo cáo kịp thời
lên Bộ tài chính những bất hợp lý và sai phạm trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả của phân tích tài chính.
Thứ tư, Nhà nước cần có những chính sách để xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định phát triển thị trường chứng khoán để ra nhiều kênh huy động vốn cho doanh nghiệp thông qua các trung gian tài chính như: ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư. để hoà nhập thị trường vốn trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tự huy động vốn thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu,vốn góp liên doanh. Ngoài ra, cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp cũng là yếu tố cần thiết.
vùng khó khăn nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.