Hiện nay số lượng các dịch vụ ngân hàng tại VPBank còn rất hạn chế, chỉ tập trung phát triển chủ yếu ở các dịch vụ như: dịch vụ thẻ ngân hàng, các
dịch vụ thanh toán như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thanh toán L/C, dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ bảo lãnh, ... vốn là các dịch vụ đã tồn tại từ lâu, có tính truyền thống. Để phát triển mảng kinh doanh dịch vụ ngân hàng, VPBank cần mở rộng danh mục các dịch vụ ngân hàng, đưa thêm vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Hiện nay, các dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của các khách hàng trước xu thế mở rộng của đầu tư tài chính. Chính vì vậy, VPBank cần triển khai áp dụng các dịch vụ tư vấn tại ngân hàng trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó, VPBank cần triển khai thực hiện các dịch vụ uỷ thác: dịch vụ mua bán chứng khoán cho khách hàng, nhận phó thác di sản, quản lý quỹ hưu trí, chia lãi cổ phần, quản lý và tư vấn danh mục đầu tư, dịch vụ tiền gửi an toàn, các dịch vụ đại diện cho khách hàng. Dịch vụ bảo quản vàng và vật có giá vốn là một dịch vụ truyền thống của nhiều ngân hàng nước ngoài vẫn chưa được VPBank quan tâm chú ý. Đặc biệt, các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay ở VPBank còn chưa được triển khai nhiều. Để phát triển, VPBank cần sớm xây dựng và mở rộng hơn nữa hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử. Các dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ là công cụ đắc lực để tăng nguồn vốn huy động trong dân cư, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng điện tử là đại diện cho một kỷ nguyên phát triển mới của dịch vụ ngân hàng.
Trong bối cảnh hiện nay, việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy các ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động, phân bổ các nguồn vốn mà còn hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Mở cửa thị trường tài chính trong nước buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Chính vì vậy, VPBank cần triển khai các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng mới nhằm thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng cả trong và ngoài nước. Để phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, VPBank cần thực hiện theo một lộ trình rõ ràng, cụ thể. VPBank cần xây dựng kế hoạch triển khai các dịch vụ như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ uỷ thác (trong đó có các dịch vụ như giữ hộ vàng, vật có giá),... đang thu hút đông đảo khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Các kế hoạch, lộ trình triển khai này cần được xây dựng cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai của ngân hàng.
Về VPBank Chi nhánh Ngô Quyền, ngoài việc hoàn thiện các dịch vụ hiện có của VPBank, Chi nhánh cũng cần mạnh dạn triển khai các dịch vụ ngân hàng mới như:
- Thứ nhất, triển khai một số dịch vụ quản lý đầu tư, đây là các dịch vụ đem lại rất nhièu tiện ích đối với khách hàng là nhà đầu tư tài chính. Bởi vì, việc quản lý danh mục đầu tư đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và cần có thời gian nghiên cứu, do vậy không phải nhà đầu tư nào cũng có thể quản lý tốt danh mục đầu tư của mình. Để triển khai dịch vụ này VPBank nói chung, Chi nhánh Ngô Quyền nói riêng cần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên ngân hàng, để họ trở thành các nhà tài chính chuyên nghiệp có kỹ năng chuyên môn cao và hiểu biết sâu rộngvề thị trường tài chính. VPBank cần đầy mạnh công tác giáo dục, đào tạo cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, VPBank cũng cần tính toán để cũng cấp dịch vụ này với mức phí cạnh tranh nhằm thu hút đông đảo khách hàng.
- Thứ hai, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp, tư vấn về thu nhập, tư vấn cho khách hàng về các loại thuế cá nhân. Các dịch vụ này đòi hỏi ngân hàng phải có kiến thức về luật thuế, xử lý mọi tình huống liên quan đến nghĩa vụ thuế, đóng vai trò đại lý về thuế cho khách hàng, thực hiện các thủ tục giải quyết khiếu nại nếu như xảy
ra khiếu, tư vấn cho khách hàng về đầu tư để giảm được thuế và tăng thu nhập. Dịch vụ này đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên môn phải có kiến thức về thuế, luật thuế cũng như kiến thức về tài chính và có khả năng giải quyết linh hoạt các tình huống. Do đó, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Thứ ba, triển khai thêm một số dịch vụ tư vấn khác như: cung cấp thông tin tài chính ngân hàng nhằm mang lại cho khách hàng những thông tin chính xác hơn về tình hình tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, tỷ giá hối đoái và tình hình biến động giá cả để khách hàng có thể gửi tiền vào ngân hàng hay đầu tư chính xác và hiệu quả hơn. Phần lớn các dịch vụ tư vấn đều đòi hỏi ngân hàng phải có một bộ phận chuyên gia có hiểu biết và kiến thức sâu rộng, linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh, đầu tư. Như vậy, VPBank cần nâng cao kiến thức chuyên môn về tài chính, ngân hàng và các kiến thức có liên quan nhằm trang bị về kiến thức để đủ khả năng tư vấn chính xác cho khách hàng.
- Thứ tư, triển khai rộng khắp một số dịch vụ uỷ thác như: giữ hộ vàng, vật quý giá, bảo quản tài sản, giấy tờ, nhận phó thác di sản, quản lý quỹ hưu trí, lập kế hoạch tài sản...Các dịch vụ này củng cố thêm sự tin cậy và uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Đây là các dịch vụ vốn tồn tại từ lâu đời ở các nước phát triển, song ở Việt Nam, các dịch vụ này gần đây mới phát triển. Để triển khai các dịch vụ này ngân hàng cần củng cố hệ thống an ninh, đảm bảo an toàn cho khách hàng và cần có các trang thiết bị an toàn: tủ sắt, két sắt, hệ thống chống trộm..., sự phục vụ tận tình, chu đáo, sự trung thực của nhân viên.
Ngoài ra VPBank cũng nên triển khai các dịch vụ như: xử lý số liệu, dịch vụ nghiên cứu kinh tế, .Các dịch vụ này cung cấp những phân tích chuyên môn mà các ngành khác không thể thực hiện được, hỗ trợ cho khách hàng trong
các mục đích nghiên cứu nhất định: nghiên cứu chính sách, nghiên cứu phát triển thị truờng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp.... để làm cơ sở cho các Chi nhánh cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Thứ năm, triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ là một buớc cải tiến quan trọng trong quá trình phát triển của VPBank nói chung, Chi nhánh Ngô Quyền nói riêng. Dịch vụ ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất đó là sự kết hợp hoạt động ngân hàng với Internet - Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, đuợc ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đối với nuớc ta, đây là lĩnh vực hoạt động mới, hầu hết các tổ chức tín dụng chua đáp ứng để ứng dụng hoạt động của ngân hàng điện tử, ngoại trừ một số phần trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phát triển riêng biệt và một số dịch vụ nhất định nhu: xây dựng và phát triển trang Web cho ngân hàng mình; homebanking; ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile banking). Trong đó hoạt động ngân hàng qua mạng điện thoại di động đuợc phát triển với nhiều tiện ích nhu: cung cấp thông tin về tài khoản qua tin nhắn; thông tin về thị truờng: tỷ giá, lãi suất, giá cả; giao dịch chứng khoán, nhà đất...; giao dịch thanh toán tiền điện thoại, tiền taxi, tiền điện, nuớc...Riêng đối với dịch vụ E-Banking, là dịch vụ ngân hàng điện tử “hoàn hảo” nhất, nhung đòi hỏi tính an toàn, bảo mật trong thanh toán cao nhất, bởi lẽ rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ. Tuy nhiên, về các dịch vụ này, khách hàng chủ yếu là các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn ít và chỉ tham gia quan hệ mang tính chất tu vấn, tham khảo và tìm kiếm thông tin là chủ yếu. Việckhai thác đuợc điểm mạnh và lợi thế tuyệt đối của các dịch vụ ngân hàng điện tử là cung cấp sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng và có tính tiện lợi, tiện ích cao, nhanh chóng, chính xác, mang tính ngân hàng điện tử hiện chua làm
được. Các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán. Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet sẽ thu hút được đông đảo khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Thứ sáu, phát triển dịch vụ bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam theo của quyết định 1096/2004/QĐ - NHNN được định nghĩa là “một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa”
Tính đến ngày 7 tháng 7 năm 2005 mới chỉ có một số tổ chức tín dụng trong nước tham gia vào mạng lưới bao thanh toán quốc tế, đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Phương Đông thực hiện sản phẩm này với tư cách là đại lý cho Ngân hàng Far East National Bank - Sino Pac.
Tại CN Ngô Quyền có nhiều khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế, vì vậy có cơ sở để phát triển dịch vụ bao thanh toán này. Đây là hình thức cấp tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng nhưng cũng rất có lợi cho Ngân hàng do có thể thu được nguồn ngoại tệ và phí bao thanh toán.
- Thứ bẩy, phát triển liên kết bán chéo sản phẩm với các đơn vị bảo hiểm trong và ngoài nước về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.Đây cũng vừa là cơ sởđể có thể tận dụng các khách hàng của nhau, vừa tạo ra được các sản phẩm trọn gói, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.