Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Thế kỷ XXI đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội (Trang 94 - 96)

Các quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng cũng cần tạo sự bình đẳng tối ưu cho các NHTM cổ phần và quốc doanh, các tổ chức tín dụng với hình thức tổ chức khác nhau trong và ngoài nước. Có như vậy mới có thể khuyến khích các ngân hàng hoạt động hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà cần thực thi các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ hợp lý để ổn định các thông số kinh tế (trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề bình ổn tỷ giá tiền tệ) nhằm tiếp tục giữ vững và ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô. Chính sự ổn định vĩ mô nền kinh tế sẽ tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư, khuyến khích sản xuất tiêu dùng, thúc đẩy cạnh tranh đưa nền kinh tế nói chung cũng như khu vực ngân hàng tài chính nói riêng phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán với cơ chế khuyến khích hơn là ngăn cấm như cho phép thu phí giao dịch tiền mặt cao hơn giao dịch chuyển khoản, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống thanh toán quốc gia thống nhất và an toàn.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam và chủ động hội nhập quốc tế có hiệu quả, cần phải

thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp mà trước hết là tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý cho sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần quy định cụ thể các loại hình dịch vụ mà NHTM được phép cung cấp, điều kiện để được cung cấp các dịch vụ (chủ yếu là các điều kiện về an toàn và quản lý rủi ro). Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần cải cách về căn bản cơ chế cấp giấy phép cung cấp các dịch vụ ngân hàng của các NHTM theo hướng: không cấp phép cho từng dịch vụ của ngân hàng mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp từng dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn, có chính sách quản lý rủi ro, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước có giải pháp đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt như thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Các ngân hàng cũng đề nghị nên sớm có một quy định của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản và sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho các khoản chi tiêu công. Hiện nay, chính phủ nhiều nước cũng đã có quy định các khoản chi tiêu ngân sách phải sử dụng phương tiện thanh toán điện tử. Một điểm quan trọng khác theo các chuyên gia ngân hàng là cần đẩy mạnh việc liên kết giữa các ngân hàng trong nước, cần phát triển các liên minh thẻ và kết nối hệ thống với nhau để làm sao mang tới sự thuận lợi nhất cho người sử dụng.Thị trường để phát triển thanh toán bằng thẻ ngân hàng là rất lớn. Một miếng bánh rất to để các ngân hàng có thể khai thác loại hình dịch vụ này. Làm thế nào để kích thích dùng thẻ thanh toán và làm gì để thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong dân là câu hỏi không còn mới nhưng vẫn và sẽ luôn luôn đặt ra đối với các ngân hàng, nhất là trong thời điểm hiện nay.

Một phần của tài liệu Thế kỷ XXI đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w