Các giải pháp

Một phần của tài liệu Thế kỷ XXI đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội (Trang 83 - 92)

chính là các giải pháp của VPBank nói chung, cụ thể:

3.2.3.1. Nâng cao năng lực tài chính

Một điểm yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay là quy mô vốn nhỏ. Điểm hạn chế này đã gây cản trở rất nhiều cho các NHTM trong quá trình phát triển và cạnh tranh với các NHTM của nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, hiện nay, với sự phát triển của cách mạng công nghệ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng hiện đại đang ngày càng được mở rộng, yêu cầu tăng vốn và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM trở thành một yêu cầu cấp thiết.

Gần đây, VPBank đang nỗ lực phát triển các dịch vụ ngân hàng, tham gia thị trường thẻ, chuẩn bị cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Chính vì vậy, yêu cầu tăng vốn là một đòi hỏi không thể thiếu được.

Nhằm nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng và tạo điều kiện mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ thì phải giải quyết 3 vấn đề: tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý (MIS)...

Nâng cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của các NHTM. Một số cách thức tăng vốn của ngân hàng có thể kể ra như:

- VPBank có thể tăng vốn thông qua việc niêm yết và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

- Tăng cường khả năng liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ.

- Khai thác hiệu quả hình thức thuê thiết bị và thuê tài chính để đổi mới, phát triển công nghệ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ điện tử- tin học, do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ nên VPBank cần đặc biệt lưu ý đến

yếu tố hao mòn vô hình (dễ bị lạc hậu); tính hiệu quả; thời gian khai thác và hình thức thuê.

Theo Phuong án tăng vốn điều lệ đã đuợc Đại hội đồng cổ đông VPBank thông qua ngày 16/3/2010, đến nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 4,000 nghìn tỷ đồng trong năm 2010. Đây là một buớc tiến lớn của VPBank nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mình.

3.2.3.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Đổi mới giải pháp công nghệ ngân hàng, đầu tu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông để cải thiện co sở hạ tầng cho các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng thanh toán điện tử là một giải pháp thiết yếu nhằm mục tiêu phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố co bản, yếu tố “nền” không thể thay thế trong điều kiện hiện nay. Bởi chỉ có công nghệ hiện đại (gồm: Công nghệ tin học: các thiết bị tin học và phần mềm quản lý hệ thống, quản lý dữ liệu, xử lý nghiệp vụ...; Công nghệ viễn thông: hệ thống viễn thông kết nối thông tin trong toàn hệ thống, hệ thống mạng internet, hệ thống mạng điện thoại; các thiết bị xử lý giao dịch tự động: ATM, máy đọc thẻ ...) mới cho phép các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ đa năng, tiện ích và tiện lợi cung cấp cho khách hàng, nguời dân, mới đảm bảo cho các NHTM cạnh tranh và phát triển. Đây là giải pháp phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực vốn; nhân lực. Vì vậy tuỳ theo điều kiện cụ thể mỗi NH cần có các biện pháp thích hợp để phát triển thông qua các biện pháp về liên kết phát triển; hoặc góp vốn, tăng năng lực tài chính để phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực....

Trong năm 2008, VPBank đã triển khai thành công trên toàn hệ thông phần mền công nghệ Core Banking, đã mở ra một kỷ nguyên mới về nền công nghệ hiện đại, co sở cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch

vụ ngân hàng phi tín dụng.

Quá trình đổi mới công nghệ đã đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Chọn lựa hệ thống công nghệ hiện đại, đáp ứng được các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh và quản ly điều hành, đồng thời cho phép tích hợp các dịch vụ ngân hàng mới đã được hoạch định và hội nhập quốc tế.

- Tập trung đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ngang tầm thế giới ở các hội sở, các mạng lưới giao dịch của các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp, đầu tiên là hiện đại hoá công nghệ thanh toán, xử lý dữ liệu thông tin nhằm tăng khả năng phục vụ khách hàng, thu hút nguồn vốn.

- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, tập trung đầu tư phần mềm ứng dụng vào các tiện ích ngân hàng. Đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp nhận công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị hiện đại.

- Nâng cấp hệ thống máy tính, phát triển mạng giao dịch trực tuyến giữa trụ sở chính và các chi nhánh, nhằm thực hiện mục tiêu để khách hàng có thể gửi tiền ở một nơi, rút tiền ở nhiều nơi.

- Tự động hoá các quy trình cung cấp dịch vụ. Phát triển các hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Homebanking, Phone banking, Internet banking, ngân hàng ảo... đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Phát triển mạng lưới gắn liền với các giải pháp công nghệ. Để tiếp cận và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thì sự phát triển mạng lưới là giải pháp quan trọng. Tuy nhiên VPBank cần quan tâm đến các giải pháp công nghệ vừa đảm bảo kết nối mạng toàn hệ thống; vừa đảm giao dịch tiện lợi an toàn song phù hợp với quy mô và khả năng quản trị điều hành. Tuỳ theo địa điểm, môi trường kinh tế, sự phát triển kinh tế và nhu cầu người dân để phát triển mạng lưói chi nhánh; phòng giao dịch cũng như các chức năng kinh doanh

của từng đơn vị, trong mối quan hệ so sánh hiệu quả với việc phát triển các điểm đặt máy ATM nhu là một trong các điểm để thực hiện các giao dịch của một NH tự động “NH ảo”, có thể thay thế một phòng giao dịch NH, với chi phí thấp hơn nhiều và hiệu quả kinh doanh lớn hơn.

Tăng cuờng các hoạt động liên kết trong kinh doanh để phát triển công nghệ. Đặc biệt là liên kết kinh doanh với các đối tác chiến luợc, các ngân hàng và tổ chức tài chính nuớc ngoài để tranh thủ công nghệ; kinh nghiệm quản lý, quản trị. Khả năng thực hiện giải pháp này là rất cao, bởi trong điều kiện hội nhập hiện nay, với tu cách là thành viên WTO, thị truờng tài chính nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng đang đuợc các Nhà đầu tu nuớc ngoài quan tâm. Bên cạnh đó, VPBank cần tiếp tục thực hiện các giải pháp về tăng vốn (phát hành trái phiếu chuyển đổi; phát hành cổ phiếu....) để nâng cao năng lực tài chính, nhằm thực hiện các giải pháp đổi mới, phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cho phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Đầu tu cho công nghệ nhằm hiện đại hoá hệ thống thanh toán là trọng tâm của hiện đại hoá ngân hàng. Hệ thống kỹ thuật công nghệ mới có thể tạo ra buớc nhảy vọt về công nghệ ngân hàng, là tác nhân làm thay đổi hệ thống tổ chức và quản trị ngân hàng theo phuơng pháp thủ công truớc đây.

Trong quá trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán, việc tổ chức và xây dựng một quy trình nghiệp vụ khoa học, hợp lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của quá trình hiện đại hoá. Theo đó, khi tiến hành hiện đại hoá hệ thống thanh toán, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại, VPBank cần tham chiếu, lựa chọn quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quốc tế (có điều chỉnh phù hợp với Việt Nam và yêu cầu nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nuớc). Việc thực hiện quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo điều kiện để ngân hàng thực hiện tốt quá trình đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội

nhập quốc tế, cho phép giảm thời gian thực hiện và giảm bớt các chi phí liên quan đến việc đầu tu (chi phí chỉnh sửa nghiệp vụ, chỉnh sửa chuơng trình...)

3.2.3.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động

Mở rộng mạng luới chi nhánh, các phòng giao dịch tới các khu vực dân cu, địa bàn khác nhau.

Nâng cấp và phát triển các kênh phân phối hiện có, trang bị công nghệ hiện đại, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực.

Mở rộng đối tuợng khách hàng vay, không chỉ tập trung vào khách hàng truyền thống, đối tuợng khách hàng có thu nhập cao, thu nhập khá mà còn mở rộng sang đối tuợng khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, ..

VPBank cần thiết lập và quản lý mạng luới dịch vụ ngân hàng thông qua việc thành lập các chi nhánh, các địa điểm giao dịch (Phòng giao dịch, POS, ATMs, dịch vụ ngân hàng tại gia đình hoặc công sở). Triển khai điểm giao dịch tại xã, nơi làm việc. Mở rộng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền đến hộ gia đình ở nông thôn, dịch vụ kiều hối, bảo hiểm tiền gửi...Và tiến tới sử dụng mạng Internet nhu một trung gian cung cấp dịch vụ để ngân hàng mở rộng khối luợng cung cấp dịch vụ và tạo ra sự tiện lợi cho các khách hàng sử dụng dịch vụ của NHTM.

Phát triển các kênh phân phối là một trong những giải pháp tiên quyết nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng, đòi hỏi phải tích cực phát triển mạng luới các chi nhánh, chú trọng mở rộng thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nhẹ. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống nhu các chi nhánh, các phòng giao dịch, ngân hàng cần nghiên cứu và ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, đồng thời tăng cuờng quản lý phân phối nhằm tối đa hóa vai trò của từng kênh phân phối một hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi nhu:

cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, nâng cấp hệ thống ATM thành những “ngân hàng thu nhỏ” trải đều khắp các tỉnh, thành phố. Đồng thời, phát triển mạng luới các điểm chấp nhận thẻ (POS) và tăng cuờng liên kết giữa các NHTM để nâng cao hiệu quả và mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM và thẻ POS.

• Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính và ngân hàng tại nhà nhằm tận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối Internet. Trong đó, các NHTM cần sớm đua ra các loại dịch vụ mới để khách hàng có thể đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn số du và thông tin về cam kết giữa ngân hàng và khách hàng, v.v;

• Phát triển loại hình ngân hàng qua điện thoại, đây là mô hình phổ biến với chi phí rất thấp, tiện lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại bất cứ thời gian, địa điểm nào;

• Mở rộng các kênh phân phối qua các đại lý nhu, đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM, đại lý thanh toán.

Hết năm 2010, VPBank đang có 135 điểm giao dich trên toàn quốc, phủ khắp các tỉnh thành từ thành thị đến các huyện, thị trấn, với hơn 30 chi nhánh cấp I và hơn 100 các Phòng giao dịch. Đến hết tháng 6/2011, VPBank đã có 159 điểm giao dịch. Đây là nỗ lực không nhỏ của VPBank trong việc phát triển mạng luới và thuơng hiệu của mình.

VPBank - Chi nhánh Ngô Quyền nói riêng từ khi thành lập vào năm 2007 đến nay đã triển khai mở mới 07 Phòng giao dịch trực thuộc, dự kiến trong năm 2011 này sẽ mở mới thêm 03 Điểm giao dịch trực thuộc chi nhánh và năm 2012 sẽ mở mới thêm 05 Điểm giao dịch nữa. Việc mở mới các Phòng, Điểm giao dịch này tập trung chủ yếu tại các địa bàn ngoại thành đang phát triển nhu: Đông Anh, Gia Lâm.

khách hàng vay tiêu dùng nữa, mà mở rộng sang đối tượng khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh. Đây là định hướng của VPBank Chi nhánh Ngô Quyền. Điều này đã được Chi nhánh triển khai sớm, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định.

3.2.3.4. Hoàn thiện cơ sở pháp luật đối với dịch vụ phi tín dụng

Cơ sở pháp luật để phát triển DVPTD phải đầy đủ, đồng bộ, cụ thể đến từng mảng nghiệp vụ. Có thể được ban hành nội bộ thông qua các quy trình, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể và có dẫn chiếu đến các Luật, Điều luật, Nghị định hay Thông tư cụ thể để thực hiện.

Thông qua đó, VPBank sẽ phát triển dịch vụ ngân hàng với việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của VPBank.

3.2.3.5. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Đối với nhân viên ngân hàng, trước hết cần phải có thái độ phục vụ tốt, có trình độ chuyên môn và có văn hóa ứng xử trong giao dịch. VPBank cần xây dựng văn hoá giao dịch thực sự gần gũi và gây ấn tượng đối với khách hàng. Dịch vụ ngân hàng cũng là một loại hình dịch vụ, có tính vô hình, gắn liền với chủ thể cung cấp, do đó vai trò nhân viên ngân hàng làm việc trực tiếp với khách hàng rất quan trọng. Uy tín ngân hàng, thiện cảm của khách hàng đối với ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, kỹ năng xử lý nghiệp vụ và phong cách, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Văn hoá giao dịch, muốn giành được thiện cảm đối với khách hàng, cần thể hiện được sự tận tình chăm sóc khách hàng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhằm tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng và ngân hàng, thực hiện chính xác các quy trình nghiệp vụ, thể hiện ở tác phong nhanh nhẹn, thái độ văn minh, lịch sự của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng, đặc biệt đội ngũ nhân viên giao dịch.

tạo bồi dưỡng cán bộ ngân hàng về cả hai mặt: chuyên môn và phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng. Có thể khẳng định rằng, cán bộ ngân hàng phục vụ khách hàng cá nhân, thể nhân không những phải nắm vững kiến thức tài chính, mà cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc về xã hội, nhân văn, đòi hỏi sự nhạy bén cao trong giao tiếp trực tiếp với khách hàng, giao tiếp qua điện thoại hoặc thư tín, đặc biệt phải có kỹ năng thuyết phục khách hàng. Cán bộ, nhân viên ngân hàng cần có kiến thức về đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cá nhân, nắm được một số thông tin như:lương, số tiền thuế thu nhập phải nộp, các khoản chi tiêu cá nhân như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, các tiêu chí về tuổi tác, trình độ văn hoá, tính cách cá nhân, v.. .v... Cán bộ khách hàng cá nhân phải có kỹ năng tiếp thị và giao tiếp tốt, nhiệt tình hướng dẫn khách hàng làm quen tiến tới sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp. Nắm vững kiến thức chuyên môn về những sản phẩm thuộc phạm vi quản lý và có kiến thức nền tảng về những sản phẩm ngân hàng cung cấp để có điều kiện bán chéo sản phẩm của ngân hàng.

Việc nâng cao năng lực, trình độ nguồn nhân lực đã được VPBank triển khai cụ thể trên toàn hệ thống: Đào tạo về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và

Một phần của tài liệu Thế kỷ XXI đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w