TK∣,: mức tăng khách hàng (%) QKh : số luợng khách hàng tăng thêm
1.3.2.2. Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác. Sự ổn định hay bất thường, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm rất cao đối với những biến động của môi trường kinh tế. Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm và mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM có cơ hội phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn người tiêu dùng chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống ở mức bình thường mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn.
Môi trường xã hội: Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc
(thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của nguời dân nhu niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ua thuởng thụ...) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... cũng ảnh huởng lớn đến thói quen tiêu dùng của nguời dân. Thông thuờng, nơi nào tập trung nhiều nguời có địa vị trong xã hội, trình độ cao thì chắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn. Do vậy, nhu cầu vốn vay cao hơn nơi khác, từ đó tạo ra khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng. Còn phần lớn những nguời lao động chân tay thì chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thuờng, họ chua nghĩ tới chuyện đi vay để mua sắm hàng hóa, nâng cao mức sống.
Môi trường pháp lý: Môi truờng pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nuớc là một nhân tố có ảnh huởng rất lớn tới hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM. Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhung phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM cũng phải tuân thủ các quy định của Nhà nuớc, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Dân sự và các quy định khác. Nếu những văn bản quy định pháp luật nếu không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Nguợc lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi truờng cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị truờng để hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung đuợc diễn ra thông suốt và hiệu quả.
Hệ thống chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước: Các chủ truơng, chính sách của Nhà nuớc cũng có tác động đáng kể tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu Nhà nuớc có chủ truơng kích cầu, đua ra các biện pháp để khuyến khích đầu tu trong nuớc, thu hút đầu tu nuớc ngoài nhu hạ lãi suất trần cho vay, giảm các thủ tục ruờm rà, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho nguời lao động. sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của nguời dân. Đây rõ ràng là tiền để thuận lợi để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Mặt khác, các chính sách nhu giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất uu đãi đối với cho vay hộ nông
dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo... cũng sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài.