Tăng cường hoạt động Marketing trong lĩnh vực tín dụng

Một phần của tài liệu 1204 phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88 - 90)

H Tổng dư nọ' Chovay Dư nọ' cho vay tiêu dùng cá

3.2.2.4. Tăng cường hoạt động Marketing trong lĩnh vực tín dụng

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, các ngân hàng liên tiếp ra đời, các ngân hàng nước ngoài thâm nhập ngày càng mạnh và sâu vào hoạt động kinh tế của Việt Nam nên tình hình cạnh tranh càng lúc càng khốc liệt. Khách hàng luôn được rất nhiều ngân hàng gửi thư ngỏ giới thiệu dịch vụ hấp dẫn, luôn hứa hẹn những ưu đãi tốt nhất,... Do đó, việc giữ được các khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và mang tính sống còn đối với hoạt động của ngân hàng.

Trong hoạt động marketing cần lưu ý một số vấn đề sau:

Duy trì các khách hàng cũ được xác định là khách hàng tốt, uy tín là nhiệm vụ quan trọng nhất vì chi phí tìm kiếm được một khách hàng mới sẽ vượt xa chi phí duy trì một khách hàng cũ và thực sự khách hàng mới tốt và uy tín thế nào

chưa thể rõ ràng và chắc chắn so với khách hàng cũ mà ngân hàng đã biết quá rõ. Để duy trì khách hàng cũ, cần ưu tiên trong công tác phục vụ, chăm sóc, ưu đãi về lãi suất, kỳ hạn vay, phí, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm cũng như giảm các thủ tục không thực sự cần thiết để giúp khách hàng thoải mái, tin tưởng và gắn bó với ngân hàng. Với các khách hàng lớn, điều quan tâm lớn nhất chính là quan hệ đối xử giữa ngân hàng với khách hàng, khách hàng sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất vay vốn cao hơn các ngân hàng khác một chút nhưng bù lại, khách hàng nhân được sự quan tâm, chia sẻ tốt nhất từ Ban lãnh đạo cũng như các nhân viên tín dụng. Khi có khó khăn, ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ khách hàng để vượt qua và đó là điều quan trọng nhất khách hàng cần.

Trong việc phát triển các khách hàng mới, cần xác định nhóm khách hàng đối tượng. Không nên phát triển tràn lan, nhận những khách hàng xấu từ ngân hàng khác hoặc những khách hàng có nhu cầu quá lớn, vượt quá khả năng tài trợ an toàn của ngân hàng và hoạt động mang nhiều rủi ro. Đối tượng khách hàng mà BIDV xác định là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 80% doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam.

Chủ động liên lạc với các khách hàng, hẹn làm việc, gặp mặt trực tiếp để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của gân hàng cũng như trình bày những cam kết mà ngân hàng có thể đem lại cho doanh nghiệp. Quá trình tiếp thị khách hàng, cần có mặt của cấp lãnh đạo (Trưởng/Phó phòng tín dụng hoặc thành viên Ban giám đốc) để doanh nghiệp tin tưởng vào những cam kết mà ngân hàng đưa ra và khách hàng có thể được giải đáp những thắc mắc một cách rõ ràng từ những người có thẩm quyền.

Xác định rõ hoạt động và nhu cầu của khách hàng để tiếp xúc và làm việc, trên cơ sở đó đưa ra những cam kết phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân hàng. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, tạp chí chuyên ngành, thời báo uy tín,... để giới thiệu về ngân hàng, về các sản phẩm, về những thành tựu đạt được và khả năng đáp ứng cũng như năng lực phục vụ của ngân hàng để thu hút các khách hàng mới.

Một phần của tài liệu 1204 phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88 - 90)