Vai trò của dịch vụ kiều hối

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29)

1.1.6.1. Vai trò của kiều hối trong phát triển kinh tế xã hội

quốc gia nhận kiều hối. Bởi kiều hối giúp gia tăng tiết kiệm quốc gia. Phần tiết kiệm từ kiều hối có thể sử dụng đầu tu trực tiếp, gửi bằng ngoại tệ hay bản tệ vào các tổ chức tài chính khác và cất trữ duới dạng tiền mặt, vàng... Nguồn kiều hối đuợc gửi vào các tổ chức tài chính và lại đuợc các tổ chức này cho vay tài trợ để đầu tu vào hoạt động phát triển kinh tế. Theo lý thuyết của Keynes, kể cả truờng hợp kiều hối đuợc sử dụng toàn bộ cho các mục đích tiêu dùng thì cũng có tác động làm tăng tổng cầu và dẫn đến tăng truởng kinh tế. Kiều hối thuờng đóng vai trò thay thế cho thị truờng tài chính, chẳng hạn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình tham gia các hoạt động đầu tu, kể cả đầu tu cho nguồn nhân lực, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nuớc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có quan hệ đồng biến giữa luợng kiều hối tiếp nhận với tỷ lệ trẻ em đến truờng ở nhiều quốc gia. Bởi lẽ, các gia đình có thu nhập từ kiều hối sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho việc học hành của con cái. Chính sự gia tăng đầu tu cho con nguời đã dẫn đến làm tăng chất luợng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động. Từ đó, góp phần vào tăng truởng kinh tế tại các quốc gia nhận kiều hối. Bên cạnh đó, những kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ đuợc của những nguời dân sống định cu ở nuớc ngoài còn làm tăng giá trị và hiệu quả sử dụng nguồn vốn họ chuyển về cho nguời thân ở trong nuớc.

Kiều hối cũng có những đóng góp tích cực đến sự phát triển của thị truờng tài chính, vì những khoản tiền này làm tăng nguồn cung ứng vốn cho các tổ chức tài chính. Mối quan hệ giữa kiều hối, sự phát triển thị truờng tài chính và tăng truởng kinh tế có thể đuợc xem xét ở một số cấp độ. Tại các thị truờng tài chính phát triển, hoạt động có hiệu quả, tác động tích cực của kiều hối đuợc gia tăng do những dòng tiền này đuợc sử dụng vào những mục đích có hiệu quả nhất, qua đó có tác động tích cực hơn đến tăng truởng kinh tế. Mặt khác, kiều hối có thể bù đắp cho những thị truờng

tài chính kém hiệu quả. Bởi lẽ, kiều hối có thể giúp các nhà đầu tu vượt qua được những hạn chế của thị trường tài chính về sự thiếu vắng các sản phẩm huy động và cấp tín dụng phù hợp để tìm kiếm được mức sinh lời cao. Trong những trường hợp này, kiều hối có tác động trực tiếp đến các hoạt động đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong khi thị trường tài chính vẫn kém phát triển. Có những bằng chứng cụ thể ủng hộ quan điểm cho rằng kiều hối có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế tại những thị trường tài chính kém phát triển. Tác động to lớn của kiều hối đến hoạt động đầu tư đã chứng minh rằng sự kém phát triển của thị trường tài chính là một trở ngại lớn đã được khắc phục bởi các dòng kiều hối.

16000 14000 12000 10000

Hình 1.2: Các nguôn tài chính nước ngoài cho phát triển của Việt Nam (triệu USD)

Ngoài ra, vai trò của kiều hối còn được xem xét ở khí a cạnh xã hội. Đó là, kiều hối giúp nâng cao nhận thức của người phụ nữ trong gia đình, thực hiện kế hoạch hoá và giảm tỷ lệ sinh đẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Kiều hối góp phần tích cực đến chăm sóc y tế, tăng cường sức khoẻ cho người dân, đặc biệt tại các quốc gia có hệ thống y tế kém phát triển. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2006 tại các

quốc gia Mỹ La tinh cho thấy một trong những động cơ quan trọng để những nguời đang sống và lao động ở nuớc ngoài chuyển tiền về nuớc là để trang trải các chi phí chăm sóc y tế.

Theo số liệu của NHNN Việt Nam, kiều hối về Việt Nam tăng đều đặn và quy mô nhiều gấp bốn lần khối luợng ODA năm 2016 và tuơng đuơng với luợng FDI năm 2017. Đến cuối năm 2016, kiều hối gửi về thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 50% tổng luợng kiều hối gửi về Việt Nam, trong đó 70% đuợc chuyển sang hoạt động kinh doanh và 20% cho bất động sản. Trong giai đoạn 2006 - 2017, kiều hối chiếm 6-8% GDP hàng năm, cao hơn các nuớc phát triển khác.

Vai trò tích cực của kiều hối trong việc phát triển kinh tế xã hội thể hiện qua một số điểm nổi bật sau:

❖ Kiều hối là kênh cung cấp ngoại tệ mạnh, làm tăng dự trữ ngoại hối và tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai.

Kiều hối là nguồn ngoại tệ tuơng đối ổn định và ít rủi ro: Dòng ngoại tệ nhận đuợc từ kiều hối góp phần hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia đang phát triển. Bản chất của kiều hối không phải là một khoản nợ hay một khoản trao đổi giữa các quốc gia, vì vậy mức độ rủi ro sẽ thấp hơn FDI và ODA. Dòng kiều hối chảy về nuớc bổ sung ngoại tệ cho nền kinh tế, nhờ đó làm thu hẹp khoảng cách giữa cung cầu trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ, và từ đó áp lực tăng tỷ giá cũng vì thế mà đuợc giảm bớt. Nếu dòng kiều hối chuyển về nuớc thông qua hệ thống ngân hàng khi tỷ giá đang ở mức ổn định sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, trên cơ sở đó thực hiện các vai trò quan trọng của quỹ dự trữ này đối với nền kinh tế nhu: Duy trì tính thanh khoản của thị truờng ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong truờng hợp xảy ra khủng hoảng tài chính; duy trì khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ; duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ nuớc ngoài

của nền kinh tế; thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của một quốc gia; góp phần thu hút đầu tu trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài hay dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia; đặc biệt là để thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Dự trữ ngoại hối còn được dùng để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai.

❖ Kiều hối góp phần thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

- Tiêu dùng: Nguồn kiều hối gửi về thường được ưu tiên cho tiêu dùng, phục vụ các nhu cầu về lương thực; thực phẩm; quần áo; giáo dục; y tế. Ngoài ra nguồn tiền được sử dụng vào việc mở các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây nhà ở mới cũng chiếm lượng lớn. Lượng kiều hối dùng vào chi tiêu, ở đây với hàng hoá trong nước sản xuất sẽ làm tăng lượng tiêu thụ, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Đồng thời nhu cầu về hàng hoá tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng mở rộng quy mô sản xuất, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Đầu tư: Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, các thị trường chuyên biệt hoạt động ngày càng sôi nổi thì lượng kiều hối chuyển về nước có rất nhiều cơ hội sinh lời không chỉ mang lại lợi ích cho người đầu tư mà còn tác động trở lại, tạo điều kiện để hoàn thiện các thị trường nói riêng và sự vận hành nền kinh tế nói chung. Mặt khác, dòng tiền kiều hối cũng cho phép đầu tư về con người như nâng cao trình độ, kỹ năng sức khỏe, đó là cơ sở cho phép nâng cao hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Kiều hối không những tạo ra cơ hội cho mở rộng các doanh nghiệp hiện tại, đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới mà còn cung cấp các cơ hội tài chính cho các doanh nghiệp tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn khi tiếp cận tới các nguồn tài chính chính thức. Một phần không nhỏ dòng kiều hối được chuyển về thông qua kênh chuyển nhận chính thức sẽ được người nhận gửi tiết kiệm tại chính ngân hàng

mà họ nhận, đây chính là nguồn tiết kiệm nội địa có sẵn cho đầu tu. Kiều hối qua

kênh chính thức cũng sẽ giúp cho các tổ chức tài chính tín dụng chính thức tiếp

cận các hộ gia đình nghèo dễ dàng hơn, cung cấp cho họ các dịch vụ tài chính và

tạo cơ hội cho họ cải thiện thu nhập và quản lý tài sản của mình nhằm tránh rủi ro tài chính. Ví dụ, các dịch vụ được cung cấp nhu mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, cho vay hoặc đầu tư bất động sản... với kết quả đạt được là cải

thiện điều kiện kinh tế. Ngoài ra, mở rộng tiếp cận qua kênh chính thức sẽ giúp

các tổ chức này tiếp cận được với đối tượng khách hàng cá nhân tại khu vực nông thôn và đối tượng khách hàng có thu nhập thấp một cách dễ dàng hơn.

❖ Kiều hối mang tính ổn định, giảm thiểu rủi ro tín dụng và gánh nặng nợ nần. So với các kênh cung cấp ngoại tệ khác, kiều hối dường như có nhiều ưu thế hơn. Kiều hối giúp khắc phục khó khăn khi các nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay vay nợ từ các quốc gia khác cho doanh nghiệp có xu hướng giảm, do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế.

❖ Nguồn ngoại tệ có được từ xuất khẩu là quan trọng, tuy nhiên xuất khẩu phải chịu nhiều chi phí như: Chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị, chi phí vận chuyển ra nước ngoài, chi phí cho các chính sách bảo hộ của nước nhập khẩu... Trong điều kiện đó, kiều hối là nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước được hưởng hoàn toàn (ngoại tệ ròng), đồng thời là nguồn ngoại tệ chảy vào đất nước mà không phải bỏ ra bất cứ một chi phí nào.

Đối với đầu tư trực tiếp FDI và đầu tư gián tiếp ODA, có nhiều lợi ích thu được từ giải quyết các nhu cầu về công ăn việc làm, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quản lý, tiếp thu công nghệ tiên tiến ... nhưng tất cả những lợi ích đó lại là của các nhà tư bản. Hơn nữa, nếu như hàng hoá do họ sản xuất ra là để tiêu thụ trong nước thì lại là một thách thức đối với khả năng cạnh tranh của hàng hoá nội địa. Kiều hối chiếm ưu thế vượt trội hơn ODA và FDI ở điểm: Kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu

hụt trong cán cân vãng lai và là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia. Nguồn ngoại tệ này gần nhu không phải hoàn lại nên ổn định hơn nguồn ngoại tệ từ vay nợ, viện trợ, giúp giảm thiểu rủi ro huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nuớc ngoài. Kiều hối đuợc coi nhu một dạng viện trợ của tu nhân cho tu nhân, vì vậy việc sử dụng nguồn kiều hối này vì những mục đích thực sự thiết thực.

Để có thể thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội thì nhất thiết phải có yếu tố vật chất mà trong đó vốn mang tính quyết định. Kiều hối là kênh ngoại tệ tuơng đối ổn định cho đất nuớc mà các nguồn lực khác khó sánh nổi.

❖ Kiều hối góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính non trẻ và chuyển giao kiến thức, công nghệ.

Sự gia tăng dòng tiền kiều hối về quê huơng giúp cho ngân hàng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đa dạng hóa kênh chuyển tiền, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế. Gia tăng dòng tiền kiều hối không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn giúp quốc gia nhận kiều hối tiếp cận với những công nghệ, kiến thức mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng công nghệ của quốc gia.

❖ Góp phần giảm đói nghèo ở các nuớc đang phát triển

Kiều hối là một nguồn thu nhập của hộ gia đình, giúp duy trì cuộc sống hàng ngày và nâng cao mức sống của nguời nhận kiều hối. Ví dụ, tại Mexico, các nghiên cứu về chi tiêu và thu nhập dựa trên số liệu điều tra mức sống dân cu toàn quốc cho thấy, rất ít nguời nhận kiều hối là nguời thuộc diện nghèo. Tại Gueatemala, kiều hối đã đóng vai trò rất lớn trong việc giảm mức độ nghèo đói nghiêm trọng tại các nuớc này, với tỷ lệ nghèo đói đã giảm khoảng 20% theo số liệu năm 2005. Tuy nhiên, yếu tố công bằng thu nhập giữa các hộ giàu nghèo có thể không đạt đuợc nếu hộ nhận kiều hối chủ yếu là các hộ giàu có.

Các chuyên gia kinh tế của Hội nghị Liên hợp quốc về thuơng mại và phát triển (UNCTAD) đã nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của các nguồn kiều hối đối với tiến trình thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của các nuớc nghèo và các nuớc đang phát triển. Theo số liệu của UNCTAD, nguồn kiều hối chảy về các nuớc chậm phát triển và đang phát triển, trong năm 2009 đã lên tới 316 tỷ USD, chiếm 1,9% tổng sản phẩm quốc nội GDP của các nuớc này. Nguồn kiều hối thậm chí còn chiếm hơn 5% GDP của 1/3 số nuớc chậm phát triển trên toàn cầu. Nguồn kiều hối của các nuớc này còn quan trọng hơn cả nguồn đầu tu trực tiếp FDI và là nguồn tài chính ổn định, ít biến động ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. UNCTAD đã khẳng định vai trò quan trọng của nguồn kiều hối trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giúp nguời nghèo đảm bảo các nhu cầu đời sống và đầu tu phát triển sản xuất, đồng thời tạo điều kiện tăng cuờng chuyển giao tri thức và kỹ năng, nâng cao năng lực kinh doanh ở các nuớc đang phát triển thông qua đầu tu trực tiếp phát triển các cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và khu vực sản xuất. Một phần lớn dòng tiền từ kiều hối gửi về quê huơng nhằm giúp đỡ gia đình, nâng cao thu nhập, mức sống, dinh duỡng, sức khoẻ, giáo dục cho các hộ gia đình. Điều này góp phần làm giảm các khoản trợ cấp đói nghèo trong chi tiêu chính phủ. Đồng thời, kiều hối cũng đóng góp vào làm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Hơn nữa, tiền gửi từ kiều hối đuợc coi nhu một nguồn vốn an toàn, duy trì mức thu nhập cho các hộ gia đình khi các hộ gia đình gặp các cú sốc nhu ốm đau bệnh tật, nhu mất việc làm. Nguồn kiều hối chuyển về cho thân nhân còn góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp. Chính những nguồn tiền đầu tu của kiều hối góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tu nhân, là nguồn vốn quan trọng cho phép nhiều hộ gia đình tạo dựng cơ sở kinh doanh nhỏ, từ đó gia tăng công ăn

việc làm cho xã hội và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

❖ Kiều hối có tác động tích cực đến nguồn nhân lực. Kiều hối có thể giúp gia đình nhận kiều hối đầu tu nhiều hơn vào nguồn nhân lực dưới dạng tăng chi

tiêu cho giáo dục và sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng kiều hối sẽ cải thiện được môi trường giáo dục cho trẻ em thuộc các gia đình nhận tiền kiều hối. Tại

Salvador, số lượng kiều hối đã giúp giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học. Phần lớn, các nước

nhận kiều hối là những nước đang phát triển hoặc kém phát triển, do đó lượng kiều hối chuyển về đặc biệt đóng vai trò quan trọng khi hệ thống y tế công cộng

chưa cấp bảo hiểm y tế rộng rãi tới mọi người dân. Tại Guatemala và Nicaragua,

trẻ em tại các gia đình có kiều hối chuyển về đã tiếp cận được nhiều hơn tới hệ thống chăm sóc y tế so với các gia đình khác tại địa phương.

1.1.6.2. Vai trò của dịch vụ kiều hối với NHTM

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w