Chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi xuất khẩ uở nước ngoài

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 122 - 126)

- Liên quan đến xuất khẩu lao động, vấn nạn lừa đảo lao động khi sang đến bên nước ngoài đang được quan tâm. Từ trước đến nay xuất khẩu lao động là cứu cánh đổi đời về kinh tế nên nhiều người mong muốn “chạy” xin được một xuất đi lao động ở nước ngoài. Nước ta đã nhiều năm xuất khẩu lao động, bên cạnh những mặt tích cực thu được thì đã có không ít những mặt tiêu cực không thể không kể đến, nhiều trường hợp người đi xuất khẩu lao động bị lừa do những công ty Việt Nam làm việc tắc trách, làm ăn thời vụ thiếu chữ tín. Vì vậy, càng ngày nhiều người lao động thiếu tin tưởng vào các doanh nghiệp xuất khẩu, họ chỉ mượn cớ đi xuất khẩu lao động, sang đến nước sở tại thì trốn ra ngoài làm ăn trái với quy định luật pháp của nước sở tại. Điều đó đã dẫn đến một hiện thực đáng buồn là một số quốc gia đã cấm nhập khẩu lao động Việt Nam (Ví dụ năm 2011 Hàn Quốc đã ngừng nhập khẩu lao động Việt Nam) khiến cho lao động Việt Nam ngày càng không còn uy tín. Nhà nước cần sớm ban hành Nghị định chống bỏ trốn đối với người

lao động đi XKLĐ ở nước ngoài, ngoài những biện pháp chống trốn truyền thống là bắt người lao động phải ký quỹ trước khi đi hay người lao động phải ký vào cam kết. Nhà nước cần tạo điều kiện để nâng cao uy tín cho người XKLĐ, có như vậy mới có thêm nhiều việc làm góp phần gia tăng cả về số lượng và chất lượng của kiều hối.

- Về chất lượng lao động cần đảm bảo đủ mấy vấn đề sau: Người lao động đã quen với lao động vất vả, phải được trang bị kiến thức ngoại ngữ đủ để giao dịch thông thường bởi bất đồng ngôn ngữ sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực... Đồng thời, nhà nước cũng cần phải xây dựng tiêu chuẩn ISO về chất lượng của lao động để có thể hướng tới xuất khẩu lao động vào những thị trường cao cấp với mức thu nhập cao. Từ trước đến giờ lao động Việt Nam sang làm việc tại hơn 40 quốc gia, chỉ có khoảng 27% là có nghề còn lại là lao động không nghề và lao động phổ thông. Cần cù, chịu khó nhưng điểm yếu của lao động Việt Nam đa phần chỉ có thể gánh vác công việc chân tay tại các công trường, rất ít người có thể tham gia vào lĩnh vực khoa học, công nghệ thông tin; đặc biệt là nhiều lao động Việt Nam không được trang bị ngoại ngữ, kiến thức pháp luật nước sở tại. Thị trường lao động quốc tế ngày càng có nhiều nhu cầu lớn về lao động chất lượng cao với thu nhập lớn vì vậy quy mô kiều hối gửi về cũng sẽ tăng lên đáng kể.

KẾT LUẬN

Qua phân tích, đánh giá thực trạng của dịch vụ chuyển tiền kiều hối và công tác phát triển dịch vụ kiều hối tại Agribank, có thể thấy rằng công tác phát triển dịch vụ kiều hối trong những năm gần đây của Agribank đã có nhiều chuyển biến tích cực. Agribank đã thành lập đuợc Trung tâm dịch vụ kiều hối - là đơn vị chuyên trách về dịch vụ kiều hối; kết nối với nguời đi XKLĐ và các công ty, tổ chức quản lý XKLĐ; kết nối thêm nhiều đối tác và kênh chuyển nhận mới; xây dựng đuợc hệ thống kiều hối tập trung... Tuy nhiên, để phát triển xứng với tầm cỡ của mình, Agribank cần phải áp dụng nhiều giải pháp phù hợp và linh hoạt hơn. Agribank cần phải hoàn thiện bộ máy tổ chức từ cấp độ các chi nhánh lên đến Hội sở chính theo tinh giản, phù hợp với thông lệ quốc tế. Chú trọng mở rộng các kênh chi trả từ xa và các kênh chi trả điện tử, tự động nhằm giảm các chi phí, tăng tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh đó, đua ra các chính sách đối với nguời gửi và nguời nhận để họ cảm thấy thuận tiện và không thiệt thòi hơn khi sử dụng các dịch vụ bên ngoài.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Agribank cần phải tập trung vào yếu tố con nguời. Cụ thể là: Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự kiều hối đủ lớn mạnh về chất và luợng, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ. Mặt khác, cần giao quyền chủ động và quyết định cho nhân viên, kích thích tinh thần sáng tạo, phát triển ý tuởng, đề cao tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm, nhằm tăng khả năng chia sẻ tri thức và nâng cao chất luợng công việc.

Bên cạnh đó, cùng với phát triển nhân lực, cần nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, chuẩn hóa và hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ, phát triển và hiện đại hóa hệ thống thanh toán

nhằm tạo nên một hệ thống thông suốt và an toàn.

Với những chính sách thu hút nguồn kiều hối, quản lý dịch vụ kiều hối hiện nay, kiến nghị đã nêu ra trong luận văn, tác giả hy vọng đây sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho độc giả, người quan tâm tới những vấn đề về kiều hối và phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh

[1] . Acosta, P. Calderón, C. Fajnzylber, P. & Lopez, H (2008), “What is the Impact of International Remittances on Poverty and Inequality in Latin America?”, World Development, vol. 36, no. 1, pp. 89-114.

[2] . Admos O. Chimhowu, Jenifer Piesse, and Caroline Pinder (2005), “Remittances - Devolopment impact and future prospects”, Chapter 3, p83.

[3] . Chính Phủ (2007), Nghị quyết số 3/2007/NQ-CP, Hà Nội.

[4] . Dilip Ratha, Sanket Mohapatra, Caglar Ozden, Sonia Plaza, William Shaw, Abede Shimeles (2011), “Leveraging Migration for Africa: Remittances, Skills, and Investments”, The World Bank.

[5] . Pablo Fajnzylber, J. Humberto L0pez (2008), “Remittances and Development Lessons From Latin America”, The World Bank.

[6] . The Impact of Remittances on Investment and Poverty in GhanaAdams Jr”, World Development, vol. 50, pp. 24-40.

Tiếng việt

[7] . Đỗ Thị Kim Hảo (2017), “Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế”,NHNN, sbv.gov.vn.

[8] . Lê Đạt Chí (2014), “Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển”, Phát triển & Hội nhập.

[9] . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Báo cáo thường niên (2015-2017).

[10] . Ngân hàng nhà nước (2011), Thông tư số 15/2011/TT-NHNN, Hà

Nội.

[11] . Ngân hàng nhà nước (2015), Thông tư số 34/2015/TT-NHNN, Hà

Nội.

[12] . Nguyễn Anh Dũng và cộng sự (2005), “Một số giải pháp thu hút

vốn đầu tư về nước của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

[13] . Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Thu hút dòng kiều hối về Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”, Viện chiến lược và chính sách tài chính, mof.gov.vn.

[14] . Nguyễn Kim Anh (2017), “Chính sách kiều hối phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội Việt Nam”, đề tài kho học và công nghệ cấp quốc gia.

[15] . Nguyễn Thị Ngọc Loan (2014), “Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế.

[16] . Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, Hà Nội.

[17] . Viện Ngôn ngữ học (2010), “Từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Website [18] . http://www.agribank.com.vn [19] . http: //www. agribankhcm.com.vn [20] . http://thoibaonganhang.vn [21] . www.Imf.org

[22] . Thục San (2017), Đa dạng các kênh thanh toán kiều hối, Thời báo

ngân hàng, http: //thoibaonganhang.vn/da-dang-cac-kenh-thanh-toan-kieu-hoi- 63568.html.

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 122 - 126)

w