Các kết quả đạt được trong hoạt động phát triển dịch vụ kiều hối

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 86 - 95)

Áp dụng các chiến lược kinh doanh đúng định hướng, trong giai đoạn 2015-2018 thị phần doanh số chi trả và thu phí dịch vụ kiều hối của Agribank luôn ở mức cao so với các NHTM khác. Trước năm 2016 thị phần của Agribank luôn chiếm khoảng 12%. Đến năm 2016 thị phần doanh số chi trả và thu phí dịch vụ kiều hối của Agribank đã tăng lên 16,1%, đứng đầu thị trường. Đây là một dấu hiệu tích cực của kiều hối Agribank, và là động lực để dịch vụ kiều hối phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, Agribank đã đạt được kết quả tương đối ở một số mặt sau:

■ Agribank ■ Vietinbank ■ Vietcombank ■ BIDV ■ Đông Á Bank ■ Sacombank ■ NH Khác

Hình 2.3: Thị phần dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Agribank trong các ngân hàng tại Việt Nam năm 2018 (Nguồn Báo cáo NHNN)

liên hệ để xúc tiến việc hợp tác chuyển tiền kiều hối từ các thị trường nhiều tiềm năng như Châu Âu, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines... về Việt Nam.

Từ tháng 12/2015, sau 2 năm là quan sát viên của Eurogiro, Agribank chính thức trở thành thành viên của Liên minh Eurogiro, cho phép ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyển tiền kiều hối thông qua hệ thống Eurogiro. Agribank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tham gia vào mạng lưới thanh toán toàn cầu này. Việc trở thành thành viên chính thức của liên minh Eurogiro giúp Agribank có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyển tiền kiều hối qua hệ thống Eurogiro, giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới chuyển tiền kiều hối với gần 660 ngàn điểm giao dịch có thời gian giao dịch 24/7 của các thành viên Eurogiro tại các quốc gia có người Việt Nam sinh sống và làm việc. Thông qua hệ thống thanh toán giữa Eurogiro và Agribank khách hàng có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền về Việt Nam bằng nhiều cách thức khác nhau như chuyển tiền qua thẻ, chuyển tiền qua internet hoặc điện thoại di động. Các giao dịch chuyển tiền được thực hiện nhanh chóng - an toàn với chi phí thấp. Ngoài ra, qua hệ thống thanh

toán Eurogiro - Agribank, Agribank sẽ cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh đối với nguời Việt Nam và một số cộng đồng nguời nuớc ngoài tại Việt Nam thông qua hợp tác song phuơng với từng thành viên là ngân hàng và buu điện tại một số quốc gia nhu Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Mỹ, Đức. Với việc thực hiện kết nối với Eurogiro, Agribank đã khẳng định thêm một buớc tiến mới của liên minh Eurogiro tại châu Á.

Ngay sau đó, tháng 1/2016 Agribank đã ký hợp tác song phuơng với Landbank - một trong những ngân hàng, tổ chức tài chính lớn nhất tại Philippines với 100% vốn chủ sở hữu của nhà nuớc để cung cấp dịch vụ chuyển tiền 2 chiều Việt Nam - Philippines. Theo đó, khách hàng có thể đến bất kỳ chi nhánh nào của Agribank tại Việt Nam để thực hiện chuyển tiền đến mọi miền đất nuớc Philippines một cách nhanh chóng, an toàn với chi phí hợp lý. Khoản tiền chuyển có thể đuợc ghi trực tiếp vào tài khoản nguời thụ huởng tại một trong 354 chi nhánh của Landbank hoặc tại bất kỳ ngân hàng nào khác ở Philippines; hoặc đuợc chi trả tại quầy tại bất kỳ chi nhánh của Landbank gần nguời thụ huởng nếu nguời thụ huởng không có tài khoản ngân hàng.

Tiếp nối thành công đó, từ ngày 15/04/2017, Agribank đua vào triển khai chính thức dịch vụ chuyển và nhận tiền kiều hối qua hệ thống Eurogiro dành cho du học sinh, kiều bào Việt Nam cu trú tại Lithuania và các quốc gia thuộc khu vực SEPA (Khu vực thanh toán đồng tiền chung Châu Âu) theo thỏa thuận hợp tác với Lithuania Post - Buu điện quốc gia lớn nhất tại quốc gia Lithuania. Dịch vụ này có 870 điểm giao dịch gồm 735 chi nhánh và 135 điểm cung cấp dịch vụ buu điện di động trên toàn quốc gia. Đây cũng là dịch vụ nhận tiền kiều hối và chuyển tiền ngoại tệ cá nhân ra nuớc ngoài liên kết với Buu điện đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, dịch vụ này cho phép chuyển tiền đi từ Agribank vào tài khoản khách hàng/nguời thụ huởng mở tại Lithuania Post và các ngân hàng tại các quốc gia thuộc khu vực SEPA. Bên cạnh đó, khách hàng tại Việt Nam có thể mở và sử dụng tài khoản tại Agribank để

nhận tiền kiều hối từ Lithuania Post. Truờng hợp chuyển tiền vào tài khoản VNĐ, Agribank sẽ tự động quy đổi theo tỷ giá niêm yết của Agribank tại thời điểm thực hiện quy đổi.

Đầu năm 2018, Agribank đã ký kết khai truơng dịch vụ “Chuyển tiền kiều hối không dùng tài khoản” với Tập đoàn Tài chính Nonghyup, Hàn Quốc (NHFG). Đây là sự kiện quan trọng đối với hai đơn vị, mở ra cơ hội hợp tác mới, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Agribank và Nonghyup Bank đã thiết lập quan hệ đại lý từ năm 2000. Sau khi ký thỏa thuận hợp tác toàn diện năm 2013, quan hệ giữa hai ngân hàng ngày càng phát triển, thể hiện qua việc ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển tiền cho nguời lao động Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2014. Sau đó, Nonghyup đã mở tài khoản thanh toán USD tại Agribank từ năm 2016 và giao dịch giữa hai ngân hàng đã tăng gần gấp đôi chỉ sau một năm. Trong năm 2017, Agribank và Nonghyup tiếp tục ký thỏa thuận dịch vụ chuyển tiền kiều hối không cần tài khoản. Bên cạnh đó, hai bên đã tổ chức thành công nhiều chuơng trình trao đổi đào tạo, khảo sát và chia sẻ kinh nghiệm, riêng trong năm 2017, Agribank đã cử 300 cán bộ sang học tập, khảo sát tại Nonghyup và cũng đã tiếp đón gần 60 cán bộ của Nonghyup sang đào tạo, tập huấn tại Agribank. Thông qua việc triển khai dịch vụ “Chuyển tiền kiều hối không dùng tài khoản”, Agribank cùng Nonghyup mong muốn huớng tới đối tuợng khách hàng là gần 150.000 nguời Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Tính đến ngày 31/12/2018, tổng số luợng giao dịch kiều hối qua kênh Nonghyup - Agribank nhận về là 7960 giao dịch với tổng doanh số là 9,7 triệu USD, trong đó khoảng 60% giao dịch thực hiện thông qua ứng dụng chuyển tiền trên điện thoại di động. “Đây chính là thành quả, trái ngọt ý nghĩa cho mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa NHFG và Agribank trong thời gian qua” - Chủ tịch Tập đoàn NHFG Kim Jong Hwan khẳng định.

2.2.3.2. Phát triển kênh chuyển tiền nhanh Western Union (WU)

của ngân hàng ACB. Nhưng với thế mạnh về mạng lưới và công nghệ Agribank đã tách ra và trở thành đại lý chính thức của WU có doanh số chi trả kiều hối cao nhất Việt Nam qua WU.

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối qua WU, tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ kiều hối trên thị trường Việt Nam, kiều hối Agribank đã hoàn thành ký phụ lục hợp đồng gọi điện cho người nhận với WU. Theo đó, từ ngày 01/08/2010, Agribank đã trở thành đơn vị độc quyền gọi điện thoại cho người nhận đến nhận tiền qua WU.

Hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ và giảm thời gian giao dịch, Kiều hối Agribank đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin triển khai chương trình kết nối dữ liệu hạch toán kế toán giữa hệ thống H2H - WU và hệ thống IPCAS. Theo đó, cho phép kết nối dữ liệu hạch toán kế toán giữa hệ thống H2H-WU và hệ thống IPCAS cho tất cả các giao dịch trong toàn hệ thống. Nâng cấp hệ thống phần mềm, bổ sung thêm chức năng tạo số liệu báo cáo, tạo bảng kê chi tiết theo chi nhánh, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho chi nhánh. Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin thực hiện nâng cấp Chip Gateway nhằm tăng tốc độ kết nối dữ liệu với máy chủ của WU, hỗ trợ phát triển các dịch vụ mới phải áp dụng công nghệ cao.

Dịch vụ nhận tiền kiều hối qua Western Union vào tài khoản ngân hàng (Account - Based Money Transfer - ABMT ) được Agribank triển khai từ năm 2013, là dịch vụ cho phép khách hàng của Agribank nhận tiền kiều hối Western Union vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Agribank thông qua tin nhắn SMS trên điện thoại di động. Khách hàng nhận tiền Kiều hối Western Union vào tài khoản ngân hàng bằng cách gửi tin nhắn SMS đến số điện thoại được chỉ định của Agribank. Tuy nhiên, dịch vụ này dựa trên nền tảng tin nhắn (SMS) gây khó khăn cho khách hàng sử dụng khi thực hiện thao tác và phải nhớ cú pháp tin nhắn. Để giải quyết các vướng mắc đó, kể từ ngày 20/10/2016, Agribank chính thức triển khai tích hợp dịch vụ ABMT vào ứng dụng E-Mobile Banking của Agribank nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Cụ thể, với ứng dụng E-MobileBanking, khách hàng sử dụng dịch vụ ABMT không cần phải nhớ đến cấu trúc tin nhắn phức tạp, chỉ cần nhập các thông tin cần thiết vào ứng dụng khách hàng đã có thể nhận tiền kiều hối Western Union ngay lập tức vào tài khoản đã đăng ký ở bất cứ nơi đâu, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đối với khách hàng chưa đăng ký dịch vụ Agribank E-Mobile Banking: Khách hàng sử dụng ứng dụng E-Mobile Banking của Agribank vào mục “Dịch vụ Kiều hối” để tra cứu thông tin về các dịch vụ chi trả kiều hối hiện có, thông tin về các đợt khuyến mại, tiếp thị của Agribank.

Đối với khách hàng đăng ký mới dịch vụ E-Mobile Banking: Để sử dụng dịch vụ ABMT trên nền tảng ứng dụng E-Mobile Banking của Agribank, khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ tại Chi nhánh nơi khách hàng mở tài khoản. Đối với khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ E-Mobile Banking: khách hàng cập nhật phiên bản mới của ứng dụng E-Mobile Banking để thực hiện chức năng nhận tiền kiều hối Western Union.

đây khi chưa triển khai qua E-Mobile Banking, số lượng và khối lượng các giao dịch đang còn hạn chế, năm 2017 số lượng giao dịch đã tăng đột biến là 3149 món với tổng tiền chi trả là 1,5 triệu USD, năm 2018 số lượng này là 5.742 món với tổng số tiền là 3.5 triệu USD được chi trả. Như vậy với việc triển khai thành công tiện ích ABMT qua E-Mobile Banking, Agribank đã gia tăng thêm được kênh chi trả phục vụ của mình đồng thời gia tăng tiện ích, thu

hút thêm nhiều khách hàng tham gia dịch vụ kiều hối. 2.2.3.3. Cải tiến công nghệ

Hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ dịch vụ kiều hối luôn đuợc Agribank quan tâm đầu tu nâng cấp nhằm giảm thời gian xử lý và cải thiện độ chính xác của các giao dịch, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Tháng 7 năm 2018, Trung tâm Sản phẩm dịch vụ và Kiều hối đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin - Agribank xây dựng và triển khai thành công hệ thống Kiều hối tập trung (Agribank Remittance System - ARS). Đây là Hệ thống chuyển tiền ngoại tệ cá nhân của Agribank đuợc tích hợp với hệ thống IPCAS nhằm xử lý các điện chuyển tiền theo thỏa thuận hợp tác giữa Agribank và Đối tác. Việc triển khai hệ thống kiều hối tập trung đã làm giúp ngắn thời gian kết nối hạ tầng với các đối tác là tổ chức chuyển tiền kiều hối, tối uu hóa nguồn lực và hệ thống khi mở rộng kết nối. Truớc đây, mỗi khi kết nối với đối tác hoặc kênh chuyển tiền mới, trung tâm Sản phẩm dịch vụ và kiều hối cần phải xây dựng lại từ đầu quy trình nghiệp vụ; đồng thời Trung tâm Công nghệ thông tin cũng phải lập trình lại chuơng trình mới phục vụ cho kết nối dẫn đến thời gian triển khai kết nối rất chậm trễ, hiệu quả lại không cao. Hệ thống ARS đuợc triển khai còn đã đồng nhất các ứng dụng phục vụ giao dịch kiều hối làm một giúp GDV thuận tiện hơn khi thao tác và xử lý từ đó giảm thời gian phục vụ, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra qua hệ thống ARS, công tác thống kê báo cáo các giao dịch kiều hối ở tất cả các kênh cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

2.2.3.4. Kết nối kiều hối với xuất khẩu lao động

Đón đầu triển khai chuơng trình cho nguời lao động vay vốn truớc khi đi lao động nuớc ngoài: Agribank đã ký Thỏa thuận nguyên tắc với Cục Quản lý Lao động Ngoài nuớc (Bộ Lao động - Thuơng binh và Xã hội về việc “cho vay nguời lao động truớc khi đi nuớc ngoài”. Ngoài ra Agribank còn ký thỏa

thuận với Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam về việc hợp tác hỗ trợ nguời lao động đi làm việc ở nuớc ngoài vay vốn và chuyển tiền.

Cho vay hỗ trợ XKLĐ: Nhằm tạo điều kiện cho nguời Việt Nam xuất khẩu lao động, Agribank đã ban hành văn bản số 1410/NHNo-TD ngày 23/05/2007 huớng dẫn các chi nhánh cho vay đối với nguời lao động Việt Nam đi làm việc ở nuớc ngoài. Theo huớng dẫn này: iiKhach hàng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài theo quy định; có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dịch vụ về việc đi làm việc ở nước ngoài, đang cần vay vốn để chi trả cho những hoạt động hợp pháp cần thiết để đi lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài có thể sử dụng sản phẩm tín dụng cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Agribank. Khách hàng có thể vay bằng loại tiền: VND, USD hoặc EUR với thời gian vay tối đa không vượt thời hạn của hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài, mức vay tối đa 80% tổng chi phí hợp pháp trong hợp đồng, lãi suất vay là cố định hoặc thả nổi “.

Tiếp cận với các Công ty XKLĐ, trực tiếp huớng dẫn cho nguời lao động sử dụng dịch vụ kiều hối của Agribank: Cùng với việc cho vay nguời lao động, Agribank thực hiện huớng dẫn nguời lao động trong việc quản lý, sử dụng và cách thức chuyển tiền từ nuớc ngoài về Việt Nam thông qua việc in ấn tài liệu hoặc trực tiếp huớng dẫn tại các lớp đào tạo nguời lao động truớc khi xuất cảnh. Agribank đã cùng với hiệp hội XKLĐ soạn thảo và ban hành bộ tài liệu, cẩm nang huớng dẫn cho công nhân khi đi XKLĐ tại các thị truờng Lybia, Đài Loan và UAE. Việc ban hành và cấp phát rộng rãi bộ tài liệu giáo dục định huớng cho lao động đi làm việc ở nuớc ngoài cho ba thị truờng Đài Loan, UAE và Libya đã giúp cho các doanh nghiệp XKLĐ làm tốt hơn trong công tác giáo dục, đào tạo nguời lao động đi làm việc tại ba thị truờng này. Năm 2019 và những năm tiếp theo sẽ tiếp tục triển khai mở rộng

hoạt động hợp tác đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; huấn luyện và tập huấn cho giảng viên của các công ty XKLĐ; cung cấp sổ tay cẩm nang cho người lao động làm việc tại ba thị trường Malaysia, Ả Rập Xê út và thị trường Nhật Bản.

Ngoài ra Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Hiệp hội XKLĐ về việc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài vay vốn, chuyển tiền. Agribank tổ chức khóa bồi dưỡng “Hội nhập kinh tế về xuất khẩu lao động” của Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tại Hà Nội, TP. Đà Nang và TP. Hồ Chí Minh về thủ tục vay vốn, mở tài khoản và dịch vụ kiều hối cho người lao động đi XKLĐ.

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 86 - 95)

w