Xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý kiều hối

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 118 - 120)

- Nhà nước thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người như giáo dục và sức khỏe cộng đồng... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài hạn cho đất nước. Có thể nghiên cứu học tập kinh nghiệm của một số quốc gia về các chính sách hướng các dòng kiều hối vào các chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Tại Châu Mỹ, Quỹ đầu tư tương hỗ (MIF) thuộc Ngân hàng phát triển Châu Mỹ (IADB) đã liên kết với các ngân hàng của Brazil để thành lập các quỹ kiều hối cho các doanh nhân, thu hút dòng kiều hối đầu tư vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế tại các quốc gia cũng chỉ ra rằng các chính sách không nên mang tính hình thức hoặc những can thiệp hành chính

mà nên theo hướng tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, viễn thông, cải cách thủ tục hành chính... sẽ có tác động tích cực hơn trong việc thu hút kiều hối vào các hoạt động đầu tư có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tạo lập một hạ tầng tài chính vững mạnh với các tổ chức tài chính hoạt động an toàn có hiệu quả, cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các dòng kiều hối.

- Đối với chính sách tỷ giá hối đoái: Chính sách theo đuổi một tỷ giá danh nghĩa cố định một mặt khiến chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu lực, mặt khác làm trầm trọng thêm rủi ro tỷ giá. Việc duy trì một tỷ giá danh nghĩa buộc chính sách tiền tệ phải chạy theo sự tăng giảm của dòng vốn nước ngoài làm cho NHNN mất tự chủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Rủi ro tỷ giá càng trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh nền kinh tế bị đô la hóa. Ước chừng khoảng 25% tín dụng của hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) bằng đồng đôla Mỹ, trong đó nhiều người vay lại có nguồn thu nhập chính bằng tiền đồng. Điều này có nghĩa là bất kỳ một chính sách thay đổi tỷ giá đáng kể nào cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn, không chỉ tới nước ngoài mà còn tới nợ trong nước của các doanh nghiệp, cũng như sự ổn định chung của nền kinh tế. Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, cần xem xét một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn thông qua việc nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá và khi cần thiết có thể điều chỉnh dần tỷ giá chính thức, đồng thời giảm bớt can thiệp trên thị trường ngoại hối.

Với chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, khi các dòng vốn vào gia tăng, tỷ giá danh nghĩa giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ có thể biến động theo chiều hướng tăng giá đồng nội tệ, giảm bớt áp lực gây lạm phát, đồng thời củng cố niềm tin của công chúng đối với đồng tiền nội tệ. Ngược lại, trong điều kiện hiện tại, khi đồng nội tệ có nguy cơ giảm giá, việc áp dụng một chế độ tỷ giá

linh hoạt hơn sẽ giảm bớt áp lực làm giảm dự trữ ngoại tệ cho NHNN phải can thiệp vào thị trường. Thêm vào đó, chính sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ có tác dụng làm tăng tính hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc ổn định giá cả, tạo điều kiện phát triển thị trường ngoại hối. Mặt khác, với chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho tỷ giá có thể biến động sẽ tạo ra những thay đổi lên xuống giá trị đồng nội tệ, hạn chế dòng vốn vào ngắn hạn có tính đầu cơ, đồng thời sẽ làm cho các chủ thể kinh tế như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các ngân hàng... nhận thức đầy đủ hơn về nguy cơ rủi ro tỷ giá và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp.

- Đối với chính sách tài khóa: Theo kinh nghiệm của các quốc gia, khi có sự gia tăng của các dòng vốn vào, chính phủ cần nhanh chóng và kiên quyết trong việc hạn chế chi tiêu, giảm bớt tác động lên tổng cầu và áp lực gây lạm phát.

- Hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách thu hút kiều bào tăng cường đầu tư hoạt động kinh doanh ở trong nước. Có những chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện để người lao động ở nước ngoài sau khi về nước có cơ hội để đầu tư phát triển kinh tế. Hướng dẫn, giúp đỡ và có các biện pháp hỗ trợ người nông dân sau khi nhận được kiều hối tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên, lợi thế so sánh của vùng để dùng lượng tiền kiều hối này vào việc đầu tư

nâng cao đời sống của gia đình và góp phần phát triển kinh tế của vùng.

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 118 - 120)

w