Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và khu vực về thu hút nguồn lực

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47)

nguồn lực kiều hối

Hình 1.3: 10 quôc gia nhận tiên kiêu hôi nhiêu nhât năm 2018 (Nguồn WB)

Theo công bố mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 8/12/2018, Ân Độ đã dẫn đầu thế giới về lượng kiều hối trong năm 2018 với gần 80 tỷ USD, theo sau đấy là Trung Quốc (67,4 tỷ USD), Mexico và Philippines (33,7 tỷ USD mỗi nước) và Ai Cập (25,7 tỷ USD). Điều này cho thấy các quốc gia Châu Á đã tiếp nhận được một lượng vốn khổng lồ từ kiều hối. Vậy, các quốc gia Châu Á này đã thực hiện những giải pháp nào để thu hút lượng kiều hối lớn như vậy?

1.3.1.1. Tại Ân Độ

Ân Độ là quốc gia có lượng Ân kiều lớn với thế mạnh về nguồn chất xám. Bằng chứng rõ rệt nhất là có vô số người Ân hiện đang làm việc tại Thung lũng Silicon, trung tâm công nghệ cao của thế giới. Lượng kiều hối về Ân Độ những năm gần đây đã tăng lên rất nhanh chóng: 22 tỷ USD năm 2005; 24,5 tỷ USD năm 2006; 52 tỷ năm 2008; 55 tỷ năm 2010; 72 tỷ USD năm 2015; 69 tỷ USD năm 2017 và gần 80 tỷ USD năm 2018. Theo Ngân

hàng dự trữ Ân Độ (RBI), dòng tiền kiều hối được phân bổ khoảng 50% trên tổng nguồn tiền kiều hối là sử dụng vào mục đích đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của những gia đình nhận tiền kiều hối, phần còn lại là đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Để nguồn kiều hối về nước như một nguồn ngoại tệ quý giá phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, Ân Độ đã có nhiều chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng tiền kiều hối. Cụ thể:

❖ Chính sách thu hút đối với kiều bào định cư ở nước ngoài. Người Ân Độ ở nước ngoài chia thành hai nhóm đối tượng là người dân gốc Ân không định cư ở nước ngoài (Non-Resident Indian - NRI) và người dân gốc Ân định cư ở nước ngoài (People of Indian Origin - PIO). Người Ân Độ di cư ra nước ngoài được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu là sự di cư của những lao động phổ thông làm việc trên mỏ và các đồn điền ở thuộc địa Anh; giai đoạn thứ hai là sự di cư của những lao động có tay nghề thấp ở các nước vùng Vịnh và giai đoạn ba là sự di cư của những công nhân có tay nghề cao và cả đội ngũ trí thức sang các nước công nghiệp phát triển. Có ba thị trường lớn thu hút những người di cư từ Ân Độ: Một là các nước công nghiệp nói tiếng Anh, bao gồm: Úc, Canada, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ; hai là các nước vùng Vịnh như Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, và Ả Rập Kỳ tiểu vương quốc; ba là các nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore. Trên cơ sở phân tích đặc điểm về người Ân Độ định cư ở nước ngoài, Chính phủ đã có những chính sách nhằm thu hút dòng tiền kiều hối từ những đối tượng này phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 1998, Ân Độ phát hành trái phiếu kiến thiết Ân Độ chỉ dành cho Ân kiều và thu được 4,2 tỉ USD phục vụ phát triển kinh tế. Chính sách này thực sự phát triển vào những năm 2003-2005 và tạo ra nguồn thu đáng kể về kiều hối.

Sau đó, Ân Độ ban hành quy chế “quasi-citizenship”, theo đó Ân kiều đuợc huởng quyền lợi nhu công dân trong nước, ra vào Ân Độ không cần thị thực, được quyền sở hữu nhà đất tại Ân Độ và hưởng các ưu đãi đầu tư chỉ dành riêng cho Ân kiều. Chính sách này đã thực sự thu hút các công dân Ân Độ sinh sống và định cư ở nước ngoài có ý định đem tiền về quê hương đầu tư sản xuất kinh doanh và chính điều này đã tạo ra một dòng tiền kiều hối không nhỏ vào mục đích phát triển kinh tế quê nhà.

Chính quyền New Delhi còn lập ra Bộ Các vấn đề Ân kiều để thường xuyên xử lý những thắc mắc của họ, hay thành lập các thành phố dành riêng cho Ân kiều (Non-Resident Indian - NRI City) có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện đại trên khắp đất nước. Nhờ những chính sách liên tục đó, Ân Độ đã thu hút đội ngũ đông đảo lực lượng chuyên gia trí thức cho sự phát triển của nước này. Riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chỉ trong vài năm, từ 2001- 2006, nước này đã hút được hơn 30 nghìn kỹ sư từ Mỹ về Ân Độ, biến nước này thành trung tâm của công nghệ thông tin ở Châu Á. Theo ước tính của Nasscom - Tổ chức đại diện thương mại của các công ty Ân Độ - năm 2007, chỉ trong vòng 18 tháng, đã có tới 30.000 chuyên gia công nghệ gốc Ân hồi hương. Bangalore, Hyderabad và các vùng ngoại ô thủ đô New Delhi là những cái phễu khổng lồ hút người tài. Những chính sách hút trí thức Ân kiều của New Delhi đã khiến Mỹ phải lo ngại, vì cho rằng điều đó có thể làm cạn kiệt các tài năng khoa học và cản trở nghiêm trọng tới quá trình cải cách của cường quốc này. “Mỹ sẽ mất những nhân tài gốc Ân khi họ hồi hương”, Brink Lindsey - Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu ở Học viện Cato tại Washington - khẳng định. Những tài năng công nghệ gốc Ân đang lần lượt rời Thung lũng Silicon Valley của Mỹ để về nước tiếp nhiên liệu cho cuộc bùng nổ công nghệ cao của nước này. Điều này đã tạo nên xu hướng “dòng chất xám chảy ngược” - những tài năng công nghệ gốc Ân về nước tiếp nhiên liệu cho cuộc

bùng nổ công nghệ cao tại quê nhà.

Trong một thập niên sau khi cải cách kinh tế và cải thiện quan hệ với cộng đồng Ân kiều, luợng kiều hối Ân Độ nhận về luôn xếp trên Trung Quốc và đứng đầu các nuớc nhận kiều hối trên thế giới. Nhu vậy, đằng sau những con nguời gốc Ân chính là dòng tiền kiều hối mà họ mang theo để đầu tu về quê nhà, những chính sách uu đãi đối với nguời định cu nuớc ngoài đã gián tiếp tác động đến dòng tiền kiều hối của Ân Độ ngày một gia tăng.

❖ Chính sách bảo vệ nguời chuyển và nhận kiều hối

Thị truờng kiều hối Ân Độ hoạt động dựa trên cơ sở minh bạch dòng tiền kiều hối và bảo vệ quyền lợi của nguời chuyển tiền và nguời nhận tiền kiều hối. Chính phủ Ân Độ đã thành lập Đề án dịch vụ chuyển tiền kiều hối (Money Transfer Service Scheme - MTSS), trong đó có những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ quyền lợi của khách hàng chuyển tiền; quy định mức độ khiếu nại, tranh chấp trong dịch vụ chi trả kiều hối. Trong truờng hợp các vấn đề chua đuợc giải quyết, khách hàng có thể tiếp cận thanh tra ngân hàng. Tăng cuờng hơn nữa tính minh bạch và bảo vệ nguời tiêu dùng tại thị truờng Ân Độ cho dịch vụ chuyển tiền, nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền cần phải: (a) Thông qua một hiến chuơng bảo vệ nguời tiêu dùng, đuợc công bố rộng rãi; (b) chỉ định giải quyết khiếu nại và công bố chi tiết nội dung giải quyết khiếu nại của họ.

1.3.1.2. Tại Trung Quốc

Trung Quốc ngày nay là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới

(đứng thứ 2 trên thế giới về GDP theo thống kê mới nhất). Và cũng là một trong

những nuớc có nguồn kiều hối lớn nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Đóng

góp chính vào dòng ngoại tệ này của Trung Quốc chính là cộng đồng Hoa kiều đang sinh sống khắp nơi trên thế giới. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thu hút và sử dụng nguồn lực này sẽ là bài học quý giá cho Việt Nam.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 40 triệu người Hoa đang sống rải rác trên toàn thế giới. Trong đó cộng đồng người Hoa tại khu vực châu Á hiện nay chiếm đa số với khoảng 31 triệu người chiếm 78% số lượng Hoa Kiều trên toàn thế giới. Tiếp theo đến châu Mỹ với khoảng 6 triệu người, châu Âu 1,5 triệu người, châu Phi 500 nghìn người, châu Úc 1 triệu người. Không chỉ là kiều hối mà vốn đầu tư của cộng đồng này theo OECD ước tính là đóng góp 45% tổng vốn FDI vào Trung Quốc năm 2004 và theo thống kê của chính phủ Trung Quốc thì luồng vốn đầu tư từ HongKong, Macao, Đài Loan chiếm đến 48% tổng số vốn đầu tư FDI vào Đại Lục Trung Quốc trong giai đoạn(1985-2008). Do đó thu hút ngày càng nhiều dòng vốn FDI cũng như kiều hối từ cộng đồng Hoa kiều và sử dụng tốt nguồn lực này trong những năm qua ở Trung Quốc là một kinh nghiệm đáng để Việt Nam học tập.

Với sự hồi hương của đông đảo Hoa kiều cũng như sự gia tăng mạnh mẽ luồng đầu tư trực tiếp của các Hoa kiều, kiều hối của Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cụ thể trong năm 2005 là 21,3 tỷ USD; năm 2007 là 24,7 tỷ USD; năm 2009 đạt 40,6 tỷ USD; năm 2010 đạt 51 tỷ USD; năm 2011 đạt 62 tỷ USD; năm 2017 đạt 64 tỷ USD; năm 2018 đạt 67 tỷ USD đứng thứ 2 trên thế giới.

❖ Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng kiều hối để phát triển sản xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp ở quy mô nhỏ không đủ điều kiện để vay vốn ở các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thông qua các quỹ gọi tắt là TVEs (township and village enterprises). Quỹ này lần đầu được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 70 khi nhiều gia đình có người thân ở nước ngoài ở tỉnh Jinjang cùng nhau tập hợp những khoản tiền dư thừa do người thân ở nước ngoài gửi về để cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ địa phương không đủ vốn đầu tư nhưng vẫn có thể hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ những khoản tiền này. Các đơn vị này thường hoạt động trong các lĩnh

vực như may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm. Đây là những lĩnh vực mà ban đầu không đòi hỏi nhiều vốn, cơ sở vật chất và trình độ lao động. Do đó, có thể khắc phục được những hạn chế về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và tay nghề lao động để phát triển nông thôn. Những cơ sở sản xuất này đã giải quyết được bài toán về lao động dư thừa ở trong vùng, đồng thời cải thiện đời sống cho người dân trong vùng. Chính vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại mà TVEs tại Jijang đã trở thành nơi nhận được nhiều sự đầu tư nhất từ cộng đồng người Hoa ở nước ngoài từ cuối thập niên 1980 đến nay. Từ mô hình TVEs thành công ở Jijang, Chính phủ Trung Quốc đã nhân rộng mô hình này đến nhiều tỉnh khác trong cả nước, những quỹ này cho đến nay không những chỉ đóng vai trò trong việc hỗ trợ vốn ban đầu mà còn góp phần giúp cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị, khả năng cạnh tranh, đặc biệt là hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa.

❖ Thứ hai, trong những năm qua, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách các chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa, thể hiện ở các cam kết đa phương về luật pháp, thể chế, cũng như các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Theo đó các doanh nghiệp Hoa kiều có điều kiện mở rộng kinh doanh và đầu tư về quê nhà. Hơn nữa, định kỳ hàng năm, chính phủ Trung Quốc tổ chức các cuộc gặp trực tiếp giữa các nhà đầu tư Hoa kiều để hướng dẫn giải thích, giải quyết những khó khăn vướng mắc. Đặc biệt, chính phủ còn có chính sách thu hút đầu tư bằng cách tư vấn hướng dẫn miễn phí các hồ sơ các thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giúp các nhà đầu tư Hoa kiều tránh được bỡ ngỡ khi có quyết định đầu tư về quê nhà.

❖ Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc thực hiện nhiều các chương trình ưu đãi về nhà đất, tuyển dụng vào bộ máy công quyền thu hút Hoa kiều. Những mô hình như văn phòng Bắc Kinh tại Thung lũng Silicon, “chợ tìm kiếm người tài” tại

Thượng Hải... đang thu hút ngày càng nhiều người tài trở về Trung Quốc.

❖ Thứ tư, Trung Quốc đang bước đầu áp dụng chế độ thẻ xanh trong những năm gần đây. Theo đó, những người tài nước ngoài sẽ được mời nhập cư vĩnh viễn, xuất nhập cảnh và được tạm trú với hộ chiếu có sẵn mà không cần visa. Con cái họ được ghi tên vào các trường học địa phương với mức học phí rất thấp theo thỏa thuận. Ngoài ra, họ có thể dùng thẻ xanh như chứng minh thư nhân dân hợp pháp trong suốt thời gian ở Trung Quốc và nó còn có giá trị hơn giấy tờ định cư hay định cư vĩnh viễn.

❖ Thứ năm, chính phủ phát hành “trái phiếu kiều dân” (diaspora bond) - một loại nợ chính phủ phát hành bằng nội tệ được bán cho người dân xa xứ để có vốn đầu tư vào các dự án xây dựng đất nước.

❖ Thứ sáu, chiến dịch mời gọi Hoa kiều về nước, Giáo sư Hà Tôn Vinh - kiều bào Mỹ, trưởng bộ môn giáo dục và đào tạo lãnh đạo Đại học California Miramar nói: “Trung Quốc có chiến dịch mời gọi Hoa kiều về nước rất rầm rộ. Lúc đó, tôi vừa bước xuống sân bay ở Trung Quốc lập tức có người đến hỏi: Anh có phải Hoa kiều không? Tôi bảo không. Họ vẫn cố hỏi liệu bố mẹ, ông nội, thậm chí ông cố của tôi có phải Hoa kiều hay không. Chỉ cần người có chút gốc gác Hoa kiều lập tức sẽ có bộ phận đến tận khách sạn trò chuyện, vận động, mời gọi về làm việc ở Trung Quốc với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Cách làm của họ tạo cho mình cảm giác mình được trọng thị, mình thật sự trở thành một khách quan trọng”.

1.3.1.3. Tại Mexico

Theo thống kê của IMF thì Mexico là nước có lượng kiều hối đứng hàng thứ 3 trên thế giới (24 tỷ USD) sau Ân Độ và Trung Quốc, ước tính trung bình khoảng 20 tỷ USD trong vòng 5năm trở lại đây. Nguồn kiều hối này đa phần đến từ cộng đồng hơn 30 triệu người gốc Mexico và người Mexico đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Đây là cộng đồng Mexico đông

đảo nhất trên thế giới và chiếm khoảng 82% tổng số người Mexico ở nước ngoài. Do đó nguồn kiều hối từ Mỹ chiếm khoảng 90% tổng số tiền mà Mexico nhận được hàng năm. Và với nguồn kiều hối lớn như vậy chính phủ Mexico và chính quyền các bang đã có những sáng kiến để sử dụng hiệu quả nguồn lực này nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của người dân và đây cũng là những kinh nghiệm hay cho Việt Nam có thể tham khảo.

Ở Mexico nhiều thập niên về trước, hơn 70% lượng kiều hối được chuyển về nước qua những kênh không chính thống. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho chính phủ trong việc kiểm soát, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực này cho phát triển kinh tế. Nguyên nhân là do chi phí chuyển tiền qua các kênh chính thức là quá cao, thêm vào đó mạng lưới các ngân hàng ở Mexico chưa được trải khắp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Ngoài ra thì sự nghèo nàn của các sản phẩm tài chính các dành cho các đối tượng nhận kiều hối và những thủ tục phức tạp trong việc chi trả kiều hối cũng là lý do không thu hút được những người Mexico ở nước ngoài sử dụng ngân hàng để chuyển tiền. Nhận thấy điều này, Chính phủ và NHTW Mexico đã rất nỗ lực cải cách để có thể thu hút được nguồn kiều hối qua các ngân hàng nước này. Cụ thể là, Chính phủ và NHTW Mexico đàm phán với các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức chuyển tiền quốc tế như Wester Union để giảm cước, mở rộng mạng lưới ngân hàng đến những vùng nông thôn. Vùng nông thôn là nơi có đa số những người thân của hơn 11 triệu lao động của Mexico đang làm việc tại nước ngoài. Điều này giúp người dân ở khu vực này dễ dàng tiếp cận

Một phần của tài liệu 1226 phát triển dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w