1.2. Bàn luận về yếu tố cổ tức, chính sách cổtức trong phân tích cổ phiếu
1.2.2. Chính sách cổtức
1.2.2.1. Khái niệm
Với bất kỳ một DNNY nào, các quyết định về cổ tức là vô cùng quan trọng, có liên hệ mật thiết với các quyết định đầu tư và tài trợ, đóng vai trò quyết định sự tồn tại, sự phát triển và quá trình hoạt động bền vững của một doanh nghiệp. CSCT, về bản chất chính là việc phân bổ mức lợi nhuận sau thuế thành hai phần, một phần giữ lại đảm bảo các nhu cầu về nguồn vốn cho hoạt động tái đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và một phần khác để thanh toán cổ tức. Nội dung của CSCT
bao gồm việc doanh nghiệp ra các quyết định về phần lợi nhuận sau thuế, cổ tức có được thanh toán trong kỳ hay không, phương thức và tỷ lệ thanh toán như thế nào, cũng như các quyết định có duy trì sự ổn định, duy trì mức cổ tức quá khứ hay đưa ra các thay đổi trong cổ tức.
Trước hết, chính sách cổ tức sẽ cho thấy quan điểm của DNNY về cách thức doanh nghiệp phân bổ khoản lợi nhuận và sẽ giữ lại bao nhiêu để tiếp tục tái đầu tư. Nếu DNNY thanh toán cổ tức thì khoản cổ tức này chính là thu nhập hiện tại cho cổ đông, nhưng đồng thời cũng sẽ hạn chế và ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư và tài
trợ, do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng trong tương lai. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không trả cổ tức hoặc chỉ thanh toán cổ tức với mức thấp, thì nguồn lợi
nhuận còn lại sẽ được sử dụng để tái đầu tư, đảm bảo doanh nghiệp có thể tăng trưởng
17
về lâu dài để có thể sinh lời, đem lại dòng thu nhập trong tương lai cho doanh nghiệp.
Khi đó, trong tương lai thì DNNY sẽ có thể đáp ứng thanh toán một mức cổ tức lớn hơn. Có nghĩa là, CSCT sẽ có tác động đến dòng tiền cổ đông nhận được trong hiện tại và dòng thu nhập cổ đông có thể nhận được trong tương lai.
Ngoài ra, cách thức mà các DNNY thanh toán cổ tức cũng có thể tác động đến
cách mà các nhà đầu tư suy nghĩ, nhận định và ra quyết định. DNNY có thể thanh toán cổ thức dưới các phương thức sau: bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu, bằng tài sản hoặc mua lại cổ phần. Phương thức thanh toán cổ tức tiền mặt thường được ưa chuộng
hơn, đặc biệt là với những cổ đông nhỏ chỉ quan tâm đến phần tiền lợi tức thu được mà không cần biết đến triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhưng trái ngược với họ, những cổ đông lớn nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn đáng kể, sẽ thường quan tâm hơn tới việc tham gia vào hoạt động quản lý, vào việc điều hành doanh nghiệp, do đó ưa thích cổ tức bằng cổ phiếu hơn. Bởi vì nếu doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và thu được nhiều lợi nhuận, thì các cổ đông lớn sẽ là những người có lợi hơn từ khi giao dịch bán cổ phiếu trên thị trường, hoặc được hưởng cổ tức nhiều hơn do nắm giữ nhiều cổ phiếu hơn.
Tuy nhiên, mỗi cách thức cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực nhất định đến các DNNY và các cổ đông. Vậy cho nên, Đại hội cổ đông phải thông qua các quyết định về phương thức thanh toán cổ tức, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các cổ đông hiện hữu.
Tóm lại, CSCT là vô cùng quan trọng, vì các quyết định về cổ tức sẽ có ảnh hưởng dài hạn đến sự phát triển, đến việc tái đầu tư cũng như các sự phát triển trong tương lai của công ty. Do đó, CSCT đòi hỏi phải được xây dựng trong tổng thể các quyết định về đầu tư và tài trợ, phải có một quá trình lên kế hoạch cụ thể kĩ càng về dài hạn, cũng như phải căn cứ vào các chiến lược, các định hướng phát triển của công
ty trong tương lai, từ đó mới có để đưa ra một mức trả cổ tức hợp lý cho từng điều kiện cụ thể, qua đó sẽ tạo điều kiện cho một sự phát triển ổn định và toàn diện, đồng thời đảm bảo thực hiện mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị cho các cổ đông.
18
1.2.2.2. Các chính sách cổ tức phổ biến a. Chính sách ổn định cổ tức
Đa số các nhà đầu tư và các cổ đông hiện hữu của CTCP đều ưa thích CSCT ổn định, bởi vì cổ tức ổn định tương đương với việc họ sẽ nhận được khoản thu nhập ổn định đều đặn qua các năm. Chính sách này cho rằng, các CTCP nên cố gắng để có
thể có được một mức thanh toán cổ tức tương đối ổn định qua các năm cho các cổ đông. Tức là cho dù trong năm công ty chỉ thu được một mức lợi nhuận (hoặc một mức tăng trưởng) thấp hơn so với các năm trước đó, thì vẫn phải cố gắng duy trì một mức cổ tức gần như các năm trước.
Thêm vào đó, việc gia tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức có thể sẽ bị hoãn lại, đến khi công ty nhận thấy rằng mình đã đạt được các khoản thu nhập trong thực tế và dự kiến trong tương lai đã đảm bảo đủ để có thể thoả mãn và duy trì sự gia tăng trong cổ
tức này. Đồng thời, mức cổ tức thanh toán nếu đã tăng lên thì công ty sẽ phải đảm bảo duy trì ổn định ở mức này cho đến khi có sự biến động và công ty không thể ngăn
cản được sự suy giảm liên tục trong tương lai, dẫn đến phải giảm tỷ lệ thanh toán cổ tức để nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn cho việc tái đầu tư... Lintner (1956) và Allen (1995) đã chỉ ra rằng, các công ty chủ yếu quan tâm đến sự ổn định của cổ tức, chỉ khi nào các nhà quản lý cho rằng sự thay đổi là thực sự cần thiết, thì họ mới xem xét xem nên thay đổi đến mức như thế nào. Các nhà quản lý cũng có sự tin tưởng mạnh mẽ rằng các nhà đầu tư trên thị trường thường ưu tiên các công ty có chính sách cổ tức ổn định, do đó họ không thường xuyên thay đổi cổ tức.
Như vậy, với chính sách này, tỷ lệ thanh toán cổ tức thường có xu hướng thay đổi trễ hơn so với sự biến động trong lợi nhuận, và thường sẽ bị trì hoãn trong một mức độ nhất định, tuỳ thuộc vào tình hình từng công ty cổ phần.
Tuy nhiên, CSCT ổn định cũng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định: - Bởi vì tồn tại bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý với các cổ đông và
19
đầu tư xem như những tín hiệu, những đánh giá, thông tin về triển vọng và tình hình của công ty. Chẳng hạn, một sự sụt giảm về mức cổ tức thể được hiểu như tín hiệu thông báo rằng khả năng sinh lời, tạo lợi nhuận dài hạn của công ty đã suy giảm, không để đảm bảo duy trì mức cổ tức như trước. Ngược lại, các nhà đầu tư cũng cho rằng sự tăng lên về mức thanh toán cổ tức chính là bằng chứng cho sự đảm bảo rằng lợi nhuận mà công ty dự kiến thu được trong tương lai sẽ đủ để trả cổ tức.
Chính vì vậy mà về mặt tích cực, CSCT ổn định thường làm tăng sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, tạo ra tâm lý an toàn cho họ vì họ chắc chắn sẽ nhận được một
khoản lợi nhuận tiền mặt ổn định cho khoản đầu tư của mình vào công ty qua mỗi năm. Chính sách cổ tức này phần nào cũng thể hiện định hướng, chính sách phát triển
ổn định và bền vững của công ty.
- Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách này cũng có thể tạo ra một số mặt tiêu cực với công ty. Vì phải cố gắng duy trì thanh toán một mức cổ tức liên tục, cho nên công ty thường bị động trong việc phân bổ lợi nhuận đáp ứng nguồn vốn yêu cầu cho
các hoạt động tái đầu tư hay đối phó với các tình huống phát sinh bất ngờ. Khi đó các
công ty sẽ phải tìm đến các nguồn vốn, nguồn tài trợ từ bên ngoài với chi phí lớn hơn
và rủi ro tài chính lớn.
b. Chính sách cổ tức thụ động
Chính sách này cho rằng, các công ty sẽ chỉ nên thanh toán một mức cổ tức phụ thuộc vào kế hoạch phát triển hoặc cơ hội đầu tư tiềm năng mà công ty đó có thể
tìm được, do đó mà mức trả cổ tức sẽ có sự khác biệt giữa các năm.
Tuy nhiên, việc thanh toán cổ tức sẽ dẫn đến kết quả là công ty có thể sẽ buộc phải hi sinh, từ bỏ các cơ hội tiềm năng, hoặc buộc phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài với chi phí tốn kém hơn nhiều (so với việc sử dụng phần lợi nhuận được giữ lại
khi chi trả cổ tức ở tỷ lệ thấp hoặc không trả cổ tức). Do đó, trước hết doanh nghiệp sẽ cần lên kế hoạch phát triển hoặc nhận định các cơ hội đầu tư tiềm năng. Sau đó sẽ phải thực sự lên kế hoạch tài trợ và phân bổ nguồn lợi nhuận cho các dự án với mức
20
sinh lời hứa hẹn cao hơn mức sinh lời mà các cổ đông đòi hỏi. Phần còn lại mới được
phân phối, sử dụng để thanh toán cổ tức. Chính vì vậy mà với CSCT thụ động thì mức cổ tức sẽ có sự khác biệt, không năm nào giống năm nào, phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các cơ hội đầu tư tại từng thời điểm.
- Về mặt tích cực, vì chủ động giữ lại lợi nhuận giữ lại, và cũng đã có những kế hoạch trước nên các công ty có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư, hoàn toàn chủ động phân bổ lợi nhuận giữ lại trong việc tái đầu tư phát triển theo kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra cũng giúp công ty có thể giảm bớt việc tìm kiếm nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài với chi phi sử dụng vốn tốn kém không cần thiết, cũng như có thể tránh những rủi ro tài chính tiềm tàng khác.
- Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, vì mức cổ tức hoàn toàn là tuỳ theo các kế hoạch
và cơ hội đầu tư, cũng có sự khác biệt năm này qua năm khác, cho nên có sự không ổn định. Sự bất ổn này có thể khiến các nhà đầu tư phải bận tâm, đặc biệt với những nhà đầu tư mong muốn có một khoản thu nhập hàng năm ổn định, đều đặn liên tục. Sự bất ổn này cũng có thể tạo nên hình ảnh không tốt về quá trình phát triển, hoạt động của công ty khi các nhà đầu tư phân tích lựa chọn cổ phiếu để đầu tư.
c. Chính sách cổ tức với tỷ lệ chi trả không đổi
Về cơ bản, chính sách này cho rằng các công ty nên có được một tỷ lệ chi trả cố định dựa theo tỷ lệ % của thu nhập. Vì vậy nên, nếu mức lợi nhuận của công ty thay đổi nhiều giữa các năm, thì mức cổ tức cũng sẽ biến động theo tương ứng.
Các công ty có thu nhập tương đối ổn định qua các năm, hoặc có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mỗi năm ở duy trì ổn định theo thời gian thì thường sẽ ưa thích CSCT này. Khi đó, mức cổ tức thanh toán và phần lợi nhuận để lại của các công ty này sẽ ổn định qua các kỳ, làm cho công việc quản lý tài chính trở nên dễ dàng hơn.
Ngược lại, bởi vì lợi nhuận của mỗi công ty có thể biến động thất thường, khi đó nếu công ty áp dụng CSCT này cũng sẽ có phải liên tục tính toán thay đổi mức cổ tức thanh toán. Điều này cũng sẽ tạo thành điểm tiêu cực như của CSCT thụ động, đó
21
là việc ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, cũng đến sự chủ động trong việc phẩn bổ nguồn lợi nhuận để tài trợ cho các cơ hội đầu tư trong tương lai.
d. Chính sách trả cổ tức nhỏ hàng quý, cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm Chính sách này cho rằng, các công ty nên ấn định thanh toán một mức cổ tức định kỳ thấp vừa phải nhằm đảm bảo có thể thanh toán được ở các thời điểm khác nhau, và tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và mức lợi nhuận mà sẽ quyết định một lượng cổ tức bổ sung hay phụ trội sau đó. Chính sách này sẽ phù hợp với những công ty có dòng tiền, có mức lợi nhuận biến động, khó dự báo được.
Theo đó, tuỳ vào khả năng của mỗi công ty mà các nhà quản lý sẽ đưa ra mức cổ tức thấp định kỳ mà họ tin là có thể duy trì được (giống như với CSCT ổn định), đây sẽ là khoản thu nhập cố định mà các cổ đông hiện hữu chắc chắn thu được. Sau đó tuỳ thuộc vào tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, các công ty sẽ quyết định xem có tăng thêm cổ tức chi trả hay không.
Chính sách này có ưu điểm là giúp cho các công ty có được sự chủ động trong
việc phân phối lợi nhuận mà vẫn có thể thanh toán về một mức cổ tức bảo đảm hàng kỳ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngược lại, công ty cũng sẽ gặp nhiều vấn đề trong việc ra các quyết định về cổ tức, cũng như thực hiện trả cổ tức. Chẳng hạn như việc phải thanh toán cổ tức nhiều lần trong năm cũng sẽ phát sinh các khoản chi phí khá lớn như phí công bố, chi phí tổ chức, chi phí thực hiện.. .Hay vấn đề là phải làm sao tính toán xác định ra được mức cổ tức thấp định kỳ là bao nhiêu, sao cho là đủ để vừa
không ảnh hưởng đến phần lợi nhuận để lại, vừa không quá nhỏ để đảm bảo một mức
thu nhập làm hài lòng các cổ đông hiện hữu, cũng như đủ để thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư trên thị trường.
Tóm lại, các CTCP nói riêng, DNNY nói chung hoàn toàn có thể tự do xây dựng một CSCT sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, sự luân chuyển dòng tiền cũng như các nhu cầu đầu tư, nhu cầu nguồn vốn. của mình. Tuy nhiên, CSCT phải được hoạch định, xây dựng với mối quan hệ với các quyết
22
định đầu tư và quyết định tài trợ, được định hướng mang tính nhất quán trong dài hạn.
Bởi vì mỗi quyết định về cổ tức không chỉ ảnh hưởng đến mỗi các quyết định đầu tư và tài trợ của công ty, mà còn có ảnh hưởng đến thu nhập của các cổ đông, đến việc phân tích đánh giá giá trị của cổ phiếu của các nhà đầu tư do đó làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường, đến giá trị của doanh nghiệp.