Tính đến nay, sau gần 20 năm chính thức đi vào hoạt động, xây dựng và phát triển cả về quy mô, số lượng mã chứng khoán, mức vốn hóa, giá trị giao dịch... TTCK
Việt Nam đã ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị thế là kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, năm 2000 giá trị vốn hoá thị trường chỉ đạt 1189 tỷ đồng với duy nhất 1 sàn HSX, thì đến năm 2005 con số này là 7759 tỷ đồng ở sàn HSX và 1919 tỷ đồng ở sàn HNX.. Và tính đến thời điểm cuối năm 2018, giá trị vốn hoá toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, cụ thể là 2,875 triệu tỷ đồng, 192 ngìn tỷ đồng và 893 nghìn tỷ đồng lần lượt ở các sàn HSX, HNX và UPCoM. 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0
Quy mô vốn hoá TTCK Việt Nam (nghìn tỷ đồng)
---HOSE ---HNX ---UPCoM
Hình 3.1. Giá trị vốn hoá TTCK Việt Nam
47
về số lượng doanh nghiệp niêm yết, cuối năm 2000 mới chỉ có 5 doanh nghiệp
lên sàn HSX, đến cuối năm 2018 con số này tăng lên đến 373 doanh nghiệp.Tương tự với 2 sàn HNX và UPCoM, từ 9 doanh nghiệp niêm yết năm 2005 đến cuối năm 2018 đã có 376 doanh nghiệp niêm yết trên HNX. UPCoM là sàn giao dịch có tuổi đời nhỏ nhất, nhưng tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp niêm yết là cực lớn. Từ lúc bắt đầu năm 2010 với 85 doanh nghiệp, đến thời điểm cuối 2018 trên sàn UPCoM đã có đến 804 doanh nghiệp niêm yết.
■ HOSE BHNX BUPCoM
Hình 3.2. Số lượng DNNY trên HSX, HNX và UPCoM
(Nguồn: Người viết tự tổng hợp từ Uỷ ban CKNN) TTCK ngày càng phát triển, thu hút số lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Số lượng tài khoản nhà đầu tư không ngừng gia tăng, từ khoảng 3000 tài khoản
tham gia khi mới mở cửa TTCK Việt Nam vào năm 2000, đến năm 2015 đã tăng đến 1,5 triệu tài khoản, đến cuối năm 2018 con số này là 2,1 triệu tài khoản. Tuy nhiên, số lượng tài khoản của các nhà đầu tư trong nước (cả cá nhân và tổ chức) vẫn lớn hơn
nhiều lần so với số tài khoản các nhà đầu tư nước ngoài: tính đến thời điểm 31/12/2018, có 2154033 tài khoản của nhà đầu tư trong nước (2144735 của cá nhân,
48
9298 của tổ chức), còn số lượng nhà đầu tư nước ngoài vô cùng khiêm tốn chỉ với 28294 tài khoản (24975 tài khoản của cá nhân và 3319 tài khoản của tổ chức).
Cụ thể hơn, về thị trường cổ phiếu, theo thống kê của trang web http://cafef.vn
trong phiên giao dịch ngày 9/4, VN-Index đạt mức kỉ lục 10 năm, khi đóng cửa ở 1.204,33 điểm, tăng 22,36% so với thời điểm đầu năm, nhưng sau đó liên tục giảm điểm, chạm mức thấp nhất của năm 888,82 điểm ngày 29/10. Trong cả năm 2018 chỉ số VN-Index có 38 phiên giao dịch có mức biến động trên 2% so với phiên trước (http://cafef.vn , 2019), bao gồm 17 phiên tăng trên 2% và 21 phiên giảm trên 2%, ghi nhận mức biến động mạnh nhất kể từ năm 2009 tới nay (91 phiên biến động trên 2% năm 2009).
Thống kê số phiên giao dịch biến động trên 2%
Tăng >2% ■ Giảm >2%
Hình 3.3. Thống kê số phiên giao dịch có biến động trên 2% so với phiên trước (Nguồn: http://cafef.vn) Trong năm 2018, thị trường cổ phiếu Việt Nam có nhiều biến động lớn, nhưng
về cơ bản vẫn có sự tăng trưởng về quy mô và thanh khoản so với năm 2017. Cụ thể, mức vốn hoá toàn thị trường cổ phiếu tăng 12,7% so với cuối năm 2017, tương đương
49
tính thanh khoản, tổng giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt 6547
tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với bình quân năm 2017 (Trần Văn Dũng, 2019).
Ve thị trường trái phiếu Việt Nam với các sản phẩm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp, trong đó giao dịch trái phiếu chính phủ theo phương thức thoả thuận với hai hình thức giao dịch là giao dịch thông thường (outright) và giao dịch mua bán lại (repos).
Thị trường trái phiếu năm 2018 hiện có quy mô niêm yết đạt 1.122 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cuối năm 2017 với 573 mã trái phiếu niêm yết. Trong đó, trái phiếu Chính phủ chiếm 98% và trái phiếu doanh nghiệp chiếm 2% giá trị niêm yết. Dư nợ trái phiếu đạt 35,2% GDP năm 2018; trong đó dư nợ trái phiếu Chính phủ là 27.2% và trái phiếu doanh nghiệp là 8.0%. Về thanh khoản, Giao dịch trái phiếu về cơ bản vẫn giữ được mức sôi động với giá trị giao dịch đạt 8.834 tỷ đồng/phiên (Trần Văn Dũng, 2019).
Thị trường phái sinh Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 10/08/2017 với sản phẩm giao dịch đầu tiên là Hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số VN30-Index và sự tham gia của 7 công ty chứng khoán (CTCK) được chấp thuận trở thành thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh là CTCK VPBank (VPBS), CTCK TP. Hồ Chí Minh (HSC), CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK BIDV (BSC), CTCK VNDirect (VNDS), CTCK Bản Việt (VCSC) và CTCK MB (MBS). Sau 1 năm hoạt động, số CTCK thành viên đã tăng lên 14 công ty.
Trong năm 2018, khối lượng giao dịch trên thị trường phái sinh đã đạt hơn 19 triệu hợp đồng, tăng gấp khoảng 17,7 lần năm 2017. Khối lượng giao dịch bình quân/ngày đạt khoảng 78.600 hợp đồng, gấp khoảng 7,2 lần năm 2017. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tăng đạt hơn 20.000 hợp đồng, gấp 2,46 lần so với phiên giao dịch đầu năm. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hiện tại đang có hơn 57.000 tài khoản. Tuy nhiên, theo tổng hợp của ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch HĐQT HNX, trong đó chỉ có một bộ phận nhỏ các tài khoản (khoảng
Tỷ lệ chi trả 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thống kê số lượng 0% (Không trả cổ tức) 200 220 224 242 287 579 50
5000 tài khoản) có giao dịch và chủ yếu là của các nhà đầu tư cá nhân, do đó hiện nay TTCK phái sinh đang chỉ là công cụ phòng ngừa và rủi ro đầu tư một phần nhỏ nhà đầu tư này, đây là một thách thức lớn cho thị trường phái sinh nói riêng và TTCK
Việt Nam nói chung.