Các biến kiểm soát

Một phần của tài liệu MỚI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁCHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾTTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 49 - 53)

Quy mô doanh nghiệp (SIZE): đây là 1 biến kiểm soát trong mô hình của Baskin (1989), được tính bằng logarit tự nhiên của giá trị thị trường của doanh nghiệp

39

tại thời điểm cuối mỗi năm, trong giai đoạn 5 năm nghiên cứu. Theo Baskin (1989), quy mô hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến giá bởi vì những doanh nghiệp với quy mô nhỏ thường có ít điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể có ít thông tin sẵn có cho các nhà đầu tư về thị trường của họ, hơn nữa là cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường thanh

khoản cao hơn, nên giá cổ phiếu sẽ biến động lớn hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Tốc độ tăng trưởng tài sản (GRW): Các DNNY trong giai đoạn tăng trưởng có nhiều khả năng sử dụng lợi nhuận của họ để đầu tư, tái đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, dây chuyền sản xuất, cho những cơ hội đầu tư khác hơn là thanh toán cổ tức,

vì vậy mà CSCT có thể có quan hệ với tốc độ tăng trưởng. Baskin (1989), Allen & Rachim (1996) và Hashejimoo (2012) đều đưa thêm biến GRW vào mô hình làm biến

kiểm soát.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (DEBT): Theo Hashejimoo (2012), bởi vì phải đối diện với rủi ro hoạt động, nợ dài hạn có thể sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến biến động giá. Ngoài ra, bởi vì có sự bất cân xứng thông tin mà việc đi vay có thể sẽ có mối liên hệ với chính sách cổ tức. Vì vậy mà biến DEBT đều được sử dụng trong mô hình của Baskin (1989) và Hashejimoo (2012), và được tính bằng cách lấy nợ dài

hạn ở thời điểm cuối năm chia cho tổng tài sản ở thời điểm cuối năm.

Biến động về thu nhập (EV): Baskin đã đề xuất rằng biến động về thu nhập có

thể tác động đến cả biến động giá và chính sách cổ tức. Các rủi ro thị trường mà doanh

nghiệp phải đối mặt sẽ có tác động đến CSCT và biến động giá cổ phiếu của DNNY, vì vậy mà ông đã thêm biến EV vào mô hình. Để tính được EV, trước tiên tính giá trị trung bình của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của tất cả các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Sau đó, với mỗi năm, lấy tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của năm đó trừ đi giá trị trung bình của tất cả các năm.

Hiệu quả hoạt động (AEF): Các nhà đầu tư có thể đánh giá triển vọng phát triển của công ty thông qua chỉ tiêu này, đưa ra các nhận định khác nhau dẫn đến sự

Biến Tính toán Kỳ vọng về dấu

Biến động giá cổ phiếu (PV) PVit = √((Hit — Lit)/(Hit+Lit'))A2

40

khác biệt khi định giá cổ phiếu trên thị trường và làm giá cổ phiếu biến động. Võ Xuân Vinh (2014) đề xuất đưa thêm biến AEF vào mô hình khi nghiên cứu ảnh hưởng

của CSCT đến biến động giá cổ phiếu của các DNNY trên thị trường Việt Nam. Phương thức tính toán và kỳ vọng về dấu của các biến được thể hiện ở Bảng 2.1 dưới đây:

Với: Hit và Lit lần lượt là giá cao nhất và thấp nhất của cổ phiếu i trong năm thứ t

Dit là tổng cổ tức tiền mặt đã trả trong năm thứ t của cổ phiếu i;

DPSit là tổng mức cổ tức tiền mặt mỗi cổ phiếu đã trả trong năm thứ t của cổ phiếu i

MVit là giá trị thị trường của doanh nghiệp i tại thời điểm cuối năm thứ t; MPSit

là giá của mỗi cổ phiếu i tại thời điểm cuối năm thứ t

ASSETit là tổng tài sản của doanh nghiệp i tại thời điểm cuối năm thứ t; ASSETit-1 là tổng tài sản của doanh nghiệp i tại thời điểm cuối năm thứ t-1( đầu năm thứ t)

ΔASSETit = ASSETit - ASSETit-1 là sự biến động của tổng tài sản doanh nghiệp i trong năm thứ t;

LDit là tổng nợ dài hạn của doanh nghiệp i trong năm thứ t;

ROAit là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp i tại thời điểm năm

thứ t;

ROA là giá trị trung bình của ROA trong giai đoạn 5 năm nghiên cứu EBITit là lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp i trong năm thứ t. Eit là tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp i trong năm thứ t

41

Tỷ suất cổ tức (DY) IW - °i^ IiV - Dpsit DYit = ɪ- hoặc DYit = MVit MPSit + Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt (PO) POit = Eit + Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu (SPO) SPO it = Tỷ lệ trả cổ tức cổ phiếu + Tỷ lệ thưởng cổ phiếu +

Quy mô (SIZE) SIZEit = ỉn(MVĩt) -

Tốc độ tăng trưởng tài sản (GRW) GRWit=Z'1'" +

Tỷ lệ nợ dài hạn (DEBT) DEBTit =

ASSETit +

Biến động thu nhập (EV) EVit = ROAit - ROA +

Tỷ lệ hiệu quả hoạt động (AEF) AEFit = ^:z,

ASSETit +

(Nguồn: Parkinson (1980), Baskin (1989), Allen&Rachim (1996), H ashejim oo

Mã Năm PV DY PO SPO SIZE DEB T GRW EV AEF REE 2013 0.04 0.4 3 0 29.84 50.0 0.06 0.06 50.6 0.03 2014 0.04 0.4 1 0 29.86 0.0 6 0.21 0.07 0.4 6 0.02 2015 0.05 0.2 0 29.86 0.0 7 0.14 0.07 0.2 3 - 0.02 2016 0.03 0.4 5 0.3 30 90.0 0.19 0.08 40.2 0.01- 2017 0.06 0.3 6 0 30 0.1 9 0.25 0.08 0.6 1 - 0.01 (2012), Võ Xuân Vinh (2014)).

Một phần của tài liệu MỚI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁCHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾTTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w