Các lý thuyết về sự ảnh hưởng của chính sách cổtức đến biến động giá

Một phần của tài liệu MỚI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁCHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾTTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 41 - 44)

1.3. Một số nghiên cứu và lý thuyết liên quan đến cổ tức, chính sách cổtức vớ

1.3.3. Các lý thuyết về sự ảnh hưởng của chính sách cổtức đến biến động giá

phiếu trên thị trường

1.3.3.1. Lý thuyết về sự ảnh hưởng của CSCT dựa trên sự không chắc chắn của cổ tức trong tương lai

Gordon (1963) đã đề xuất một mô hình định giá giá trị thị trường của cổ phiếu

dựa trên CSCT. Sau khi tìm hiểu về CSCT và giá thị trường của cổ phiếu, ông đã chỉ ra rằng CSCT của công ty sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu ngay cả trong

những điều kiện hoàn hảo của thị trường. Với nhận định rằng các nhà đầu tư thường ưa chuộng mức cổ tức hiện tại để có thể tránh được những khoản rủi ro liên quan đến

chênh lệch lãi vốn hoặc cổ tức dự kiến trong tương lai, bởi vì tương lai là không chắc

chắn, cho dù là trong điều kiện thị trường hoàn hảo. Gordon (1963) đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa CSCT với giá thị trường của cổ phiếu ngay cả khi mà tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (internal rate of return) và tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu (required rate

of return) là như nhau. Trên cơ sở nghiên cứu, Gordon (1963) đã xây dựng mô hình tăng trưởng đều, cho phép tính toán, định giá được cổ phiếu của công ty dựa vào việc

chiết khấu các dòng cổ tức trong tương lai như sau:

Po = k-gD

Trong đó, Po là giá cổ phiếu được định giá ở thời điểm hiện tại k: chi phí sử dụng vốn, g: tốc tộ tăng trưởng của công ty D: Mức cổ tức

1.3.3.2. Lý thuyết phát tín hiệu (signal theory)

Black (1976) cho rằng, các nhà quản lý doanh nghiệp không ưa thích việc giảm

tỷ lệ trả cổ tức, và họ sẽ chỉ tăng mức cổ tức khi họ cho rằng triển vọng của công ty là tốt đủ để duy trì mức cổ tức cao hơn trong một giai đoạn nhất định. Các thay đổi

31

về cổ tức hoặc là việc mà cổ tức không có sự thay đổi trong một khoảng thời gian, sẽ hàm ý những thông tin mà các nhà đầu tư không thể tìm thấy từ bất kỳ nguồn nào khác. Giả định rằng dự báo của nhà quản lý là có thể tin cậy được, thì chính sách cổ tức sẽ hàm ý các thông tin.

Theo Bhattacharya (1979), với hai điều kiện giả định là các nhà đầu tư bên ngoài công ty không thể có được những thông tin hoàn hảo về khả năng sinh lời của công ty, và việc cổ tức tiền mặt bị đánh thuế cao hơn là lãi vốn, thì cổ tức sẽ hoạt động như một tín hiệu của dòng tiền dự kiến.

H. Baker & E. Powell (1999) đã khảo sát quan điểm của 603 nhà quản lý tài chính của các công ty trên TTCK New York, và với 198 phản hồi có thể sử dụng được, họ kết luận rằng hầu hết các nhà quản lý đều đồng ý cho rằng CSCT tác động đến giá trị của công ty, với lý thuyết phát tín hiệu được tán thành nhiều nhất.

Amihud & Murgia (1997), sau khi thực hiện hồi quy mô hình với dữ liệu của 200 công ty tại Đức trong giai đoạn 1988-1992, đã chỉ rằng những khoản cổ tức và các khoản thu nhập bất thường có thể giải thích cho sự biến động giá cổ phiếu. Ngoài

ra, họ cũng kết luận rằng sự thay đổi trong cổ tức có thể được xem như những tín hiệu

về triển trọng trong tương lai của công ty.

Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm đã được đề cập ở phần Tổng quan nghiên cứu cũng phần nào cho thấy rằng cho đến ngày nay, vẫn có những kết quả khác biệt, trái chiều và chưa thống nhất về những tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu. Chính vì vậy, người viết cho rằng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để có thêm nhiều bằng chứng, minh chứng giải thích cho vấn đề này.

32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, người viết đã tổng kết các lý thuyết cơ bản về cổ tức, CSCT cũng như các lý thuyết về CSCT trên thế giới. Nhìn chung, mặc dù các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của CSCT đến diễn biến giá cổ phiếu còn nhiều bất đồng, nhưng không thể phủ nhận được rằng, CSCT sẽ có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của cổ phiếu thông qua kết quả nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Ở TTCK Việt Nam, các bài nghiên cứu cũng đã kết luận rằng mối quan hệ này là có tồn tại, tuy nhiên có những sự bất đồng về chiều hướng tác động. Chính vì vậy, ở chương tiếp theo, người viết sẽ tiến hành xây dựng mô hình hồi quy cũng như đưa ra phương pháp nghiên cứu để nhằm phân tích và đánh giá cụ thể hơn về vấn đề cần nghiên cứu là mối quan hệ giữa CSCT và biến động giá cổ phiếu.

33

Một phần của tài liệu MỚI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁCHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾTTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w