về tính ổn định liên tục khi thanh toán cổ tức, người viết sẽ tổng hợp số lượng các DNNY thực hiện trả cổ tức liên tục đều đặn suốt giai đoạn nghiên cứu, cụ thể ở Bảng 3.3. Theo đó, trong tổng số 571 doanh nghiệp niêm yết trước ngày 01/01/2013, thì có đến 253 doanh nghiệp đã duy trì cổ tức bằng tiền mặt suốt 5 năm liên tục trong
giai đoạn nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2017, chiếm tỷ trọng là 44.31%. Con số này chỉ là 3 doanh nghiệp niêm yết, chiếm tỷ trọng 0.53% với cách thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Trong số 23 doanh nghiệp được niêm yết trong năm 2014, thì có 8 doanh nghiệp (chiếm 34.78%) thực hiện việc trả cổ tức tiền mặt liên tục 4 năm và duy nhất chỉ có 1 doanh nghiệp (chiếm 4.53%) chi trả cổ tức cổ phiếu suốt 4 năm, từ năm 2014
đến năm 2017.
(Nguồn: Thống kê từ cơ sở dữ liệu FiinPro của Stoxplus) Tương tự với các doanh nghiệp niêm yết trong các năm 2015, 2016 và 2017, có thể thấy được rằng ở TTCK Việt Nam, cụ thể là ở 2 SGDCK HNX và HSX, có
______mean median ______ sd min max pv 0.591 0.566 0.227 0.118 1.51 9 dy 0.056 0.032 0.08 0 0.63 po 0.593 0.362 1.465 -3.547 20.96 spo 0.039 0 0.138 0 1 56
một bộ phận tương đối lớn các doanh nghiệp sau khi niêm yết lên sàn năm đầu tiên sẽ sẵn sàng duy trì việc thanh toán cổ tức tiền mặt liên tục trong suốt các năm hoạt động kinh doanh tiếp theo.
Giống như đã nhận xét ở phần trước, các DNNY ở Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017 thường không ưa chuộng hình thức thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ trọng số lượng các DNNY không trả cổ tức cổ phiếu luôn rất lớn), do đó chỉ có một số rất nhỏ các doanh nghiệp sẵn sàng duy trì chi trả cổ tức cổ phiếu sau khi niêm yết năm đầu tiên lên sàn. Ngay cả với các doanh nghiệp đã niêm yết và hoạt động từ trước
năm 2013, thì con số này cũng cực kỳ thấp, chỉ chiếm 0.53% trong tổng số 571 doanh
nghiệp niêm yết thống kê được.
Tổng kết lại, nhìn chung các DNNY ở Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017 thường ưa thích duy trì tỷ lệ trả cổ tức ở mức thấp hoặc không trả cổ tức. Với những doanh nghiệp có trả cổ tức thì hình cổ tức bằng tiền mặt vẫn được ưa thích hơn cả. Tuy nhiên, vì TTCK Việt Nam chứa đựng các yếu tố bất hoàn hảo, không thể đáp ứng được các điều kiện của trường phái chính sách cổ tức độc lập, được đề xuất bởi Miller & Modigliani (1961), do đó có thể kết luận rằng CSCT của các DNNY trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ với giá trị thị trường cổ phiếu của các doanh nghiệp
cũng như với giá trị các DNNY đó.
Như đã đề cập ở phần tổng quan nghiên cứu, ở Việt Nam cũng đã có một vài bài nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ này, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu cũng chưa thống nhất và chưa thể đưa ra được một kết luận thống nhất.
Cuối cùng, vì những hạn chế về thời gian và quy mô của bài nghiên cứu, người
viết sẽ chỉ tập trung vào thị trường cổ phiếu, hay nói cách khác các phần sau người viết sử dụng khái niệm “chứng khoán” sẽ chỉ bao gồm cổ phiếu của các doanh nghiệp
niêm yết. Sau đây sẽ tiến hành xây dựng mô hình, tiến hành phân tích để đưa những bằng chứng về sự tác động của CSCT đến diễn biến giá cổ phiếu của DNNY trên TTCK Việt Nam.
57