Kết quả kinh doanh củaVietinbank ChươngDương giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 54)

2010-2013

Bối cảnh nền kinh tế:

Năm 2012, kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động bất thường; những vấn đề về khủng hoảng nợ tại Châu Âu, thất nghiệp, thâm hụt ngân sách và đặc biệt là những bất đồng về chính sách tiền tệ của những nước lớn khiến cho nền kinh tế thế giới trở nên bất ổn hơn.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó, quý I tăng 4.65%; quý II tăng 5,1%; quý III tăng 5,12% và quý IV tăng 5,64%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,98% của năm 2012, nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì mức tăng

trưởng trên là khá cao và hợp lý. Trong 5,42% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,82%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,01%, đóng góp 1,98 điểm phần trăm và

khu vực dịch vụ tăng 6,74%, đóng góp 2,9 điểm phần trăm.

Có thể thấy, những thành tựu đã đạt được như trên là nỗ lực, quyết tâm cao của cả nước. Tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng:

Kinh tế phát triển thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp;

kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; lạm phát và lãi suất tín dụng còn cao; nợ xấu của

hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một số ngân hàng thương mại khó khăn; dự trữ ngoại hối thấp, áp lực đối với tỷ giá còn lớn; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản giảm sút. Sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó

ST T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đối tượng huy động

34

kinh tế, cơ cấu đầu tu kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm được khắc phục và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, trong quản lý đầu tư công, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý tài nguyên...

Trong một năm mà nền kinh tế đất nước trải qua nhiều thăng trầm như vậy thì ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi có những biến động trong hoạt động kinh doanh của mình. Do có nhiều biến động trong năm 2013 nên kết quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cũng có sự khác nhau khi chốt số vào cuối năm này. Lợi nhuận trước thuế đạt hiệu quả phần lớn vẫn thuộc về các Ngân hàng có thương hiệu, uy tín trên thị trường như: Vietcombank đạt 5.727 tỷ đồng, con số này ở Vietinbank là 7.750 tỷ. Ngược lại với những kết quả kinh doanh ấn tượng kể trên là những con số đáng buồn tại những NHTM nhỏ, ít thương hiệu như: Eximbank với lợi nhuận đạt 827 tỷ đồng giảm 36% so với năm 2012, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) với lợi nhuận trước thuế đạt 83 tỷ đồng giảm 90% so với năm 2012, Ngân hàng TMCP Hàng Hải giảm 71%... Cùng với những khó khăn được dự báo trước trong năm 2014 và sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các Ngân hàng nước ngoài và những Ngân hàng thương mại có uy tín, thương hiệu lớn ở trong nước thì có lẽ cuộc chơi sẽ không dành cho những ngân hàng nhỏ ít vốn, năng lực quản lý yếu kém.

Bước sang năm 2014, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách đến từ những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Trong năm 2013 kinh tế Việt Nam đã đứng trước khá nhiều khó khăn đến từ lạm phát, tỷ giá...Lãi suất cho vay của các NHTM dao động từ 13-18%/năm. Đây là mức chi phí không nhỏ đối với các DNVVN. Do vậy mà các DNVVN cần phải có những điều chỉnh, phương án kinh doanh hợp lý để có thể kết thúc năm với một kết quả tốt. Các NHTM cũng cần có những chính sách cho vay ưu tiên đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

35

vì sự phát triển chung của nền kinh tế và của chính ngành Ngân hàng.

a. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Chương Dương

1 Huy động vốn 9.086.000 11.530.04 5 13.419.45 0 15.181.75 0 - Tiền gửi TCKT 7.250.628 9.175.757 10.563.25 0 10.740.83 5 - Tiền gửi Dân cư 1.835.202 2.354.288 2.856.250 4.440.915

2 Kỳ hạn Dưới 12 tháng 8.202.092 10.577.47 2 12.188.88 7 13.564.89 4 Trên 12 tháng 883.908 952.573 1.230.563 1.616.856 3 Tốc độ tăng trưởng HĐV 32,4% 26,90% 16,38% 13,13%

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Chương Dương [8])

Qua số liệu trên, có thể thấy trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có mức tăng trưởng khá. Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 11.530 tỷ đồng tăng 2.444 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 26,90% so với năm 2010. Năm 2012, huy động đạt 13.419 tỷ đồng, tăng 1.889 tỷ đồng, mức tăng 16,38 % so với năm 2011. Năm 2013, huy động đạt 15.181 tỷ đồng, tăng 1.762 tỷ đồng, mức tăng 13,13 % so với năm 2012. Trong đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2012 đạt 10.563 tỷ đồng tăng 1.388 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 15,12% so với năm 2011, năm 2013 đạt 10.740 tỷ đồng tăng 177 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 0,16% so với năm 2012. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm cho thấy Chi nhánh đang có nguồn vốn tương đối ổn định, làm cơ sở vững chắc trong đảm bảo nguồn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế tin tưởng gửi tiền vào Chi nhánh.

36

Tiền gửi dân cư cũng có tỷ lệ tăng khá qua các năm. Năm 2013, tiền gửi dân cư đạt 4.440 tỷ đồng, tăng 1.584 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 55,46 % so với năm 2012.

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Chương Dương Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Chương Dương [8])

Để đạt được những kết quả trên, ngay từ đầu năm chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: Khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, các phòng giao dịch đều thu hút được lượng khách hàng rất tốt với nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều chương trình huy động kèm các chiến dịch khuyến mại hấp dẫn.

Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh nhưng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chưa thực sự hợp lý, nguồn vốn ngắn hạn thu hút được qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh huy động được: năm 2011 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 91%, năm 2012 nguồn vốn này chiếm 90,82% và đến năm 2013 là 89,34%. Nguồn huy động ngoại tệ còn hạn chế, chưa đa dạng được nhiều loại hình khách hàng, vẫn phụ thuộc vào cá c doanh

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 37

nghiệp nhà nước do vậy không mang tính ổn định lâu dài, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức khá cao.

b. Hoạt động cho vay

Năm 2013, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về nâng cao chất lượng cho vay. Ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược định hướng hoạt động cho vay và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động cho vay.

Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng. Đối với khách hàng mới phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, về quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định.

Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược. Đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng, do vậy dư nợ cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh.

Chi nhánh đã chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các hộ gia đình tư nhân, có khả năng cạnh tranh cao, có tài sản bảo đảm, có phương án khả thi. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ trung dài hạn và cho vay không có tài sản bảo đảm vẫn còn ở mức cao.

Năm 2012, nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, kinh tế trong nước cũng gặp vô vàn khó khăn như: lạm phát tăng cao, lãi suất, tỷ giá biến động liên tục, ... Điều này đã khiến cho Chính phủ phải thực thi các công cụ

38

về chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu bắt buộc, hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản...Cùng với mức lãi suất cho vay được đẩy lên khá cao đã khiến cho các Doanh nghiệp, cá nhân khó có thể tiếp cận được với vốn vay Ngân hàng.

Năm 2013, Chi nhánh đã quan tâm đến chất lượng hoạt động cho vay và cẩn trọng tăng điều kiện cho vay có tài sản bảo đảm, do đó dư nợ cho vay của Chi nhánh cũng giảm so với các năm liền kề.

Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2013 đạt 5.605 tỷ đồng, tăng 404 tỷ đồng, tăng 7,76% so với 31/12/2012.

+ Cho vay Ngắn hạn: Dư nợ đạt 1.778 tỷ đồng, giảm 402 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm 31,63% tổng dư nợ (năm 2012 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 41,9% tổng dư nợ)

+ Cho vay Trung và Dài hạn: Dư nợ đạt 3.827 tỷ đồng, tăng 805 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 68,27% trên tổng dư nợ.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank Chương Dương

1 Đầu tư và cho vay 5.853.10 9 5.467.78 3 5.201.46 7 5.605.54 0 Trong đó : Nợ xấu 4.700 2.892 1.763 1.725

2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

L/C nhập khẩu (triệu USD) 573 487 52

3

55 3

L/C xuất khẩu (triệu USD) 38

8 4.25 42 0 43 0 D/P(triệu USD) 438 535 53 0 63 D/A(triệu USD) 0.849 0.849 0.860 0. 87

3 Phát hành bảo lãnh (quy đổi VND) 1.014.00 0 1.514.00 0 1.624.00 0 1.726.00 0

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng thu nhập 1.239.000 2.375.000 4.037.500 4.627.300 2 Tổng chi phí 979.500 2.031.000 3.762.395 4.342.037 Trong đó, trích DPRR 18.000 8.800 7.800 7.800 3 LN đã trích DPRR 259.400 344.400 267.305 277.463 4 Tốc độ tăng trưởng LN 7,7% 32,7% -22,38% 3,80% 39

Biểu đồ 2.2. Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank Chương Dương

Đơn vị: Tỷ đồng 5,900,000 5,800,000 5,700,000 5,600,000 5,500,000 5,400,000 5,300,000 5,200,000 5,100,000 5,000,000 4,900,000 4,800,000

Tỉnh hỉnh sử dụng vốn tại Vietinbank Chương Dương

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

■ Tín dụng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Chương Dương [8])

c. Công tác dịch vụ ngân hàng

Chi nhánh cũng đẩy mạnh việc tiếp thị, phát hành thêm thẻ ATM, coi đây là một nguồn thu phí ngày càng đáng kể. Năm 2013, Chi nhánh phát hành thêm được 47.542 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ ATM Chi nhánh đã phát hành lên 182.209 thẻ ATM; phát hành thêm 1.800 thẻ TDQT, nâng tổng số thẻ lên 7.734 thẻ; lắp đặt đặt thêm 112 máy EDC, nâng tổng số máy Chi nhánh quản lý lên 419 máy, lắp đặt thêm 1 máy OBU số máy của lý đạt 54 máy. Phí dịch vụ đạt được 44.630 triệu đồng tăng 13% so với năm 2012.

d. Kết quả đạt được

So với các quận, huyện khác của Hà Nội, thì Quận Long Biên là một quận mới thành lập, lại có đặc điểm địa lý không phải là quận trung tâm của thủ đô Hà nội, khối lượng khách hàng có những hạn chế nhất định. Hơn nữa,

40

trên địa bàn Quận, có rất nhiều Chi nhánh ngân hàng khác cùng hoạt động nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, với sự cố gắng, quyết tâm và đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo cùng tập thể CBCNV, Vietinbank Chuong Dương đã hoàn thành vượt mức các kế hoạch được giao và đạt được các kết quả khả quan.

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh các năm tại Vietinbank Chương Dương Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Chương Dương [8])

Qua bảng số liệu trên có thể thấy tổng thu nhập của chi nhánh tăng trưởng qua các năm 2010 đến 2013 và chi nhánh vẫn hoạt động có hiệu quả tạo ra được lợi nhuận qua các năm. Tổng thu nhập năm 2012 đạt 4.037 tỷ đồng, tăng 1.662 tỷ đồng, tốc độ tăng 69,70% so với năm 2011, Chi phí năm 2012 đạt 3.762 tỷ đồng, nên lợi nhuận của chi nhánh đạt được là 267.305 tỷ đồng, giảm 22,38% so với năm 2011. Đến năm 2013 mặc dù tổng thu nhập của chi nhánh tăng 14,61% so với năm 2012 và đạt 4.627 tỷ đồng nhưng chi phí của năm 2013 đạt 4.342 tỷ đồng và cho lợi nhuận của chi nhánh năm 2013 đã tăng trưởng hơn so với năm 2012 là 3,8% và đạt 277 tỷ đồng (sau khi trừ đi trích dự phòng rủi ro năm 2013).

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế sau khủng hoảng, suy thoái thì Vietinbank Chương Dương đạt được kết quả như trên là có sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

41

Biểu đồ 2.3. Kết quả kinh doanh các năm tại Vietinbank Chương Dương Đơn vị tính: tỷ đồng

Kêt quả kinh doanh các năm tại Vietinbank Chương Dương

■ Tông thu nhập

■ Tong chi phí LN đã trích DPRR

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Chương Dương [8])

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w