a. Đánh giá toàn diện tình trạng dư nợ hiện tại
Đánh giá toàn diện tình trạng dư nợ hiện tại có nghĩa là rà soát lại toàn bộ các khoản vay và các khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh, đánh giá về tình trạng các khoản vay, tình hình khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm... (đặc biệt chú trọng đối với các khách hàng và khoản vay đối với các lĩnh vực đang rủi ro cao như bất động sản, xây dựng cơ bản, vật liệu xây dựng.) qua đó phát hiện các khách hàng đang trong tình trạng khó khăn có thể dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời
Cách thức thực hiện: Để thực hiện đánh giá toàn diện với nội dung như trên thì cần hai điều kiện là nhân lực và số liệu.
Hiện Vietinbank Chương Dương có Phòng Tổng Hợp là bộ phận chịu trách nhiệm đánh giá toàn diện hoạt động của chi nhánh trong đó có hoạt động cho vay, để thực hiện nhiệm vụ này thì cần thành lập 01 tổ đánh giá thuộc phòng tổng hợp, triệu tập thêm một số thành viên có trình độ và kinh nghiệm thuộc các phòng khách hàng để hỗ trợ, giao một Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo.
Về số liệu đánh giá: được lấy thông qua báo cáo tình trạng khách hàng từ các Phòng Khách hàng/ Phòng Giao dịch kết hợp với số liệu trích xuất từ hệ thống core. Để các Phòng khách hàng/phòng giao dịch đánh giá một cách trung thực và có trách nhiệm thì Ban lãnh đạo cần quán triệt về vai trò và tầm quan trọng của việc lập các báo cáo này đến từng trưởng/phó phòng khách
84
hàng/phòng giao dịch.
Việc đánh giá này phải đạt được mục đích là phân loại khách hàng doanh nghiệp hiện tại thành các nhóm khác nhau tùy theo mức độ rủi ro để có giải pháp
ứng xử phù hợp, sao cho giảm thấp nhất nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn.
Đối với những khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn/ nợ xấu, việc đánh giá khách hàng vẫn hết sức quan trọng để có biện pháp xử lý nợ phù hợp.(VD: Nhóm khách hàng đang khó khăn tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang được duy trì và có khả năng trả nợ nếu được hỗ trợ → cần thực hiện cơ cấu nợ và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng; Nhóm khách hàng đã dừng sản xuất kinh doanh và nguy cơ phá sản → thực hiện ngay việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) và làm việc với khách hàng để thu hồi tài sản, giảm dư nợ càng nhanh càng tốt; Nhóm khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và có dấu hiệu lừa đảo ngân hàng, chây ỳ không trả nợ → thực hiện các biện pháp cứng rắn để thu hồi nợ như khởi kiện)
b. Tập trung công tác cơ cẩu nợ và hỗ trợ doanh nghiệp
Cơ cấu nợ là việc thay đổi (gia hạn) thời hạn/kỳ hạn trả gốc hoặc trả lãi cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định so với lịch trả gốc/trả lãi ban đầu. Việc cơ cấu nợ thường được áp dụng với các khách hàng đang tạm thời gặp khó khăn trong hoạt động và không thể duy trì việc trả gốc/lãi đúng hạn cho ngân hàng tuy nhiên về dài hạn thì khách hàng có thể phục hồi và bảo đảm việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng sau cơ cấu. Giải pháp cơ cấu nợ được đưa ra phải được thực hiện kết hợp với việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp hàng, có như vậy giải pháp này mới phát huy được hết hiệu quả.
Hiện tại một phần lớn các khách hàng doanh nghiệp đang có dư nợ quá hạn tại chi nhánh là do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tuy nhiên khả năng thanh toán là rất thấp (do tồn kho tăng cao, không
85
tiêu thụ được hàng, không thu hồi được công nợ phải thu.). Đối với những khách hàng được đánh giá là có khả năng phục hồi để trả nợ thì giải pháp cơ cấu nợ và hỗ trợ khách hàng được ưu tiên áp dụng, điều này cũng phù hợp với chủ trương của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ khi ban hành các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp giai đoạn hiện nay. Vietinbank Chương Dương cần kết hợp việc gia hạn nợ, miễn giảm lãi. với việc hỗ trợ khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như tìm kiếm các đối tác tiêu thụ hàng (từ chính các khách hàng khác của ngân hàng), tư vấn các phương án kinh doanh của khách hàng sao cho hiệu quả. Nếu thực hiện hiệu quả thì đây là cách tốt nhất (ít tốn kém về chi phí và thời gian) để thu hồi được các khoản nợ quá hạn qua đó giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
Để thực hiện tốt giải pháp này thì điều kiện tiên quyết là phải đánh giá được chính xác tình trạng của doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp không trả được nợ. Loại trừ những doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích (với đối tượng này thì việc cơ cấu nợ và hỗ trợ sản xuất kinh doanh là không có tác dụng).
c. Tăng cường hoạt động của tổ thu hồi nợ, kiên quyết trong việc thu hồi nợ xấu
Tổ thu hồi và xử lý nợ (trực thuộc phòng Quản lý rủi ro) cần được tăng cường nhân sự, đóng vai trò đầu mối để xử lý các khoản nợ xấu. Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đối với những khách hàng chây ì trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ.
Việc tăng cường nhân sự của tổ thu hồi nợ có thể từ chính các cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn trong giai đoạn trước và chưa thu hồi được. Như vậy trách nhiệm của từng cá nhân trong bộ phận này sẽ được nâng cao, tăng cường tối đa hiệu quả công việc.
Việc cho vay và phát triển khách hàng trong giai đoạn hiện nay khó khăn một phần thì việc thu hồi nợ quá hạn/nợ xấu là khó khăn hơn gấp bội.
86
Để xử lý một khoản nợ xấu cho dù có tài sản bảo đảm hay không tài sản bảo đảm rất tốn kém về chi phí, thời gian. Do vậy cần nhìn nhận lại tầm quan trọng của các cán bộ trong bộ phận này, từ đó có những chính sách khuyến khích cho bộ phận thu hồi nợ hoạt động hiệu quả nhất.
Nếu tổ chức tốt hoạt động của bộ phận thu hồi và xử lý nợ thì việc giảm dư nợ quá hạn đặc biệt là dư nợ khó đòi/nợ xấu sẽ được thực hiện nhanh chóng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngay lập tức.
d. Đưa ra các chỉ tiêu thưởng, phạt đối với việc xử lý nợ quá hạn
Để thúc đẩy các Phòng có biện pháp quyết liệt thu hồi dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu, các chỉ tiêu này sẽ được đưa vào làm các chỉ tiêu chính trong đánh giá, xếp loại cán bộ và đơn vị cuối năm.
Mặt khác cần áp dụng triệt để việc đánh giá, xếp loại lương kinh doanh dựa trên kết quả hoạt động của từng phòng ban và từng cán bộ. Hiện tại hệ thống công nghệ của Vietinbank đã hỗ trợ tính toán tỷ lệ lợi nhuận cho vay đến từng cán bộ và từng phòng ban, vì vậy cần đưa tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ lợi nhuận là hai chỉ tiêu chủ chốt trong việc xác định mức lương kinh doanh đối với từng cán bộ, tạo động lực để các bộ phận thu hồi nợ quá hạn và phát triển dư nợ một cách hiệu quả.
Để thực hiện hiệu quả giải pháp này thì các chỉ tiêu đặt ra phải bảo đảm công bằng và hợp lý cho các bộ phận thực hiện, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại. Vì vậy ban lãnh đạo cần thực hiện các cuộc họp, trao đổi với toàn thể cán bộ tín dụng trước khi áp dụng.
e. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp
Các cán bộ tác nghiệp đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp là cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định. Tinh thần trách nhiệm của các cán bộ trong quá trình tác nghiệp được thể hiện qua việc nhìn nhận được tầm quan
87
trọng của việc ngăn ngừa các rủi ro trong quá trình cho vay doanh nghiệp, đồng thời thấy được những hậu quả khôn lường của việc quản lý khách hàng không chặt chẽ dẫn đến nợ quá hạn, thất thoát vốn của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của từng cán bộ và ảnh hưởng chung đến hoạt động của chi nhánh.
Vietinbank Chương Dương cần thông qua việc tổ chức các cuộc họp, thảo luận để quán triệt tinh thần đến từng cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp.
Bên cạnh các cuộc họp giao ban hàng tháng, các cuộc họp thu hồi nợ quá hạn cần được tổ chức thường xuyên, thành phần tham dự gồm tất cả các lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng và nhân viên có phát sinh khoản cho vay quá hạn. Các bộ phận sẽ phải báo cáo (trực tiếp với Ban lãnh đạo chi nhánh) chi tiết tình hình xử lý nợ hàng tháng cũng như đề xuất và dự kiến các biện pháp xử lý tiếp theo.