Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là cơ quan chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của Vietinbank Chương Dương. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh trong thời gian tới, kiến nghị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam các vấn đề sau:
- Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần đưa ra định hướng chung đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp để làm phương hướng hoạt động cho Chi nhánh.
- Chỉ đạo sát sao, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, điều thêm các chuyên viên tín dụng giỏi để hỗ trợ Chi nhánh trong quá trình hoạt động cũng như giúp Chi nhánh giải quyết các vấn đề khó khăn đối với những khoản vay có chất lượng xấu.
- Hỗ trợ về mặt tài chính, thông tin và công nghệ cho Chi nhánh để Chi nhánh có thể thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay.
- Tổ chức các đợt tập huấn tổng thể nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và kĩ năng cho cán bộ tín dụng trực thuộc các chi nhánh.
92
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng đối với các doanh nghiệp để từ đó thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoàn thiện mô hình cấp tín dụng trên toàn hệ thống. Quy trình cho vay nói chung và quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng dự kiến sẽ tiếp túc có những thay đổi. Việc thay đổi quy trình cho vay có ảnh huởng rất lớn đến hoạt động cho vay của chi nhánh, vì vậy Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Namcần khẩn truơng thực hiện, xây dựng một quy trình cho vay chuẩn nhất và triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống (tránh việc thay đổi nhiều lần) để chi nhánh có thể ổn định hoạt động cho vay doanh nghiệp từ đó tập trung hết sức cho nhiệm vụ phát triển hoạt động cho vay sao cho hiệu quả nhất.
- Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam cần xây dựng thêm nhiều các sản phẩm cho vay cho riêng đối với từng loại hình khách hàng là các doanh nghiệp trong đó chú ý đến các loại hình doanh nghiệp mới nhu các tập đoàn, các công ty mẹ con...
- Hệ thống văn bản quy định về nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Namhiện đang rất lớn, đuợc sửa đổi và thay thế nhiều lần dẫn đến các cán bộ tác nghiệp khó theo dõi và áp dung. Vì vậy, bộ phận chế độ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Namcần cơ cấu lại hệ thống văn bản nghiệp vụ sao cho thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cán bộ tác nghiệp theo dõi và áp dụng (Hiện website cẩm nang tín dụng đã đuợc xây dựng nhung vẫn chua hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, chua thu hút đuợc các cán bộ tín dụng vào tra cứu)
- Tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất luợng hoạt động của ngân hàng, công tác này có ảnh huởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Hiện bộ phận kiểm tra kiểm
93
soát nội bộ đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổ chức lại theo đó sẽ không đặt tại chi nhánh mà tập trung thành các cụm (kiểm tra kiểm soát theo khu vực). Việc không còn đặt tại chi nhánh giúp bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập và khách quan hơn trong việc kiểm tra, tuy nhiên có thể dẫn đến việc kiểm tra không sát sao và thường xuyên. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần xây dựng các chuyên đề kiểm tra hàng năm, bao gồm cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để bộ phận kiểm tra kiểm soát thực hiện. Mặt khác cần nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm soát, cán bộ tại bộ phận này phải có kinh nghiệm nhiều năm về lĩnh vực tín dụng và có kinh nghiệm tác nghiệp thực tế tại chi nhánh.
- Cần tăng cường hiệu lực công tác thông tin và thông tin phòng ngừa rủi ro trong hệ thống Vietinbank cho tới tận các chi nhánh, các điểm giao dịch: Thông tin là vấn đề hết sức quan trọng trong khi cấp tín dụng/cho vay khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên việc thu thập thông tin tại Việt Nam là hết sức khó khăn do thị trường không minh bạch, các thông tin bị che dấu và công bố sai. Từ đó việc tổng hợp thông tin để làm dữ liệu so sánh và cơ sở thẩm định cấp tín dụng là tốn kém và mất nhiều thời gian. Hội sở chính với vai trò đầu não của hệ thống cần xây dựng các kênh thông tin từ các "nguồn" tin cậy, thực hiện các báo cáo đánh giá chung về các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để hỗ trợ các chi nhánh trong quá trình thẩm định, cho vay doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu về cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng hiện đang đặt ra với Vietinbank Chương Dương là rất cao, trong điều kiện nền kinh tế đang đầy bất ổn và rủi ro hiện nay thì phát triển dư nợ nhanh tất yếu dẫn đến những rủi ro về sau. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần tính toán lại các chỉ tiêu giao cho chi nhánh sao cho vừa khuyến khích chi nhánh phát triển được dư nợ, vừa bảo đảm hoạt động cho vay không tăng trưởng quá nóng, nâng cao tối đa hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp
94
KẾT LUẬN
Chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng luôn là một chỉ tiêu quan trọng, không thể thiếu khi đánh giá hoạt động của một ngân hàng thương mại bất kì, đặc biệt là đối với những ngân hàng lớn, đối tượng phục vụ chủ yếu là doanh nghiệp như Vietinbank Chương Dương. Qua những phân tích đánh giá ở trên có thế thấy Vietinbank Chương Dương trong những năm gần đây có hoạt động kinh daonh khá tốt trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tuy nhiên vẫn còn khá nhiều các điểm hạn chế mà nếu khắc phục được thì chất lượng và hiệu quả cho vay sẽ còn cao hơn nữa. Việc nâng cao chất lượng cho vay với doanh nghiệp được xác định luôn là mục tiêu không thể thiếu của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có một số đóng góp quan trọng sau đây:
Một là, từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về cho vay doanh nghiệp, luận văn đã làm rõ khái niệm về chất lượng cho vay và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đánh giá 03 vấn đề cốt lõi của hiệu quả cho vay là tăng trưởng, sinh lời và an toàn.
Hai là, luận văn đã làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại Vietinbank Chương Dương từ năm 2010 đến năm 2012, đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả cho vay đang bị giảm sút.
Cuối cùng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp, tác động ngắn hạn cũng như dài hạn để nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Chương Dương. Các giải pháp này đều là những giải pháp thiết thực, tập trung giải quyết triệt để vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh
95
năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn đưa ra sẽ còn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, của các anh/chị và các bạn để đề tài này góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Vietinbank Chương Dương nói riêng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ tịch Quốc Hội, Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (Luật số 47/2010/QH12) ngày 17/06/2010.
2. Trần Thị Xuân Hương (2009), "Ứng dụng xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo yêu cầu Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam", Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 222.
3. Phạm Hữu Hồng Thái (2006), "Nâng cao hiệu quả Quản trị Rủi ro Tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng", Tạp chí Phát triển Kinh tế,
số 189.
4. Thống Đốc NHNN Việt Nam - Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22 tháng 04 năm 2005 Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
5. Thống đốc NHNN Việt Nam - Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày
20/04/2010 - Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
6. Thống đốc NHNN Việt Nam - Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Qui trình cấp giới hạn tín dụng và cho vay;
8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2010, 2011, 2012 và 2013;
9. Học viện ngân hàng (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống Kê, 2008; 11. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2001; 12. Phan Thị Cúc, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống
Kê, 2008;
13. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2006; 14. Văn bản luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại