MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Trang 104)

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước cần tôn trọng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng như của doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, nên có khả năng nắm bắt và luân chuyển cung ứng tiền tệ trên thị trường. Qua ngân hàng thương mại, nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết tiền tệ của mình. Trong một số trường hợp đã can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng làm cho hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

- Tạo một môi trường pháp lý lành mạnh: Chính phủ cần tạo môi trường thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hoàn thành khung pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ bảo hộ cạnh tranh đối với sản xuất trong và ngoài nước. Bảo hộ để khuyến khích

88

phát huy tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, thực hiện điều chỉnh mức thuế nhập khẩu và hàng rào thuế quan giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Nhung Chính phủ cũng cần phải có chính sách hợp lý để các doanh nghiệp này không ỷ vào đó mà không chịu nâng cao tính cạnh tranh.

- Cần có những biện pháp đồng bộ để ổn định tiền tệ: Phải xây dựng, sử dụng đồng bộ và có hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô tạo nền kinh tế ổn định. Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các công cụ lãi suất, tỷ giá hối đoái phải thực sự phù hợp với biến động thị truờng, tránh gây đột biến cho hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng nhu ngân hàng. Có nhu vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp: thực hiện các biện pháp lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, bổ xung cơ chế quản lý tài chính và hạch toán. Mỗi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, kiểm toán, xây dựng quy chế công khai hóa tài chính doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Tại Việt Nam, cũng nhu ở nhiều nuớc khác trên thế giới, các DN hoạt động trong môi truờng chính sách và pháp lý thích hợp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nuớc. Bên cạnh vai trò và tiềm năng rất to lớn của mình trong việc sản xuất hàng hoá, máy móc, thiết bị để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất của xã hội, nhất là cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp, các DN còn góp phần tạo ra công ăn việc làm cho một số luợng lớn nguời lao động, tạo ra đuợc sự phát triển cân đối giữa các vùng kinh tế... Chính vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này cần phải có sự quan tâm, phối hợp và giúp đỡ nhiều hơn nữa của Nhà nuớc, các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phuơng. Duới đây là một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nuớc nhằm tạo ra điều kiện hơn nữa cho các DN phát huy vai trò phát huy tầm quan trọng của mình trong nền

89

kinh tế xã hội, đồng phần góp phần ngăn ngừa được những nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này:

- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật và các văn bản khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong một thời gian ngắn.

- Cần áp dụng một cách linh hoạt những công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở... để điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường và những diễn biến bất thường của lãi suất. Tránh tình trạng để nền kinh tế bị “khát” vốn hay bị “đóng băng” về vốn, đồng thời tránh sự can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước vào hoạt động của các NHTM.

- Cần có một quy chế cho vay và quy chế miễn giảm lãi áp dụng riêng đối với các DNV&N để các NHTM có căn cứ cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong hoạt động cho vay nhất là cho vay đối với các DNV&N. Hoạt động này có thể được tiến hành theo phương thức giám sát từ xa hay kiểm tra tại chỗ. Bên cạnh việc tìm ra những bất cập trong hoạt động cho vay của các NHTM, công tác thanh tra còn phải nêu lên những kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ, sửa chữa cho các NHTM để từ đó nâng cao được chất lượng quản lý của NHTM trong việc cho vay, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công tác làm thanh tra, tránh một tình trạng phổ biến hiện nay là một số cán bộ có trình độ chuyên môn thấp khi vào thanh tra NHTM không phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của các món vay hay của khách hàng vay. Một số khác do không nắm chắc quy trình cho vay và các văn bản có liên quan hiện hành nên đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu không cần thiết, không sát

90

với thực tế, không tập trung thanh tra vào nội dung chủ yếu của công tác cho vay, dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát chưa cao.

- Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa vai trò của trung tâm thông tin tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng là tổ chức trung gian đứng ra thu thập, cung cấp và chia sẻ thông tin cho các tổ chức tín dụng. Việc chia sẻ thông tin sẽ ngăn chặn những khách hàng xấu tiếp cận tín dụng. Đồng thời, nó cũng giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng với mức lãi suất thấp hơn do giảm chi phí điều tra thông tin. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng có thể tăng trưởng dư nợ, và giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng.

Ở Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập từ năm 1999. Là một tổ chức thông tin tín dụng công, CIC có 02 chức năng chủ yếu sau:

- Thu thập thông tin tín dụng về người vay từ các tổ chức tín dụng và cung cấp thông tin trở lại cho các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước để đưa ra các quy định về giám sát các tổ chức tín dụng nhằm góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong 4 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng hồ sơ thông tin khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là rất nhanh.

Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng ước tính là 30%/năm cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt về khách hàng của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế; thì vai trò cũng như nhiệm vụ của trung tâm thông tin tín dụng CIC trong những năm tới là hết sức nặng nề. Để xây dựng hệ thống thông tin tín dụng lớn, phục vụ đắc lực cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải có những

91

biện pháp sau đối với các tổ chức tín dụng:

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải khai báo thông tin khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Yêu cầu việc khai thác, sử dụng thông tin tín dụng trong việc thực hiện cấp tín dụng là một điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

- Hoàn thiện, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm

quản lý tốt hơn việc thu thập và cung cấp thông tin hồ sơ khác hàng đến các tổ chức tín dụng hoạt động trên cả nước.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và tăng cường các kênh cung cấp thông tin của trung tâm thông tin tín dụng CIC, mở rộng hệ thống này trên cả nước.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là cơ quan chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của Vietinbank Chương Dương. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh trong thời gian tới, kiến nghị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam các vấn đề sau:

- Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần đưa ra định hướng chung đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp để làm phương hướng hoạt động cho Chi nhánh.

- Chỉ đạo sát sao, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, điều thêm các chuyên viên tín dụng giỏi để hỗ trợ Chi nhánh trong quá trình hoạt động cũng như giúp Chi nhánh giải quyết các vấn đề khó khăn đối với những khoản vay có chất lượng xấu.

- Hỗ trợ về mặt tài chính, thông tin và công nghệ cho Chi nhánh để Chi nhánh có thể thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay.

- Tổ chức các đợt tập huấn tổng thể nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và kĩ năng cho cán bộ tín dụng trực thuộc các chi nhánh.

92

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng đối với các doanh nghiệp để từ đó thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoàn thiện mô hình cấp tín dụng trên toàn hệ thống. Quy trình cho vay nói chung và quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng dự kiến sẽ tiếp túc có những thay đổi. Việc thay đổi quy trình cho vay có ảnh huởng rất lớn đến hoạt động cho vay của chi nhánh, vì vậy Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Namcần khẩn truơng thực hiện, xây dựng một quy trình cho vay chuẩn nhất và triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống (tránh việc thay đổi nhiều lần) để chi nhánh có thể ổn định hoạt động cho vay doanh nghiệp từ đó tập trung hết sức cho nhiệm vụ phát triển hoạt động cho vay sao cho hiệu quả nhất.

- Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam cần xây dựng thêm nhiều các sản phẩm cho vay cho riêng đối với từng loại hình khách hàng là các doanh nghiệp trong đó chú ý đến các loại hình doanh nghiệp mới nhu các tập đoàn, các công ty mẹ con...

- Hệ thống văn bản quy định về nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Namhiện đang rất lớn, đuợc sửa đổi và thay thế nhiều lần dẫn đến các cán bộ tác nghiệp khó theo dõi và áp dung. Vì vậy, bộ phận chế độ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Namcần cơ cấu lại hệ thống văn bản nghiệp vụ sao cho thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cán bộ tác nghiệp theo dõi và áp dụng (Hiện website cẩm nang tín dụng đã đuợc xây dựng nhung vẫn chua hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, chua thu hút đuợc các cán bộ tín dụng vào tra cứu)

- Tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất luợng hoạt động của ngân hàng, công tác này có ảnh huởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Hiện bộ phận kiểm tra kiểm

93

soát nội bộ đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổ chức lại theo đó sẽ không đặt tại chi nhánh mà tập trung thành các cụm (kiểm tra kiểm soát theo khu vực). Việc không còn đặt tại chi nhánh giúp bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập và khách quan hơn trong việc kiểm tra, tuy nhiên có thể dẫn đến việc kiểm tra không sát sao và thường xuyên. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần xây dựng các chuyên đề kiểm tra hàng năm, bao gồm cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để bộ phận kiểm tra kiểm soát thực hiện. Mặt khác cần nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm soát, cán bộ tại bộ phận này phải có kinh nghiệm nhiều năm về lĩnh vực tín dụng và có kinh nghiệm tác nghiệp thực tế tại chi nhánh.

- Cần tăng cường hiệu lực công tác thông tin và thông tin phòng ngừa rủi ro trong hệ thống Vietinbank cho tới tận các chi nhánh, các điểm giao dịch: Thông tin là vấn đề hết sức quan trọng trong khi cấp tín dụng/cho vay khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên việc thu thập thông tin tại Việt Nam là hết sức khó khăn do thị trường không minh bạch, các thông tin bị che dấu và công bố sai. Từ đó việc tổng hợp thông tin để làm dữ liệu so sánh và cơ sở thẩm định cấp tín dụng là tốn kém và mất nhiều thời gian. Hội sở chính với vai trò đầu não của hệ thống cần xây dựng các kênh thông tin từ các "nguồn" tin cậy, thực hiện các báo cáo đánh giá chung về các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để hỗ trợ các chi nhánh trong quá trình thẩm định, cho vay doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu về cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng hiện đang đặt ra với Vietinbank Chương Dương là rất cao, trong điều kiện nền kinh tế đang đầy bất ổn và rủi ro hiện nay thì phát triển dư nợ nhanh tất yếu dẫn đến những rủi ro về sau. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần tính toán lại các chỉ tiêu giao cho chi nhánh sao cho vừa khuyến khích chi nhánh phát triển được dư nợ, vừa bảo đảm hoạt động cho vay không tăng trưởng quá nóng, nâng cao tối đa hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp

94

KẾT LUẬN

Chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng luôn là một chỉ tiêu quan trọng, không thể thiếu khi đánh giá hoạt động của một ngân hàng thương mại bất kì, đặc biệt là đối với những ngân hàng lớn, đối tượng phục vụ chủ yếu là doanh nghiệp như Vietinbank Chương Dương. Qua những phân tích đánh giá ở trên có thế thấy Vietinbank Chương Dương trong những năm gần đây có hoạt động kinh daonh khá tốt trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tuy nhiên vẫn còn khá nhiều các điểm hạn chế mà nếu khắc phục được thì chất lượng và hiệu quả cho vay sẽ còn cao hơn nữa. Việc nâng cao chất lượng cho vay với doanh nghiệp được xác định luôn là mục tiêu không thể thiếu của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có một số đóng góp quan trọng sau đây:

Một là, từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về cho vay doanh nghiệp, luận văn đã làm rõ khái niệm về chất lượng cho vay và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đánh giá 03 vấn đề cốt lõi của hiệu quả cho vay là tăng trưởng, sinh lờian toàn.

Hai là, luận văn đã làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại Vietinbank Chương Dương từ năm 2010 đến năm 2012, đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả cho vay đang bị giảm sút.

Cuối cùng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp, tác động ngắn hạn cũng như dài hạn để nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Chương Dương. Các giải pháp này đều là những giải pháp thiết thực, tập trung giải quyết triệt để vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w