Chính sách, quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 60)

a. Chính sách tín dụng

- Nguyên tắc vay vốn

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ và của Ngân hàng nhà nước, Vietinbank.

- Điều kiện vay vốn

Khách hàng được Vietinbank cho vay khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù

42

hợp với quy định của pháp luật.

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

+ Tại thời điểm cho vay không còn nợ xấu nội bảng (trừ nợ khoanh và nợ thanh toán công nợ) tại bất cứ TCTD nào; không còn nợ đã đuợc xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng tại NHCT.

+ Khách hàng phải gửi báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết theo yêu cầu của NHCT.

- Những trường hợp không được cho vay:

- Các khách hàng xếp hạng tín dụng CC+, CC, CC-,

- Khách hàng mà Ngân hàng Công thuơng không xác định, quản lý đuợc nguồn trả nợ cho khoản vay đó.

- Những nhu cầu vốn không được cho vay:

+ Để mua sắm những tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhuợng, chuyển đổi.

+ Để thanh toán các chi phí thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. + Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của cá giao dịch mà pháp luật cấm.

+ Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho hệ thống NHCT hoặc các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác trừ truờng hợp sau:

- Lãi tiền vay phải trả trong thời hạn thi công, chua bàn giao và đua tài sản cố định vào sử dụng đối vối khoản vay trung, dài hạn để đầu tu tài sản cố định mà khoản lãi tiền vay đuợc tính vào giá trị tài sản cố định đó.

- Trả nợ nuớc ngoài truớc hạn.

+ Để nộp thuế trực tiếp cho nhà nuớc, trừ các loại thuế sau:

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

43

hàng nhập khẩu.

- Mức cho vay:

Căn cứ để xác định mức cho vay đối với một khách hàng: + Nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng;

+ Giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, bên thứ ba;

+ Khả năng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. - Thời hạn cho vay

+ Căn cứ để xác định và quyết định thời hạn cho vay: + Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án.

+ Thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

+ Khả năng nguồn vốn của Vietinbank. - Thể loại cho vay

+ Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

+ Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

+ Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng. - Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, từng khách hàng được xác định theo nguyên tắc sau:

+ Không được thấp hơn mức lãi suất sàn do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.

+ Tùy thuộc vào thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từng khoản vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay

44

và mức độ tín nhiệm của khách hàng ... đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản lý khoản vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.

+ Đối với cho vay trung, dài hạn: áp dụng lãi suất theo phương thức thả nổi, được điều chỉnh theo lãi suất cơ sở nhưng tối đa không quá 12 tháng.

b. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

Trước thời điểm 01/01/2012, việc cho vay tại Vietinbank - Chi nhánh Chương Dương được thực hiện theo quy trình cho vay kiểu cổ điển, đó là việc cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ quy trình cho vay. Ngày 01/01/2 012, sau một thời gian chuẩn bị, Vietinbank đã chính thức triển khai việc thay đổi quy trình cấp tín dụng theo hướng tách biệt giữa bộ phận thẩm định quyết đinh tín dụng và bộ phận quan hệ khách hàng. Các đối tượng tham gia vào quy trình cấp tín dụng: Phòn g Khách hàng/Phòng Giao dịch (Cán bộ quan hệ khách hàng, lãnh đạo Phòng khách hàng); Phòng Quản lý Rủi ro (Cán bộ thẩm định, lãnh đạo Phòng Quản lý Rủi ro); Ban lãnh đạo (Giám đốc, Phó Giám đốc); Hội đồng tín dụng Chi nhánh.

Các bước thẩm định cho vay

Bước 1: Thu thập thông tin, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ (Thực hiện: Cán bộ quan hệ khách hàng)

Cán bộ quan hệ khách hàng thu thập thông tin về khách hàng, kế hoạch kinh doanh, nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ. Kiểm tra sự đầy đủ, tinh trung thực, hợp pháp của hồ sơ. Sau đó gửi ngay hồ sơ (qua hệ thống scan) cho Phòng Quản lý Rủi ro để thẩm định song song.

Bước 2: Thẩm định, lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng/cho vay (Thực hiện: Phòng khách hàng)

■ Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện thẩm định sơ bộ khách hàng (thẩm định năng lực pháp lý, hoạt động kinh doanh, tài chính,

45

phương án đề nghị vay vốn, đánh giá mức độ đáp ứng điều kiện cho vay theo quy định của NHCT Vi ệt Nam...), sau đó lập báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay.

■ Lãnh đạo Phòng Khách hàng kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ khách hàng, thông tin trên báo cáo thẩm định. Ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý. Trường hợp đồng ý cấp tín dụng, scan Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng chuyển cho Phòng Quản lý Rủi ro.

Bước 3: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng/cho vay (Thực hiện: Phòng Quản lý Rủi ro)

■ Cán bộ thẩm định nhận toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng/cho vay từ Phòng Khách hàng. Thực hiện thẩm định cụ thể và chi tiết về khách hàng, phương án đề nghị cấp tín dung/vay vốn. Lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định cấp tín dụng, ký trình lãnh đạo Phòng Quản lý Rủi ro

■ Lãnh đạo Phòng Quản lý Rủi ro kiểm tra và rà soát tờ trình thẩm định, đề xuất việc cấp tín dụng/cho vay hay không cấp tín dụng/không cho vay, ký trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 4: Xét duyệt cấp tín dụng/cho vay đối với khách hàng

Căn cứ tờ trình thẩm định của phòng Quản lý Rủi ro và báo cáo thẩm định của Phòng Kháchhàng, cấp có thẩm quyền tại chi nhánh (Ban Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Chi nhánh) đồng ý hoặc không đồng ý phê duyệt cấp tín dụng/cho vay đối với khách hàng. Trường hợp vượt thẩm quyền của Chi nhánh thì phê duyệt trình Hội sở chính NHCT Việt Nam.

Bước 5: Thông báo cho khách hàng, soạn thảo, ký kết Hợp đồng bảo đảm, thực hiện các thủ tục nhận TSBĐ

■ Sau khi được phê duyệt cấp tín dụng/cho vay. Cán bộ thẩm định chuyển lại hồ sơ phê duyệt cấp tín dụng/cho vay cho Phòng Khách hàng.

46

soạn thảo Hợp đồng bảo đảm, Hợp đồng tín dụng ký kết với khách hàng. Bước 6: Cập nhật dữ liệu khách hàng vào hệ thống, thực hiện giải ngân Phòng Khách hàng phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro để nhập dữ liệu vào hệ thống. Sau đó chuyển bộ phận kế toán để giải ngân.

Bước 7: Theo dõi và quản lý khoản cho vay đối với khách hàng

■ Phòng khách hàng: Thực hiện kiểm tra, giám sát, theo dõi và quản lý khoản cấp tín dụng/cho vay đối với khách hàng

■ Cán bộ thẩm định phân tích tình hình SXKD, tài chính định kỳ hoặc đột xuất khi có thông tin về những sự kiện bất thường có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.

❖Đánh giá quy trình cho vay:

Với chủ trương tăng cường công tác tín dụng theo hướng an toàn và chất lượng hơn. Quy trình cho vay được xây dựng dựa trên cơ sở tách riêng khâu thẩm định và quyết định cho vay thành một khâu riêng để nâng cao chất lượng thẩm định. Đây cũng là điểm khác nhau mấu chốt giữa hai mô hình. So với mô hình cũ, mô hình mới này có ưu cũng như nhược điểm nhất định:

Ưu điểm:

Thứ nhất, Tách bộ phận thẩm định/ ra quyết định cho vay ra khỏi bộ phận quan hệ khách hàng (tiếp xúc với khách hàng) qua đó có thể tập trung nâng cao chất lượng thẩm định, việc thẩm định trở nên khách quan và chính xác hơn. Việc cán bộ tín dụng làm quá nhiều khâu như mô hình cũ dễ dẫn đến việc thẩm định không được thực hiện kỹ lưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay,

Thứ hai, Quá trình cấp tín dụng/cho vay được hai bộ phận quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro phối hợp thực hiện, hai bộ phận này tách biệt nhau vì vậy sẽ giám sát, kiểm tra chéo nhau trong quá trình cho vay, hạn chế

T Thời Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

47

tối đa việc thực hiện không đúng quy trình (ăn bớt các bước trong quy trình, đặc biệt là trong khâu thẩm định - tình trạng phổ biến khi thực hiện theo mô hình cũ), quy trình cho vay và các quy định về cấp tín dụng được tuân thủ một cách nghiêm ngặt hơn.

Thứ ba, cán bộ tín dụng (giờ là cán bộ quan hệ khách hàng) được giảm bớt công việc (thẩm định), sẽ tập trung hơn trong việc tiếp thị và phục vụ khách hàng - vấn đề sống còn trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng hiện nay.

Nhược điểm:

Các bước của quy trình mới nhiều hơn, việc cấp tín dụng/cho vay phải thông qua hai bộ phận thay vì một như trước đồng nghĩa với thời gian giải quyết món vay sẽ tăng lên, điều này sẽ nhìn chung không ít thì nhiều gây phiền hà cho khách hàng.

Trong giai đoạn đầu thực hiện chuyển đổi mô hình, nhược điểm nêu trên của mô hình mới được bộc lộ khá rõ nét, điều này đã làm ảnh hưởng khá lớn đến việc cấp tín dung/cho vay của Vietinbank Chương Dương. Do hai bộ phận quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro chưa phối hợp nhịp nhàng nên thời gian giải quyết hồ sơ bị kéo dài khá lâu so với trước kia, mặt khác nhiều xung đột cũng diễn ra giữa hai bộ phận cũng làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ của khách hàng. Tuy vậy, theo thời gian những nhược điểm trên dần dần được khắc phục. Quy trình cho vay mới được xây dựng dựa trên tham khảo kinh nghiệm từ nhiều ngân hàng khác, theo hướng hiện đại hơn, đó cũng là xu hướng tất yếu mà Vietinbank không thể không thực hiện. Về lâu dài, việc tách biệt quá trình cấp tín dụng/cho vay thành nhiều khâu và được thực hiện bởi nhiều bộ phận chuyên trách sẽ làm tăng đáng kể chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động cho vay so với việc cán bộ tín dụng thực hiện toàn bộ quy trình như trước đây.

48

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w