Khái niệm chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA,GIÁMSÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Khái niệm chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của

hàng thương mại

1.4.1. Khái niệm chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của ngânhàng thương mại hàng thương mại

1.4.1.1. Khái niệm chất lượng

Hiện nay, với cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra khái niệm khác nhau về chất lượng. Mỗi khái niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhưng đều có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Chính vì có nhiều sự khác nhau trong cách tiếp cận về chất lượng nên Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có ”.

Theo quan điểm của ISO, yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc:

- Yêu cầu được công bố là những yêu cầu đã được nêu ra dưới dạng tài liệu hay có thể bằng lời. Yêu cầu quy định trong một cuộc thanh tra, giám sát là một dạng yêu cầu đã được công bố.

- Yêu cầu ngầm hiểu chung là những thực hành mang tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách hàng của tổ chức và các bên liên quan khác. Những yêu cầu loại này được tuyên bố trong các quy định, hợp đồng nhưng mặc nhiên mọi người có liên quan đều hiểu rõ, đặc biệt là những người cung cấp sản phẩm phải xác định rõ các yêu cầu này trong các quy định của Tổ chức và đáp ứng thoả đáng.

1.4.1.2. Nội dung chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

a. Nội dung tổng hợp.

Từ cách tiếp cận khác nhau mà có những định nghĩa chất lượng thanh tra,

giám sát hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng khác nhau. Theo tác giả, chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung, trong đó nội dung quan trọng nhất đạt được mục tiêu, yêu cầu và

thực hiện thành công những nội dung của cuộc thanh tra, giám sát đó.

Từ những phân tích trên, tác giả rút ra: Chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là mức độ đạt được mục tiêu, yêu cầu và những nội dung của cuộc thanh tra, giám sát đặt ra. Nội dung chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM được thể hiện:

* Đối với ngân hàng Trung ương: Đánh giá đúng chất lượng hoạt động tín dụng NHTM; thấy những ưu điểm, những kết quả của tín dụng cũng như yếu kém, bất cập trong hoạt động tín dụng của NHTM và nguyên nhân dẫn đến những bất cập yếu kém đó. Đồng thời phát hiện những hạn chế, sơ hở của các quy định về tín dụng để từ đó đề suất hướng chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn

* Đối với NHTM được thanh tra, giám sát: Nhận được đánh giá khách quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng mình, từ đó phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu kém để chất lượng hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao. Đồng thời bồi dưỡng, giúp đỡ kiểm soát, kiểm toán nội bộ của NHTM hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

* Mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả của Thanh tra, giám sát Ngân hàng: Nếu hoạt động thanh tra, giám sát bảo đảm chất lượng và hiệu quả thì tăng tính hiệu lực của Thanh tra Ngân hàng. Ngược lại, nếu thường xuyên quan tâm nâng cao hiệu lực thanh tra thì sẽ có biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra một cách tốt hơn, chất lượng cao hơn.

b. Những biểu hiện cụ thể về chất lượng công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng.

Thứ nhất, đánh giá đúng mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM để xác định trọng tâm thanh tra.

Thứ hai, thực hiện tốt quy trình và nội dung về thanh tra đối với hoạt động tín dụng.

Thứ ba, thực hiện theo dõi việc chấn chỉnh sau thanh tra.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA,GIÁMSÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w