5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra trực tiếp
Để nâng cao chất lượng và hiệu lực của thanh tra trực tiếp thì Thanh tra chi
nhánh NHNN tỉnh Thái Nguyên nên triển khai một số giải pháp cụ thể sau:
Trước hết, xác định mục tiêu thanh tra trực tiếp vẫn là sự an toàn của TCTD là trước tiên và sau đó mới là sự tuân thủ pháp luật của họ. Đồng thời thấy hết sự gắn bó hữu cơ của hai mục tiêu này. Từ đó, xác định đối tượng và xây dựng nội dung, phương pháp thanh tra.
Hai là, đổi mới phương thức tổ chức thực hiện thẩm tra trực tiếp. Cụ thể là đổi mới phương thức thanh tra hoạt động tín dụng của NHTM. Thanh tra hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động vô cùng quan trọng. Vì đây là
nghiệp vụ có rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Việc thanh tra nghiệp vụ cấp tín dụng theo hình thức truyền thống hiện nay là:
- Kiểm tra quy trình cấp tín dụng của NHTM và thực hiện quy trình của cán bộ nghiệp vụ ngân hàng;
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ thế chấp, cầm cố mà NHTM đang lưu giữ;
- Kiểm tra khách hàng để đánh giá tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng;
- Kiểm tra, đánh giá các khoản nợ xấu để xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên NHTM; quy trách nhiệm cho những người làm sai gây ra thất thoát trong tài sản...
Những việc làm trên vừa không đánh giá những rủi ro tiềm tàng của nghiệp vụ tín dụng,vừa không nêu cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ thanh tra, thanh tra viên. Do đó, thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh Thái Nguyên cần đổi mới về thanh tra trực tiếp nghiệp vụ cấp tín dụng nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên. Đó là, cần thực hiện đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ theo hướng thanh tra rủi ro. Những công việc trên của thanh tra trực tiếp cần được thay thế bằng những nội dung mới. Đó là:
- Thực hiện thanh tra việc quản lý rủi ro của NHTM thông qua chính sách, quy trình cấp tín dụng của họ. Khi thanh nội dung này cũng đồng thời đánh giá sự tuân thủ của NHTM bị thanh tra. Trong điều kiện pháp luật nới lỏng dần các quy định, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các NHTM về hoạt động kinh doanh thì việc kiểm tra nội dung này rất quan trọng. Nếu NHTM, vì lý do này hay lý do khác mà nới lỏng các điều kiện cho vay để cạnh tranh, thu hút khách hàng thì độ an toàn tài sản thấp, khả năng rủi ro cao.
Trên cơ sở kiểm tra chính sách, quy trình cấp tín dụng của NHTM, cán bộ thanh tra, thanh tra viên chọn mẫu trong số các hồ sơ của khách hàng để kiểm tra nhằm:
+ Đánh giá sự tuân thủ các quy định về cấp tín dụng của cán bộ NHTM.
+ Đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tình hình tài chính, khả năng và thực tế thanh toán nợ gốc và lãi của khách hàng thông qua các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, báo cáo tài chính của khách hàng, bản phân tích tình hình tài chính của khách hàng ...
- Kiểm tra hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ của NHTM. Bao gồm cả việc kiểm tra về tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, kiểm soát nội bộ của bộ phận này. Qua đó đánh giá chất lượng hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ và mức độ, khả năng quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM.